Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển thị trường của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 32 - 36)

- Nguồn nhân lực

1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển thị trường của các doanh nghiệp

Trình độ quản lý của doanh nghiệp được thể hiện ở công nghệ quản lý mà doanh nghiệp đang áp dụng, năng lực quản lý, kinh doanh của Ban Giám đốc.

Bộ máy quản lý năng động, khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế thị trường. Nhậy bén trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng phán đoán tình thế, chớp thời cơ tạo thế vững chắc trên thị trường.

Trình độ nhận thức, chấp hành kỷ luật lao động, mức độ tinh thông nghề nghiệp của đội ngũ công nhân viên chức là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng, giá thành sản phẩm. Trong điều kiện các nhân tố khác, nhất là trình độ công nghệ của doanh nghiệp khó có thể thay đổi một sớm một chiều thì nhân tố con người có vai trò quan trọng. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển thị trường của cácdoanh nghiệp doanh nghiệp

Để đánh giá tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp, người ta có nhiều cách đánh giá với nhiều chỉ tiêu khác nhau. Thông thường người ta phân chia thành các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính thường chỉ cho ta thấy về mặt "cảm quan", tuy nhiên các chỉ tiêu ấy có thể dùng để khẳng định và trả lời các câu hỏi "có hay không", "tốt hay xấu" v.v.. mà không cho biết cụ thể mức độ đến đâu.

Một số chỉ tiêu định tính dùng để đánh giá tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp thường là: sự thỏa dụng của khách hàng đối với các sản

phẩm của doanh nghiệp, uy tín vị thế của doanh nghiệp với các sản phẩm của mình trên thị trường v.v…

Các chỉ tiêu định tính thường được xác định bằng phương pháp thăm dò, phỏng vấn, điều tra, chấm điểm v.v…

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng

Các chỉ tiêu định lượng có thể đo lường mức độ bằng các con số cụ thể là bao nhiêu. Một số chỉ tiêu định lượng thường dùng để đánh giá tình hình phát triển thị trường của một doanh nghiệp, có thể là các chỉ tiêu sau:

* Tỷ lệ tăng doanh số bán ra hàng năm của doanh nghiệp

Tỷ lệ này được xác định bằng phương pháp so sánh các số liệu thống kê thu thập được về doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp năm sau so với năm trước hoặc năm thực hiện so với năm gốc (theo đơn vị %), để thấy được tốc độ của doanh thu tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tăng doanh số bán ra hàng năm của doanh nghiệp được so sánh với nhau để thấy được thị trường của doanh nghiệp có phát triển về lượng hay không? Nếu đem tỷ lệ tăng doanh số hàng năm của doanh nghiệp so với tỷ lệ tăng doanh số bình quân toàn ngành thì mới thấy được hiệu quả về chất của tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp.

* Tỷ lệ thị phần hàng năm của doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp được đo bằng tỷ lệ phần trăm thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ so với toàn ngành trong một đơn vị thời gian nhất định (trong 1 năm). Nó thường được xác định bằng cách so sánh tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp so với toàn ngành (với trường hợp thị trường trong phạm vi một quốc gia). Nó thường được biểu diễn theo kiểu "miếng bánh chia phần".

Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp hàng năm càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phát triển được thị trường của mình v.v…

* Tỉ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng hàng năm của doanh nghiệp

Tỷ lệ này được xác định bằng phương pháp so sánh các số liệu thống kê thu thập được về số lượng khách hàng của doanh nghiệp năm sau so với năm trước hoặc năm thực hiện so với năm gốc (theo đơn vị %), để thấy được tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng hàng năm của doanh nghiệp.

* Phạm vi địa lý

Sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở những khu vực nào? Năm nay có bao nhiêu khu vực mới mà các sản phẩm của doanh nghiệp có mặt và được tiêu thụ trên thị trường này? Số lượng khu vực thị trường mới tăng chứng tỏ tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp tốt.

* Danh mục mặt hàng:

Danh mục mặt hàng một phần nào đó phản ánh tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp. Số lượng danh mục các mặt hàng của doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường năm nay so với năm trước tăng hay giảm? Năm nay doanh nghiệp có bao nhiêu sản phẩm mới được sản xuất cung cấp ra thị trường? Danh mục mặt hàng của doanh nghiệp tăng chứng tỏ khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w