8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp
- Muốn thực hiện đƣợc các biện pháp trên cần phải tăng cƣờng hợp tác nhiều mặt giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các Vụ, Viện, các trƣờng Sƣ phạm và các Sở, ban ngành liên quan để tạo thành chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên THCS có hệ thống, đồng bộ, liên tục.
- Đổi mới công tác quản lý xây dựng cơ chế hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THCS:
+ Đổi mới phƣơng thức học tập, bồi dƣỡng: Giáo viên tự học là chính, tự thấy nhu cầu phải học là cấp thiết, nếu không học thì không thể giảng dạy tốt. Do đó giáo viên phải xây dựng ý thức tự học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở sách vở, học ở đồng nghiệp, học ở học sinh, học ở phụ huynh, học ở thông tin đại chúng vv... Nhƣ Bác Hồ đã từng dạy cán bộ, đảng viên: "Học ở nhà trƣờng, học ở sách vở, học ở nhân dân".
+ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên: Trên tinh thần tự học là chính, cho nên cũng xây dựng cơ chế giáo viên tự đánh giá kết quả học tập của mình là chính. Giáo viên sẽ đánh giá thông qua kết quả lên lớp, kết quả phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, kết quả giáo dục học sinh, qua sự đánh giá của phòng GD&ĐT, của Lãnh đạo nhà trƣờng, của đồng nghiệp, của học sinh, của phụ huynh HS, v.v...
- Để đảm bảo sự công bằng trong việc đánh giá xếp loại giáo viên có tinh thần tự học, tự phấn đấu nhằm kích thích, động viên, tạo động lực thúc đẩy về hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trƣờng THCS cần xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thƣởng, đánh giá xếp loại GV thông qua một số các tiêu chí cụ thể:
+ Cần sát hạch mốc ban đầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
+ Các đơn vị có kế hoạch cụ thể số lƣợng GV bồi dƣỡng ở các loại hình. + Tính khả thi của kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở các nhà trƣờng.
+ Chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn của giáo viên có sự chuyển biến trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh so với mốc ban đầu hay không.
- Gắn việc sử dụng kết quả hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn với việc bố trí sử dụng giáo viên.
+ Dùng kết quả hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn để phân loại giáo viên: Giáo viên có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì có biện pháp động viên khuyên khích. Nếu giáo viên trình độ chuyên môn yếu kém, nghiệp vụ tay nghề không vững vàng, lại không có tinh thần học tập, tu dƣỡng thì kiên quyết không phân công đứng lớp, buộc phải chuyển công tác khác.
+ Sử dụng kết quả hoạt động bồi dƣỡng là một trong các tiêu chí để xét danh hiệu thi đua cho mỗi cá nhân và đơn vị giáo dục trong từng học kỳ và năm học.
- Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trƣờng THCS cần đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn.