Thực trạng thị trường xe máy Honda Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 53 - 58)

- Tháng10: Giới thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới CLICK ra thị trường Cuối tháng giới thiệu Wave 100S.

2.2.3.Thực trạng thị trường xe máy Honda Việt Nam

Qua hơn 13 hoạt động và kinh doanh tại Việt Nam, Honda đã cung cấp ra thị trường hơn 6 triệu sản phẩm. Sản lượng sản xuất liên tục tăng đều qua các năm và nhiều năm dẫn đầu thị phần xe máy tại Việt Nam.

Bảng 2.3: Sản lượng sản xuất của Honda Việt Nam và các nhà sản xuất xe máy từ năm 2002-2008.

Đơn vị: Chiếc

Nguồn: Công ty Honda Việt Nam 2009

Nếu tính theo thị phần của từng nhà sản xuất ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Thị phần của Honda Việt Nam và các nhà sản xuất xe máy từ năm 2002-2008

Đơn vị: %

Ta có biểu đồ chi tiết của từng năm:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ chi tiết số lượng sản xuất, thị phần của Honda Việt Nam và các nhà sản xuất xe máy từ năm 2002-2008

Nguồn: Công ty Honda Việt Nam 2009

Nếu tính theo lượng bán hàng cộng dồn 12 tháng và thị phần ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ: 2.2. Biểu đồ lượng bán cộng dồn 12 tháng và Thị phần từ 2002 - 2008

Nguồn: Công ty Honda Việt Nam 2009

Qua bảng số liệu có thể thấy tổng lượng xe cung cấp ra thị trường qua các năm luôn thay đổi giữa các hãng. Cụ thể là:

- Năm 2002 là thời kỳ đỉnh cao của các dòng xe Trung Quốc, có tới hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu dòng xe này. Honda Việt Nam cung cấp ra thị trường gần 394 ngàn xe, chiếm 19% thị phần.

- Năm 2003 và 2004 do ảnh hưởng của chính sách: “mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy”, (riêng thành phố Hà Nội cấm đăng ký ở 4 Quận nội thành) đã làm cho số lượng xe cung cấp ra thị trường giảm từ hơn 2 triệu xe năm 2002 xuống hơn 1,2 triệu xe năm 2003 và hơn 1,4 triệu xe năm 2004. Tuy nhiên các loại xe của các doanh nghiệp FDI vẫn tăng, đặc biệt là Honda Việt Nam đang chiếm 19% thị phần năm 2002 đã nhanh chóng tăng lên tới 32% năm 2003 và 36% thị phần năm 2004.

- Năm 2005 Honda Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị phần với 37%. Đến cuối năm với chính sách bỏ quy định: “mỗi người chỉ được đăng ký một xe máy” vì tính không hợp hiến của nó đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất và nhập khẩu xe máy.

- Năm 2006 với năng lực sản xuất gần tới mức công suất tối đa, Honda Việt Nam chiếm 34% thị phần với sản lượng hơn 800 ngàn xe.

- Năm 2007 với sản lượng hơn 1,1 triệu xe, Honda Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị trường xe máy với 39% thị phần.

- Năm 2008 với việc khánh thành nhà máy thứ 2 nâng công suất lên 1,5 triệu xe/năm, Honda Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị trường với 44% thị phần và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.

Honda Việt nam chia thị trường thành ba khu vực: Khu vực thị trường trọng yếu, khu vực thị trường thứ yếu và khu vực thị trường ngách.

- Khu vực thị trường trọng yếu là thị trường Honda Việt Nam tập trung làm thị trường ngay từ đầu, thị trường này tập trung là thành phố lớn hoặc các tỉnh có kinh tế phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai…Một lý do Honda Việt Nam coi trọng thị truờng

này là những năm trước các sản phẩm của Honda Việt Nam sản xuất ra ưu tiên đáp ứng nhu cầu của những khu vực này, các sản phẩm sản xuất ra hầu như không đáp ứng đủ nhu cầu của toàn bộ thị trường và với mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường, dành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh đối với những thị trường quan trọng. Chính vì vậy mà thị phần của Honda tại thị trường này rất cao. Ví dụ như năm 2008 ở Hà Nội, Honda Việt Nam chiếm tới 65% thị phần, trong khi đó Yamaha 12%, SYM 10%, xe nhập khẩu 8%, xe Trung Quốc 4% và Suzuki chỉ có 1%.

- Khu vực thị trường thứ yếu: vùng thị trường này bao gồm các tỉnh lân cận các thành phố lớn, các tỉnh thành đồng bằng…như: Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Huế, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long…sau khi chiếm lĩnh được những thị trường quan trọng, Honda Việt Nam bắt đầu tấn công các vùng thị trường này. Hiện tại thị phần của vùng thị trường này tương đối cao, khoảng trên dưới 40%.

- Khu vực thị trường ngách: thị trường này là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nói chung đây là khu vực thị trường nhỏ, sức tiêu thụ thấp và xe Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn. Điển hình là Tây Ninh xe Trung Quốc chiếm tới 61,1%, Bình Phước 57%, Hà Giang 53,4%. Sắp tới Honda Việt Nam sẽ có những đối sách thị trường cho vùng thị trường này.

Về các hoạt động xuất khẩu của Honda Việt Nam cũng đã có những bước tăng trưởng đều qua các năm. Thị trường chính trong xuất khẩu là các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Indonexia. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là dòng xe Dream, Wave Alpha và một số phụ tùng khác.

Biểu đồ: 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Honda Việt Nam

Nguồn:Công ty Honda Việt Nam năm 2009

Nhìn chung hiện nay Honda Việt Nam vẫn chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động xuất khẩu. Bởi vì hiện nay sản lượng sản xuất cũng chỉ đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước. Tuy nhiên trong những năm tới khi thị trường xe máy trong nước đã bão hòa thì hoạt động xuất khẩu để tìm kiếm và phát triển thị trường mới cần phải được coi trọng. Muốn vậy ngay từ bây giờ Honda Việt Nam cần có hướng nghiên cứu những thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 53 - 58)