Thực trạng thị trường xe máy Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 43 - 46)

- Tháng10: Giới thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới CLICK ra thị trường Cuối tháng giới thiệu Wave 100S.

2.2.1. Thực trạng thị trường xe máy Việt Nam

2.2.1.1. Cung của thị trường xe máy Việt Nam

Theo số liệu của Hiệp hội Xe đạp- xe máy Việt Nam, tính đến nay toàn ngành có tổng cộng 52 doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp xe máy, trong đó có 8 doanh nghiệp sản suất xe máy có vốn đầu tư nước ngoài. Năng lực toàn ngành đạt trên 4.2 triệu chiếc, các liên doanh có thể sản xuất hơn 2,72 triệu chiếc mỗi năm. Mức tiêu thụ trên thị trường xe máy là rất ổn định ở mức từ 2,2 đến 2,5 triệu chiếc mỗi năm. Năm 2009 mức tiêu thụ ước tình khoảng trên 2,7 triệu chiếc. Theo một số chuyên gia thì thị trường xe máy Việt Nam đang nằm trong nửa cuối của giai đoạn tăng trưởng, trong giai đoạn này đã và đang xuất hiện hiện tượng tái cấu trúc toàn ngành. Các biểu hiện của hiện tượng này là:

- Một số doanh nghiệp nhỏ bị phá sản hoặc bị sát nhập để hình thành những công ty, tập đoàn có quy mô đủ lớn để đạt lợi thế theo quy mô.

- Một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng được vị thế trên thị trường và vẫn đầu tư vào lĩnh vực này ngay cả khi không có sự khuyến khích của Chính phủ: Yamaha đầu tư 14 triệu USD mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất từ 250.000 xe lên 450.000 xe vào năm 2006 và 700.000 xe vào năm 2008, Kymco Đài Loan đầu tư vào liên doanh có tổng số vốn 15 triệu USD để sản xuất xe máy tay ga tại Việt Nam, Honda Việt Nam cũng đầu tư thêm 64 triệu USD xây nhà máy thứ hai nâng công suất lên 1,5 triệu chiếc mỗi năm.

- Ngành xe máy cần một định hướng, quy hoạch tổng thể, nâng cao tính chuyên môn hóa trong sản xuất linh kiện chính, thiết kế thêm mẫu mã, tập trung xây dụng thương hiệu.

- Một số doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Đi đầu phải kể đến Honda Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu khoảng trên 30 triệu USD mỗi năm.

Về công nghệ sản xuất xe, hiện nay có ba dòng công nghệ phổ biến ở các doanh nghiệp, đó là:

- Công nghệ Nhật Bản: Đây là công nghệ có trình độ cao, cho sản phẩm có chất lượng tốt và đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp. Ba công ty liên doanh sản xuất xe máy của Nhật Bản áp dụng công nghệ này là: Honda, Yamaha và Suzuki.

- Công nghệ Đài Loan: Đây là công nghệ đại trình độ tiên tiến, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tương đối tốt, giá bán thấp hơn so với công nghệ của Nhật Bản. Công ty SYM đang dẫn đầu loại công nghệ này tại Viêt Nam.

- Công nghệ Trung Quốc: Đây là công nghệ đạt ở mức trung bình, có nhiều công đoạn phải tiến hành thủ công. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không đồng đều, giá bán thấp. Các doanh nghiệp trong nước thường sử dụng công nghệ này.

Các doanh nghiệp sản xuất xe máy có vốn đầu tư nước ngoài thường là những tập đoàn lớn, hoạt động trên phạm vi toàn cầu như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Lifan,…Nhờ vào các nguồn lực dồi dào, thị trường rộng lớn, trình độ cao trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và sự nổi tiếng của thương hiệu, các doanh nghiệp này đã phát triển nhiều mẫu xe độc đáo, mang phong cách riêng.

Mặt khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường tổ chức sản xuất, lắp ráp xe máy theo phạm vi khu vực với nhiều nhà máy đặt ở nhiều quốc gia, sản phẩm hoàn chỉnh cũng được tiêu thụ ở nhiều quốc gia trong vùng. Chẳng hạn như các dòng xe của Honda Việt Nam sử dụng các linh kiện sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, sản phẩm ngoài việc tiêu thụ

trong nước còn được xuất khẩu đi Lào, Campuchia, Philippin, Indonexia. Hình thức tổ chức sản xuất này giúp tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều và thường có lợi thế theo quy mô sản xuất.

Các doanh nghiệp trong nước thường chủ yếu nhập khẩu động cơ, cụm linh kiện và phụ tùng chính như: hộp số, bộ khởi động, moay-ơ từ nhà sản xuất Trung Quốc. Một số chi tiết như: khung, chân chống, bộ nhựa, đèn… được doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua của các doanh nghiệp trong nước khác. Chính vì vậy, chất lượng của các loại xe máy do các doanh ngiệp trong nước không ổn định.

Về kiểu dáng công nghiệp: Đối với các doanh nghiệp lớn, mỗi dòng xe đều có kiểu dáng cho riêng mình và được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Còn các doanh nghiệp trong nước không phát triển các kiểu dáng riêng cho các dòng xe của mình mà dựa vào những mẫu xe của Honda, Yamaha. Cách thức bắt chước kiểu dáng công nghiệp này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xây dựng nhãn hiệu xe máy nổi tiếng mang phong cách riêng của mình, đồng thời luôn phải đối mặt với các vụ kiện về vi phạm bản quyền về kiểu dáng công nghiệp.

2.2.1.2. Cầu thị trường xe máy Việt Nam

Nhu cầu về xe máy ở Việt Nam hiện nay là rất lớn, nó được coi là phương tiện đi lại rất cơ động và kinh tế, rất phù hợp với các nước đang phát triển, chưa có một kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại như Việt Nam.

Theo số liệu của Cục đăng kiểm Việt Nam, số xe máy tính trên đầu người của Việt Nam năm 1990 là 23,8 người/xe, đến năm 2005 là 6,5 người/xe, đến năm 2008 là 6 người/xe. Theo kinh nghiệm của Thái Lan – một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thị trường xe máy thì thị trường sẽ bão hòa khi đạt tỉ lệ 2,5 xe/người.

Nhu cầu thực tế trong các hộ gia đình ở Việt Nam là mỗi người trưởng thành cần có một xe máy, xe máy sẽ dần thay thế xe đạp trong giao thông cá nhân. Ngay cả khi các hộ sở hữu ôtô thì xe máy vẫn là một phương tiện không thể thiếu. Dân số Việt Nam vào khoảng 86 triệu người, với 19 triệu hộ gia đình, trong đó số người trên 16 tuổi chiếm trên 50% thì nhu cầu xe máy vào khoảng 30 đến 40 triệu xe. Hiện nay số lượng xe máy đang được sử dụng tại Việt Nam là khoảng 13 triệu chiếc. Như vậy, các doanh nghiệp phải cung cấp cho thị trường ít nhất 17 triệu xe nữa, đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp.

Giai đoạn hiện nay đã có sự phân hóa rõ rệt trong hành vi sử dụng, tiêu dùng sản phẩm xe máy giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm tuổi tác, giữa các nhóm khách hàng có đặc trưng về giới tính, tâm lý, giá trị lợi ích khác nhau.

Các doanh nghiệp sản xuất xe máy cũng rất cố gắng cải tiến và đưa ra các kiểu dáng xe máy nhằm thỏa mãn sự đa dạng về nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng: xe phù hợp với thành thị, nông thôn; xe mang phong cách nữ tính, nam tính; xe mang phong cách thời trang, xe theo đuổi tính kinh tế, xe thể thao, xe mang phong cách trẻ, xe sử dụng nhiều mục đích…

Nói chung, mức độ tiêu thụ trên thị trường xe máy Việt Nam có tính tăng trưởng khá ổn định, vào khoảng trên 10% năm. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe máy tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w