Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 46 - 52)

2.1.3.1 Các hoạt động kinh doanh chính của Vietcombank Hà Nội

Hoạt động huy động vốn : bất kỳ NHTM nào cũng luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng phát triển. Do đó, trong nhiều năm qua VCB Hà Nội đã khai thác triệt để

những lợi thế của mình như uy tín thương hiệu, chất lượng phục vụ, trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, thế mạnh về công nghệ thông tin, chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn,... nên VCB Hà Nội luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch và duy trì được nguồn vốn huy động ổn định. Có thể nói, đến nay công tác huy động vốn luôn là một trong những thế mạnh của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình trong thời kỳ 2007 - 2011 là 11,63%. Tổng vốn huy động của Chi nhánh đến ngày 31/12/2011 là 9.717 tỷ đồng giảm 13% so với năm 2010. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến ngày 30/06/2012 đạt

10.683 tỷ đồng. Đây là mức tăng 9,9% so với cuối năm 2011 và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2011chưa có sự tăng trưởng và đạt 70% so với kế hoạch mà VCB Hội sở chính giao. Việc huy động vốn của Chi nhánh từ đầu năm 2011 đến nay gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn.

Hoạt động sử dụng vốn: VCB Hà Nội thực hiện cung ứng vốn cho nền kinh tế theo 2 kênh chính là đầu tư cho vay trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ, theo phương châm “hiệu quả và an toàn”, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2011 đạt

3.661 tỷ đồng, bằng 93% so với năm 2010.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng vốn VCB Hà Nội từ 2007 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

trọng (%) tiền trọng (%) tiền trọng (%) tiền trọng (%) tiền trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 6.325 100 7.162 100 8.346 100 10.705 100 9.717 100 Dư nợ cho vay 2.135 33,75 2.524 35,22 3.125 37,93 3.932 36,73 3.611 37.16

Điều chuyển vốn lên VCB Hội sở chính 4.098 64,79 4.516 63,05 5.024 60,30 6.599 61,64 5.941 61.14 Khác (Tiền, quan hệ với TCTD khác) 92 1,45 123 1,72 197 1,77 174 1,63 165 1.7

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thường niên)

Số liệu tình hình sử dụng vốn của VCB Hà Nội qua các năm cho thấy nguồn vốn huy động được phần lớn là gửi tại VCB Hội sở chính nhằm thu lợi nhuận và tăng năng lực cho hệ thống. Phần còn lại dùng để cho vay tại Chi nhánh (<40%) so với tổng vốn huy động.

Trong cơ cấu huy động vốn của VCB Hà Nội, tỷ lệ điều chuyển vốn nội bộ chiếm tới trên 50% tổng sử dụng vốn tại Chi nhánh, tỷ lệ này còn khá cao do vậy Chi nhánh chưa khai thác được tối đa hiệu quả của nguồn vốn huy động được. Năm 2008, dư nợ cho vay tại Chi nhánh không có sự tăng trưởng tốt do nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động phức tạp, diễn biến thị trường tiền tệ không ổn định, VCB Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc các quyết sách mới về kiềm chế lạm phát và lộ trình cắt giảm tín dụng của NHNN và VCB Hội sở chính giao với nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn..

Thanh toán xuất nhập khẩu : đây là hoạt động luôn được coi là thế mạnh của thương hiệu VCB nói chung và của Ngân hàng nói riêng. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, đồng thời không phát sinh rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh.

Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng : là một trong những ngân hàng tiên phong trong phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cùng với sự mở rộng của liên minh thẻ giữa các ngân hàng, VCB Hà Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển doanh số phát hành các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp qua các hình thức thanh toán cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm,…Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ không ngừng được phát triển cả về lượng và chất, tạo nhiều tiện ích trong giao dịch, góp phần mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: trả lương tự động, internet banking, Bankplus...

Kinh doanh ngoại tệ : Ngoài lượng vốn huy động bằng ngoại tệ, Ngân hàng luôn chủ động có chính sách khuyến khích khách hàng là các tổ chức kinh tế bán ngoại tệ cho ngân hàng như áp dụng tỷ giá ưu đãi. Từ đó góp phần giảm sự lệ thuộc vào nguồn mua từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ với Ngân hàng.

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh

Như vậy, sự tăng trưởng và phát triển của tất cả các hoạt động của VCB Hà Nội đã góp phần quan trọng vào việc gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Năm 2007 trên thực tế lợi nhuận kinh doanh trước thuế của VCB Hà Nội đạt trên 101 tỷ đồng nhưng thực hiện chỉ đạo của VCB Hội sở chính, Chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro chi hộ hai Chi nhánh Thành Công và Cầu Giấy với tổng số tiền là 86 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế còn lại là 15,7 tỷ đồng. Năm 2008, tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng VCB Hà Nội đã nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, quản trị tốt công tác lãi suất và tỷ giá, thực hiện chủ trương hoạt động tín dụng cẩn trọng và an toàn, phát huy những thế mạnh trong kinh doanh ngoại tệ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của Chi nhánh rất khả quan đạt 101,5 tỷ đồng sau khi trích lập dự phòng rủi ro.

nhiều khó khăn do áp lực cạnh tranh và những diễn biến bất thường của lãi suất, cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng với sự chỉ đạo hết sức linh hoạt và quyết liệt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh, VCB Hà Nội đã hoàn thành tốt kế hoạch mà VCB Hội sở chính giao cho. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 205 tỷ đồng, đạt được mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Việc gia tăng lợi nhuận kinh doanh sẽ góp phần gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh và đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội từ 2007 - 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số tiền Tăng trưởng % Số tiền Tăng trưởng % Số tiền Tăng trưởng % Số tiền Tăng trưởng % Số tiền Tăng trưởng % 1. Tổng thu 559 734 626 970 1201 Trong đó :

- Thu lãi cho vay 205 36,7 324 44,18 239 38,19 391 40,76 468 38,93 - Thu lãi tiền gửi 322 57,59 351 47,84 332 53 530 55,2 650 54,15 - Thu lãi dịch vụ 32 5,71 59 7,98 55 8,81 39 4,04 83 6,92

2.Tổng chi

543 633 583 828 996

Trong đó:

- Chi phí tiền gửi 348 64,08 473 74,72 408 69,98 656 79,32 751 75,42 - Chi phí quản lý 60 11,05 77 12,21 91 15,62 126 15,16 168 16,83 - Chi dự phòng 135 24,87 83 13,07 84 14,4 46 5,52 77 7,75

3. Lợi nhuận trước thuế 16 101 43 142 205

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 46 - 52)