Đối thủ cạnh tranh của xe máy Honda Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 46 - 53)

- Tháng10: Giới thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới CLICK ra thị trường Cuối tháng giới thiệu Wave 100S.

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh của xe máy Honda Việt Nam

Các nhãn hiệu xe máy trên thị trường Việt Nam có thể chia thành ba nhóm, đó là: các nhãn hiệu xe máy nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam, trong đó chủ yếu là xe tay ga (Scooter) của Honda, Piaggio, Yamaha…, các nhãn hiệu xe máy liên doanh sản xuất trong nước như Honda, Yamaha, SYM, Suzuki, các nhãn hiệu xe máy của các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Honda Việt Nam có các nhãn hiệu cạnh tranh trên thị trường như sau:

2.2.2.1. Nhãn hiệu xe máy nhập khẩu

Xe tay ga của Piaggio

Piaggio- Vespa là nhãn hiệu xe tay ga nổi tiếng toàn cầu của Italia. Các xe tay ga đầu tiên của Piaggio được nhập khẩu vào Việt Nam từ cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện nay Piaggio đã xây dựng mạng lưới phân phối trên toàn quốc, chính sách giá và marketing cũng được áp dụng thống nhất. Xe tay ga Piaggio ở Việt Nam hiện nay gồm ba loại chủ yếu lăp động cơ 125 và 150 cm3 đó là: Piaggio-Vespa LX, Piaggio- Vespa GT-Granturismo, Piaggio- Liberty. Chi phí mua và sử dụng xe tay ga Piaggio cũng như các xe nhập khẩu khác có đặc điểm chung là rất cao. Để sở hữu một chiếc xe Piaggio, khách hàng phải trả từ 5 đến 7 ngàn USD. Nhược điểm của xe Piaggio là mức tiêu thụ nhiên liệu khá cao, khoảng 4 lít xăng/100 km, trong khi đó các xe số thông thường khoảng trên dưới 2 lít. Mặt khác, do phụ tùng khan hiếm cho nên chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường cũng rất cao từ 2 đến 4 lần so với các loại xe số.

Xe tay ga của Honda

Xe tay ga nhập khẩu của Honda được nhập khẩu qua các công ty thương mại trong nước. Các dòng xe này được tích hợp rất nhiều công nghệ tiên tiến như màn hình điều khiển tinh thể lỏng, động cơ 125 hoặc 150 cm3 với công nghệ phun xăng điện tử PGM-FI giúp tiết kiệm nhiên liệu, vành bánh lớn, thiết kế sang trọng, lịch sự, hộc chứa đồ (U-box) lớn, màu sắc độc đáo…

Các nhãn hiệu Honda nhập khẩu gồm: dòng xe cao cấp như Honda SH, Honda Dylan, Honda PS, Honda @ và dòng xe bậc trung dành cho nữ giới nhãn hiệu SCR. Mức giá nhập khẩu cho hai dòng xe này từ 1000 USD đến 3000 USD, nếu cộng cả thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và lợi nhuận của hệ thống phân phối, mức giá bán ra trên thị trường từ 2000 đến 7000 USD.

Hiện nay Honda chưa chính thức xây dựng hệ thống phân phối và bảo hành các loại xe nhập khẩu, mức giá bán hoàn toàn do các nhà nhập khẩu Việt Nam quyết định. Do vậy giá xe lên xuống thất thường phụ thuộc vào cung cầu và đầu cơ của các nhà phân phối. Các dịch vụ bảo hành, bảo trì gần như không có, người tiêu dùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà phân phối và các trung tâm sửa chữa xe máy, không có sự bảo đảm của Honda.

Xe máy nhập khẩu của một số hãng khác

Ngoài những xe tay ga đắt tiền của Piaggio và Honda, thị trường Việt Nam hàng năm còn nhập một sản lượng lớn xe tay ga có mức giá thấp hơn đó là: xe tay ga của Yamaha như Cygnus, Force, Flame giá bán từ 3000 đến 4000 USD.

