2.2.2.1. Cho vay không có tài sản đảm bảo
- Vietcombank Hà Nội cho vay cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ biên chế nhà nước hoặc hợp đồng lao động tại các tổ chức có trả lương qua tài khoản Vietcombank
Đối với cán bộ công nhân viên: thời gian lao động tại đơn vị hiện tại từ 12 tháng trở lên. Tổng hạn mức vay vốn tương đương 12 tháng lương và tối đa 200 triệu đồng.
Đối với cán bộ quán lý điều hành từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên: thời gian công tác tại đơn vị hiện tại từ 6 tháng trở lên. Tổng hạn mức vay vốn tương đương 18 tháng lương và tối đa 300 triệu đồng
- Lãi suất tính trên dư nợ thực tế, theo thông báo lãi suất cho vay của Vietcombank trong từng thời kỳ
- Hình thức trả nợ vốn vay phù hợp mức thu nhập thực tế - Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng
2.2.2.2. Cho vay mua nhà dự án
Vietcombank Hà Nội cho vay mua nhà các dự án có thỏa thuận hợp tác: ECOPARK, INDOCHINA PLAZA HANOI, giúp khách hàng sở hữu được ngôi nhà như mơ ước:
- Giá trị khoản vay lên đến 70% giá trị ngôi nhà nếu được bảo đảm bằng chính ngôi nhà định mua; và lên đến 100% giá trị ngôi nhà nếu được bảo đảm bằng tài sản khác.
- Thời gian hoàn trả khoản vay có thể lên đến 20 năm.
- Áp lực trả nợ gốc trong thời gian đầu thấp với các lựa chọn hình thức trả nợ vốn vay phù hợp mức thu nhập thực tế (trả góp hoặc trả dần)
- Thủ tục cho vay nhanh chóng, thuận tiện
- Lãi suất vay cạnh tranh, giảm dần theo dư nợ thực tế.
2.2.2.3. Cho vay mua ô tô mới
- Giá trị khoản vay có thể lên đến 80% giá trị chiếc xe nếu được bảo đảm bằng chính chiếc xe bạn định mua và lên đến 100% giá trị xe nếu được bảo đảm bằng tài sản khác.
- Áp lực trả nợ gốc trong thời gian đầu thấp với các lựa chọn hình thức trả nợ vốn vay phù hợp mức thu nhập thực tế (trả góp hoặc trả dần)
- Thủ tục cho vay nhanh chóng, thuận tiện
- Lãi suất cạnh tranh, giảm dần theo dư nợ thực tế.
- Các hãng xe đã có thỏa thuận hợp tác với Vietcombank: Trường Hải, FORD
2.2.2.4. Cho vay du học
Sản phẩm “Cho vay du học” của Vietcombank sẽ giúp các bậc phụ huynh thu xếp tài chính cho con em có cơ hội tiếp cận với kiến thức thế giới.
- Hỗ trợ tài chính tối đa: 100% học phí và chi phí du học - Thời gian cho vay tối đa lên tới 60 tháng
- Áp lực trả nợ gốc trong thời gian đầu thấp với các lựa chọn hình thức trả nợ vốn vay phù hợp mức thu nhập thực tế (trả góp hoặc trả dần)
- Thủ tục cho vay nhanh chóng, thuận tiện
- Lãi suất cạnh tranh, giảm dần theo dư nợ thực tế.
- Thủ tục mua ngoại tệ, chuyển tiền nhanh chóng, an toàn
2.2.2.5. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản phục vụ đời sống
Vietcombank Hà Nội cung ứng vốn cho các cá nhân/ hộ gia đình để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, mua nhà, sửa chữa nhà ở, tiêu dùng hay các nhu cầu khác phù hợp theo pháp luật quy định. Hạn mức cho vay được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo
2.2.3 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội
Cho vay tiêu dùng là thị trường rộng, khá hấp dẫn các NHTM do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Hà Nội chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội.
2.2.3.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng
Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng dư nợ 2135 2524 3125 3932 3661
- Dư nợ cho vay tiêu dùng 120 178 260 450 460
- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng (%) 5,6 7,0 8,3 11,4 12,56 - Tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho
vay tiêu dùng (%) 22,45 48,33 46,07 73,08 2,2
(Nguồn: Phòng quản lý nợ - VCB Hà Nội)
Nếu như trước đây, người dân thường tiết kiệm đủ tiền mới mua sắm một thứ tài sản mình cần thì nay người ta nhận thức được rằng thời gian để đợi tới khi có đủ tiền để mua săm một tài sản nào đó cũng rất lâu và có thể bị mất cơ hội. Trước nhu cầu về thị trường cho vay tiêu dung ngày càng tăng, bên cạnh sản phẩm cho vay truyền thống là cầm cố giấy tờ có giá thì VCB Hà Nội đã triển khai nhân rộng nhiều sản phẩm như: cho vay mua nhà/ căn hộ chung cư, xây dựng và sửa chữa nhà ở; Cho vay mua biệt thự; Cho vay du học…nên hoạt động CVTD có sự khởi sắc.
Giai đoạn 2007 – 2011 nền kinh tế có nhiều biến động lớn: khủng hoảng tài chính thế giới, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát cao…làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sồng nhân dân trong nước . Do có những chính sách mềm dẻo linh hoạt, sản phẩm đa dạng phong phú mà hoạt động CVTD của VCB Hà Nội vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Bảng số liệu trên cho ta thấy dư nợ CVTD và tỷ trọng dư nợ CVTD tăng qua các năm. Năm 2010 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của dư nợ cho vay tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng so với năm 2009 là 73.08%. Tuy nhiên, năm 2011 tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng của VCB Hà Nội giảm mạnh, xuống
còn 2.2% so với năm 2010. Điều này là do năm 2011 lạm phát dâng cao 18.58% 1 kéo theo lãi suất cho vay ở mức rất cao trên 22%/năm. Cùng với việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thì điều kiện tín dụng chặt chẽ được ngân hàng đưa ra. VCB cùng với các ngân hàng thương mại không mở rộng cho vay tiêu dùng, tập trung thu hồi các khoản nợ trước đây nhằm tránh nợ xấu, nên dư nợ cho vay tiêu dùng của VCB Hà Nội tăng không đáng kể so với năm 2010
2.2.3.2 Tăng trưởng cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
Căn cứ theo kỳ hạn vay
Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng theo kỳ hạn cho vay được phản ánh tại bảng 2.4 sau đây.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại VCB Hà Nội theo kỳ hạn vay giai đoạn 2007-2011
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay tiêu dùng 120 178 260 450 460
- Ngắn hạn 70 95 135 293 317
Tỷ trọng (%) 58 53 52 65 69
- Trung và dài hạn 50 83 125 157 143
Tỷ trọng (%) 42 47 48 35 31 (Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2011, Vietcombank Hà Nội)
Bảng 2.4 cho ta thấy cơ cấu CVTD của VCB Hà Nội trong những năm qua chủ yếu là vay ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Các món vay ngắn hạn tại VCB Hà Nội chủ yếu là cho vay cầm cố giấy tờ có giá, do thủ tục vay rất đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, có thể được giải ngân ngay trong ngày nếu hồ sơ vay đảm bảo được các yêu cầu đặt ra. Đồng thời lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn so với lãi suất trung, dài hạn.
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2007 – 2011, Vietcombank Hà Nội)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn
Dư nợ của loại hình cho vay trung, dài han tuy chiểm tỷ trọng thấp hơn trong dư nợ CVTD nhưng cũng có sự gia tăng qua các năm. Tăng mạnh nhất là vào năm 2009 – tỷ trọng chiếm 48% dư nợ cho vay tiêu dùng. Sự gia tăng này là do ngân hang đưa ra loại sản phẩm cho vay mua bất động sản với thời hạn tối đa 10 năm và cho vay mua động sản với thời hạn tối đa 3 năm ( cho vay mua ô tô). Sản phẩm cho vay này đã đáp ứng nhu cầu vay vốn trung ,dài hạn của rất nhiều khách hang do giá trị tài sản cần mua thường lớn hơn rất nhiều so với thu nhập của họ trong vòng một, hai năm. Khai thác sản phẩm CVTD trung, dài hạn đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng: lãi sất vay cao hơn lãi suất ngắn hạn, thời gian vay dài, giá trị món vay lớn..Tuy nhiên, trên thực tế không phải khách hàng nào cũng đáp ứng được tất cả các điều kiện vay từ phía ngân hàng. Do đó, dư nợ CVTD trung, dài hạn chưa đạt được tỷ trọng cao
Căn cứ theo loại sản phẩm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay tiêu dùng 120 178 260 450 460
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 55 64 72 107 253
Tỷ trọng (%) 46 36 27,6 23,6 55
Cho vay tín chấp CBCNV 11 23 42 122 40
Tỷ trọng (%) 9,2 12,9 16,1 27,1 8,7
Cho vay mua nhà dự án 35 65 105 174 107
Tỷ trọng (%) 29 36,5 40,3 38,6 23,3
Cho vay mua oto 3 5 6,8 7,5 7
Tỷ trọng (%) 2,5 2,8 2,6 1,7 1,5
Cho vay thẻ tín dụng 16 21 35 40 32
Tỷ trọng (%) 13 11,8 13,4 8,9 11,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2011 Vietcombank Hà Nội)
Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp tài sản: năm 2008 đạt 64 tỷ đồng, chiếm 36% dư nợ CVTD, bằng 116% năm 2007; năm 2009 chiếm 27.6% tổng dư nợ đạt 72 tỷ đồng tăng 113% so với năm 2008; năm 2010 chiếm 23.6% tổng dư nợ CVTD đạt 107 tỷ đồng tăng 149% so với năm 2009; năm 2011 chiếm 55% tổng dư nợ CVTD đạt 253 tỷ đồng tăng 146 so với năm 2010. Dư nợ cho vay theo sản phẩm này tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm dần là do thời kỳ đầu VCB Hà Nội chỉ chú trọng cho vay hình thức này mà chưa mở rộng đến các hình thức cho vay khác (cho vay mua bất động sản, ôtô… )
Dư nợ và tỷ trọng cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên ngày càng tăng. Năm 2007 chỉ có 11 tỷ đồng chiếm 9.2% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn chi nhánh nhưng đến năm 2010 dư nợ đã tăng lên 122 tỷ, chiếm 27% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn Chi nhánh. Điều này là do nhu cầu tiêu dùng cá nhân của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng lên, không những chỉ cán bộ công nhân viên trong hệ thống VCB mà ngay cả với cán bộ công nhân viên ngoài hệ thống, chỉ cần
trả lương qua hệ thống VCB thì sẽ được làm thủ tục vay tín chấp ở đây. Năm 2011 dư nợ cho vay tín chấp giảm mạnh còn 40 tỷ chiếm tỷ trọng 9%. Là do điều kiện cho vay khắt khe hơn, lãi suất vay cao; nên việc vay tín chấp cũng khó khăn hơn, đối tượng chủ yếu là CBNV của bản thân ngân hàng, còn khách hàng vay là CBNV của các đơn vị khác rất ít và không thường xuyên. Giá trị mỗi món vay thường nhỏ, dao động trong khoảng 150 triệu đồng vì mỗi CBNV chỉ được vay với giá trị hợp đồng vay tối đa không quá 24 tháng lương đang hưởng.
Dư nợ cho vay mua nhà dự án tăng đều qua các năm: năm 2008 chiếm 36.5% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 120% so với năm 2007; năm 2009 chiếm 40.3% dư nơ CVTD, bằng 162% so với năm 2008; năm 2010 chiếm 38.6% dư nợ CVTD, bằng 166% so với năm 2009. Đây là kết quả tất yếu khi nền kinh tế lạm phát cao, khách hàng quay sang đầu tư ở thị trường bất động sản nhiều hơn. Mặt khác, chính sách cho vay tiêu dùng của VCB Hà Nội ngày càng thuận tiện và nhanh chóng, khách hàng vay mua được vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, và chỉ cần 30% vốn tự có. Hình thức này chủ yếu là vay kỳ hạn trung dài hạn, lãi suất linh động thay đổi theo từng thời kỳ và quan trọng nhất là lãi suất thấp hơn so với mặt bằng lãi suất chung của các ngân hàng thương mại khác. Do đó, VCB Hà Nội ngày càng thu hút được khách hàng vay tiêu dùng. Dư nợ cũng theo đó mà tăng lên.
