CVTD đa dạng và phong phú. Tùy theo các tiêu thức khác nhau mà CVTD được phân thành:
1.1.2.1: Căn cứ theo mục đích vay: gồm 2 loại
-CVTD cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Đặc điểm của CVTD cư trú là có giá trị lớn, thời hạn khá dài, đem lại nguồn thu tương đối ổn định cho ngân hàng. Rủi ro của khoản cho vay này chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường bất động sản do tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là tài sản hình thành từ vốn vay.
-CVTD phi cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch…của khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay này thường nhỏ lẻ, thời hạn vay ngắn hơn so với CVTD cư trú.
1.1.2.2: Căn cứ vào kỳ hạn cho vay: gồm 3 loại
Tùy thuộc vào từng đối tượng vay cụ thể, nguồn trả nợ, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn vay vốn là bao lâu.
-CVTD ngắn hạn: khoản vay có thời hạn tối đa 12 tháng.
-CVTD trung hạn: khoản vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
-CVTD dài hạn: khoản vay có thời hạn trên 60 tháng
1.1.2.3: Căn cứ vào phương thức hoàn trả: gồm 3 loại
-CVTD trả góp: Đây là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ ( gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lấn số nợ.
Khi CVTD trả góp, ngân hàng cần chú ý một số điểm sau:
Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ nguồn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai.
Số tiền phải trả trước: thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm. Số tiền trả trước này phải đủ lớn để một mặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữ của tài sản, mặt khác do hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều giảm giá trị, cho nên số tiền trả trước có một vai trò quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.
Điều khoản thanh toán: Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi. Thời hạn trả nợ không nên quá dài.
- CVTD phi trả góp: theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn, và thường được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn không dài.
- CVTD tuần hoàn: là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
Lãi phải trả từng thời kỳ có thể dựa trên 3 cách sau:
Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng.
Lãi được tính dựa trên số dư trước khi điều chỉnh: theo cách này số dư được dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ trước khi khoản nợ được thanh toán.
Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân.
1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức đảm bảo tiền vay: gồm 2 loại.
- CVTD có đảm bảo bằng tài sản: là loại tín dụng mà ngân hàng đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
- CVTD tín chấp: là loại tín dụng mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay
1.1.2.5.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: gồm 2 loại
- CVTD gián tiếp: là phương thức cho vay trong đó ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Ta có thể biểu diễn quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp như sau: :
(1) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa, người mua trả trước một phần giá trị tài sản mua bán chịu.
(2) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng và lập bộ chứng từ bán chịu hàng hoá.
(3) Công ty bán lẻ giao bộ chứng từ bán chịu hàng hoá đã lập cho ngân hàng làm thế chấp.
(4) Ngân hàng thanh toán tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ.
(5) Người tiêu dùng thanh toán nợ vay theo thoả thuận trong bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng.
Ưu điểm cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.
Cho phép ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay.
Người mua Người bán
NHTM (1)
(2)
(3) (4) (5)
Là nguồn gốc để mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động khác của ngân hàng.
Trong trường hợp ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty bán lẻ thì cho vay tiêu dùng sẽ có tính an toàn cao hơn, giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro.
Nhược điểm của cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Ngân hàng không được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, điều này dẫn đến ngân hàng không thể kiểm soát được khách hàng mà công ty bán lẻ đã bán chịu, không kiểm soát được chất lượng tín dụng.
Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa
Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính chất phức tạp cao.
CVTD gián tiếp được thực hiện thông qua các cách thức sau:
Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng.
Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ của người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ.
Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu các khoản nợ đó có được trả hay không. Phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức trên và các khoản nợ được mua cũng được ngân hàng lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻ rất uy tín với ngân hàng mới áp dụng phương thức tài trợ này.
Tài trợ có mua lại: Theo phương thức này thì khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp với hình thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả được nợ thì ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản để
thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì ngân hàng có thể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian nhất định.
-CVTD trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ họ. Cho vay tiêu dùng trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau:
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền cho công ty bán lẻ. (3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ. (4) Công ty giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có một số ưu điểm sau:
Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường và trình độ của các cán bộ tín dụng. Những người này thường được đào tạo có chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nên quyết định tín dụng trực tiếp từ ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết định bởi công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng thường có xu hướng chú trọng tới việc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng trong khi nhân viên của các công ty bán lẻ thường chú trọng tới việc tiêu thụ được
Ngân hàng mua Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (3) (2) ) (4) (5)) (1)
nhiều hàng hoá. Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng, có thể có nhiều khoản tín dụng được cấp một cách không chính đáng. Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định vội vàng, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình. Nếu như người cấp tín dụng là ngân hàng thì điều này sẽ được hạn chế.
CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp
Khi khách hàng có quan hệ tín dụng trực tiếp từ ngân hàng thì có rất nhiều lợi thế phát sinh như: Ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo ra hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng đối với khách hàng. Còn đối với khách hàng thì có cơ hội tiếp cận được với nhiều dịch vụ ngân hàng hơn.