Những xe có dung tích xi lanh lớn (trên 175 cm3) cũng được nhập vào Việt Nam trong những năm qua. Các loại xe này chủ yếu gồm hai dòng xe đó là: xe nam (côn tay) Harley Davidson, xe đua và dòng xe địa hình. Đây là những loại xe xếp vào dòng có phân khối lớn, giá rất cao từ 10000-50000 USD. Để điều khiển những loại xe này đòi hỏi người lái xe phải có bằng lái xe phân khối lớn. Việc thi lấy giấy phép những loại xe này tương đối tốn kém và mất nhiều thời gian, thủ tục. Do vậy, đối tượng sử dụng những loại xe này chủ yếu là người nước ngoài sống tại Việt Nam và những người Việt tham gia câu lạc bộ mô tô phân khối lớn của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cho phép nhập khẩu không hạn chế số lượng các loại xe này từ ngày 01/01/2007 với mức giá nhập khẩu là 60%. Điều kiện đối với người sử dụng những loại xe này cũng được nới lỏng trong việc thi bằng lái xe và độ tuổi sử dụng xe. Các nhà sản xuất xe phân khối lớn như Harley Davidson, BMW, Honda, Yamaha, Suzuki kì vọng vào thị trường xe máy phân khối lớn của Việt Nam trong những năm tới sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn.

2.2.2.2. Nhãn hiệu xe máy của các liên doanh

Thị trường xe máy Việt Nam có 8 liên doanh sản xuất xe máy đó là ba liên doanh với Nhật Bản (Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam, Suzuki Việt Nam), hai liên doanh với Đài Loan ( SYM, Kymco), hai liên doanh với Trung Quốc. Gần đây nhất một liên doanh với Italia là Piaggio Việt Nam ra đời ngày 24/06/2009 tại khu công nghiệp Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng số vốn đầu tư 30 triệu USD và công suất 100 nghìn xe/năm cung cấp cho thị trường, Piaggio Việt Nam góp phần làm cho thị trưỡng xe máy sôi động hơn tại Việt Nam.

Các nhãn hiệu xe của Yamaha Việt Nam

Yamaha là một trong những hãng đi đầu trong việc thiết kế kiểu dáng, các dòng xe của hãng này đã tạo ra phong cách sử dụng mới cho người tiêu dùng. Vài năm trước Yamaha có mức tăng trưởng cao nhất sản lượng sản phẩm tiêu thụ và sản phẩm mới. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay Yamaha Việt Nam đã mất dần thị phần do Honda Việt Nam cho ra thị trường các sản phẩm có ưu thế hơn. Hiện nay Yamaha Việt Nam có các sản phẩm với các nhãn hiệu và giá như bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Bảng giá các loại xe của Yamaha Việt Nam

Loại xe Mẫu xe Giá xe ( VND )

Taurus

Taurus phanh cơ 14.500.000

Taurus phanh đĩa 15.490.000

Taurus SR phanh cơ 14.800.000

Taurus SR phanh đĩa 15.790.000

Sirius

Sirius phanh cơ 16.200.000

Sirius R 17.200.000 Sirius R Limited 17.400.000 Jupiter Jupiter MX 21.800.000 Jupiter Gravita 23.100.000 Jupiter Gravita RC 25.000.000

Jupiter Gravita Limited 25.200.000

Exciter

Exciter vành tăm 31.300.000

Exciter RC 32.200.000

Exciter côn tay 32.700.000

Exciter Limited - Nouvo 110 Nouvo 25.500.000 Nouvo RC 25.700.000 Nouvo Limited - Nouvo 135 Nouvo LX 32.200.000 Nouvo LX - RC 32.500.000 Mio Classico 22.000.000 Classico Limited - Maximo - Ultimo vành đúc 22.000.000 Ultimo vành nan 20.000.000

Nguồn: Công ty Yamaha Việt Nam 2009

Honda Việt Nam luôn coi Yamaha là đối thủ số một tại thị trường Việt Nam bởi hai lý do sau đây:

Thứ nhất là, trong các doanh nghiệp FDI thị phần xe máy tại Việt Nam của Yamaha đứng thứ hai sau Honda.

Thứ hai là, các dòng sản phẩm của Yamaha tại Việt Nam có chung khúc thị trường như các dòng sản phẩm của Honda Việt Nam.

Xe Suzuki Việt Nam có một số nhãn hiệu như xe Suzuki Viva, Suzuki Smash, Shogun R, Suzuki Amity và gần đây Suzuki đưa ra sản phẩm Shark có kiểu dáng gần giống với sản phẩm SH nhập khẩu của Honda. Nhìn chung, xe máy của Suzuki không có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường xe máy Việt Nam về kiểu dáng cũng như uy tín sản phẩm. Mức giá các sản phẩm của Suzuki cũng thường ngang bằng hoặc rẻ hơn các sản phẩm so với xe cùng loại của Honda Việt Nam.

Các nhãn hiệu xe máy của SYM

Công ty SYM Việt Nam ra đời tháng 3 năm 1992, là liên doanh xe máy ra đời sớm nhất ở Việt Nam, với số vốn đầu tư 58,56 triệu USD. Nói chung các dòng xe của SYM Việt Nam có chất lượng ổn định và giá rẻ hơn các dòng xe nhãn hiệu Nhật Bản. Các nhãn hiệu của SYM gồm SANDA BOSS, GALAXY, ELEGANT, ANGEL EZ có giá tương đối thấp từ 8,5 đến 13,5 triệu đồng, thiết kế đơn giản. Với mức giá này có thể cạnh tranh với các dòng xe trong nước lắp ráp linh kiện Trung Quốc. Các sản phẩm này của SYM chủ yếu phục vụ thị trường nông thôn, miền núi, nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Ngoài các nhãn hiệu xe số SYM còn có các nhãn hiệu xe ga như Attila Victoria, Attila Elizabeth giá từ 28 đến 30 triệu đồng, Excel 150 có giá 36 đến 37,5 triệu đồng, cả hai dòng xe này đều dành cho phái nữ.

Nhãn hiệu xe Attila đã mang lại thành công cho SYM kể từ khi nó được tung ra thị trường năm 1998 đến trước khi Honda Việt Nam tung ra các sản phẩm xe tay ga: Click tháng 10 năm 2006, AirBlade tháng 4 năm 2007 và nhãn hiệu LEAD tháng 12 năm 2008. Trong quãng thời gian dài gần 10 năm, nhãn hiệu Attila luôn dẫn đầu thị phần về thị trường xe tay ga. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, khách hàng cho rằng: Attila chạy tương đối hao xăng, nhanh xuống cấp so với các dòng xe tay ga khác trên thị trường. Do vậy, nhãn hiệu này không phải là sự lựa chọn số một của phái nữ khi có nhu cầu mua xe tay ga.

2.2.2.3. Các nhãn hiệu xe máy của các liên doanh trong nước

Theo hiệp hội xe đạp-xe máy Việt Nam, 45 doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước hiện đang sở hữu trên 200 nhãn hiệu xe máy các loại. Tuy nhiên các nhãn hiệu này thường nhái lại hoàn toàn hoặc gần giống với các nhãn hiệu xe của Nhật Bản.

Về kiểu dáng công nghiệp, các nhà sản xuất trong nước chưa có kiểu dáng cho riêng mình, mà đều sử dụng các kiểu dáng xe không được bảo hộ của các công ty Nhật Bản. Theo số liệu điều tra của các cơ quan ban ngành thì có tới 30/45 doanh nghiệp được kiểm tra có sử dụng kiểu dáng xe mang nhãn hiệu của công ty Honda Việt Nam, trong đó 28 doanh nghiệp sử dụng xe mang nhãn hiệu xe Super Dream, 9 doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu xe Wave S và AirBlade. Ngoài ra, 9 doanh nghiệp sử dụng các kiểu dáng không được bảo hộ của công ty Yamaha Nhật Bản, 12 doanh nghiệp hiện đang sử dụng kiểu dáng xe Suzuki không bảo hộ của Công ty Suzuki Nhật Bản, 2 doanh nghiệp sử dụng các kiểu dáng không được bảo hộ của Công ty Kawasaki, 7 doanh nghiệp sử dụng kiểu dáng được chuyển giao licence từ các Công ty Trung Quốc như Lifan, Loncin…

Không những thế, có tới 19 doanh nghiệp sử dụng nhiều kiểu dáng ra đời từ sự lắp ghép các đặc điểm của các kiểu dáng xe đã biết, tạo ra một thị trường xe máy với các kiểu dáng cùng nhãn hiệu theo kiểu “đầu Ngô, mình Sở”. Mặc dù trước đó, một số công ty, Cục sở hữu trí tuệ, Quản lý thị trường, Thanh tra khoa học công nghệ nhắc nhở vi phạm về Sở hữu trí tuệ nhưng đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn, như các công ty Sufat Việt Nam, Xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Hà Nội, Lisohaka với kiểu dáng chủ yếu là Honda Wave, Future, AirBlade, Spacy.

Hình: 2.1: Cửa hàng bán xe nhái Nhãn hiệu Honda tại 135 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội (Chụp ngày 14.05.2009)

Các cơ quan chức năng cho biết là hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp xe máy Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vốn cho phần cứng (nhà xưởng, trang thiết bị, vật tư…) vì thế việc phụ thuộc vào các tài sản sở hữu trí tuệ đã có ở nước ngoài là khó tránh khỏi.

Tính đến nay, đã có một số công ty lắp ráp xe máy Việt Nam thuê thiết bị các kiểu dáng xe mới như Công ty Sufat, Công ty T&T…Duy nhất Công ty Thương mại Sản xuất thiết bị giao thông vận tải có kiểu dáng xe máy đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường xe máy của công ty honda việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w