Sản phẩm cho vay mua ô tô trả góp: năm 2008 đạt 5 tỷ đồng, chiếm 2.8% tổng dư nợ CVTD, bằng 167% so với năm 2007; năm 2009 đạt 6.8 tỷ đồng, chiếm 2.6% tổng dư nợ, bằng 136% so với năm 2008; năm 2010 đạt 7.5 tỷ đồng, chiếm 1.7% dư nợ CVTD, bằng 110% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 7 tỷ đồng, chiếm 1.5% dư nợ CVTD, bằng 92% so với năm 2010. Dư nợ cho vay sản phẩm này có tăng qua các năm là do thị trường ôtô giai đoạn 2007 - 2010 biến động, gia tăng các loại phí nhưng tỷ trọng cho vay mua ôtô cũng rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn chi nhánh. Bởi vì khách hàng chưa thực sự có nhu cầu và khả năng trong mảng này, nhất là khi giá nguyên liệu ngày càng tăng cao như hiện nay, khách hàng phải chi trả nhiều hơn trong các lĩnh vực khác cần thiết hơn để phục vụ đời sống.
Sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng: Thực chất của thẻ tín dụng là ngân hàng cho khách hàng vay tiền để tiêu. Chủ thẻ được chi tiêu trước, trả tiền sau. Vì
thế ngoài một số trường hợp cá nhân được phát hành thẻ theo hình thức tín chấp, đa số khách hàng muốn phát hành thẻ đều phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có giá trị bằng 125% hạn mức tín dụng, có ba hình thức thế chấp : nộp tiền mặt, cầm cố sổ tiết kiệm hay phong tỏa tài khoản cá nhân tại VCB
Bảng 2.6 : Số lượng thẻ tín dụng của VCB Hà Nội Giai đoạn 2007 - 2011 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng 07/06 Số lượng 08/07 Số lượng 09/08 Số lượng 10/09 Số lượng 11/10 (%) (%) (%) (%) (%) Số lượng thẻ TD phát hành mới trong năm 728 27 870 120 1.047 120 1100 105 1430 130 Số lượng thẻ TD do NH phát hành đang lưu hành 3.254 4.118 5.153 6.255 7.680
Số lượng thẻ tín dụng được phát hành qua các năm đều tăng mạnh: năm 2008 Ngân hàng phát hành được 870 thẻ tín dụng mới, tăng 120% so với năm 2007 và nâng tổng số thẻ tín dụng của ngân hàng đang được lưu hành sử dụng lên 4.118 thẻ. Năm 2009 Ngân hàng phát hành được 1.047 thẻ tín dụng mới, tăng 120% so với năm 2008 và nâng tổng số thẻ tín dụng của Ngân hàng đang được lưu hành sử dụng lên 5.153 thẻ. Năm 2010 Ngân hàng phát hành được 1.100 thẻ tín dụng mới, tăng 105% so với năm 2009 và nâng tổng số thẻ tín dụng của Ngân hàng đang được lưu hành sử dụng lên 6.255 thẻ. Năm 2011 Ngân hàng phát hành được 1.430 thẻ tín dụng mới, tăng 130% so với năm 2010 và nâng tổng số thẻ tín dụng của Ngân hàng đang được lưu hành sử dụng lên 7.680 thẻ.
Với thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán của người Việt Nam nên thẻ tín dụng vẫn còn là điều mới mẻ đối với đa số tầng lớp nhân dân. Thẻ tín dụng do Ngân hàng phát hành chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng có thu nhập cao hoặc có nhu cầu đi nước ngoài (đi công tác, du lịch, du học,…). Tuy nhiên
qua các năm ta thấy doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng tại VCB Hà Nội đều có mức tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 dư nợ cho vay phát hành thẻ là 16 tỷ chiếm tỷ trọng 13% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn Chi nhánh nhưng đến năm 2010, dư nợ cho vay phát hành thẻ là 40 tỷ chiếm tỷ trọng 15%. Năm 2011, do lạm phát cao, người dân mất niềm tin vào nền kinh tế nên dư nợ cho vay phát hành thẻ là 32 tỷ đồng, giảm so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 7% Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh