Quy mô phát triển giáo dục và giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 49 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Quy mô phát triển giáo dục và giáo dục THCS

Sau 11 năm thành lập, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn song cho đến nay mạng lƣới quy mô trƣờng lớp liên tục đƣợc củng cố và phát triển.

- Toàn quận có:

+ Mầm non: 16 trƣờng: 01 trƣờng công lập, 06 trƣờng công lập tự chủ tài chính, 10 trƣờng tƣ thục và 58 lớp mẫu giáo tƣ thục lẻ và nhóm trẻ gia đình.

+ Tiểu học: 07 trƣờng công lập. + THCS:06 trƣờng công lập.

+ THPT: 03 trƣờng (Trong đó 02 trƣờng Quốc lập, 01 trƣờng THPT Phan Chu Trinh).

+ 01 Trƣờng dạy nghề quận.

+ Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia: giai đoạn II là 02 trong đó có 01Trƣờng Mầm non (Cát Bi), 01 Trƣờng Tiểu học (Nam Hải); giai đoạn I là 11 trong đó 03 trƣờng Mầm non(Tràng Cát, Đằng Hải, Đông Hải II),có 4 trƣờng Tiểu học (Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 2, Tràng Cát), 3 trƣờng THCS (Đông Hải, Đằng Hải, Đằng Lâm) và 01 trƣờng THPT( Lê Quý Đôn).

+ 100% HS đủ tuổi đến trƣờng của 2 cấp Tiểu học, THCS và các cháu 5 tuổi ở GD Mầm non. 100% số HS tốt nghiệp THCS đƣợc vào học ở các loại hình: THPT (công lập, dân lập, tƣ thục), Bổ túc và nghề.

+ Các mô hình GD phát triển đa dạng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lƣợng GD-ĐT nhờ các hình thức tổ chức dạy học nhƣ: học 2 buổi/ngày; bán trú; nhiều buổi/tuần; học tự chọn; nhóm trẻ gia đình; mẫu giáo tƣ thục, lớp dạy nghề ngắn hạn, lớp dạy nghề dài hạn, lớp bồi dƣỡng kiến thức tại các Trung tâm học tập cộng đồng, lớp phổ cập, v.v...

Bảng 2.1: Quy mô trƣờng lớp cấp THCS quận Hải An

Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Lớp 105 105 105 106 107

Số HS 3776 3811 3866 3919 4100

(Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm học từ 2009-2010 đến 2013-2014 - Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An)

Nhìn chung về quy mô đảm bảo sự phát triển thông thƣờng, đáp ứng nhu cầu phát triển của quận và yêu cầu phổ cập của các cấp học.

Mạng lƣới, quy mô trƣờng lớp trong những năm qua tuy có những chuyển biến tích cực song vẫn còn bộc lộ những bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.

* Đối với GD Mầm non, GD Tiểu học và THCS:

- Các trƣờng Mầm non không đủ phòng học để đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trên địa bàn. Một số trƣờng Tiểu học và THCS không có phòng bộ môn, chƣa đủ điều kiện về CSVC đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.

- Cơ sở vật chất ở một số trƣờng xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và hoạt động dạy học.

Mặc dù quận đã có đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp một số công trình của các trƣờng song tiến độ rất chậm. Cần phải tiếp tục đầu tƣ lớn và đầu tƣ có trọng điểm. Xây mới các trƣờng cho các phƣờng mới thành lập và chia tách thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu.

* Các trƣờng THPT tuy có cố gắng lớn trong việc đầu tƣ xây dựng CSVC, tăng số phòng học, tăng chỉ tiêu tuyển sinh song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vào học THPT của con em nhân dân trên địa bàn quận. Hàng năm còn khoảng gần 500 học sinh tốt nghiệp THCS chƣa đƣợc vào học các trƣờng THPT quốc lập, điều này gây áp lực lớn đối với việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn.

Những trƣờng có số học sinh đông, bên cạnh khó khăn trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật trƣờng lớp học, còn tạo ra những trở ngại lớn ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giảng dạy của giáo viên cũng nhƣ việc học tập của học sinh. Do số học sinh đông nên tỷ lệ học sinh trên lớp cao, dẫn đến việc quản lý lớp học của giáo viên gặp khó khăn; việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, chú ý đến từng đối tƣợng học sinh trong 1 tiết dạy khó thực hiện. Vì thế chất lƣợng giờ dạy không cao. Trong những giờ dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, số học sinh đông nên lƣợt học sinh đƣợc thực hành ít, dẫn đến khả năng thực hành của học sinh ngay từ cấp THCS luôn hạn chế.

2.2.2. Chất lượng giáo dục và giáo dục THCS

Tính đến tháng 9 năm 2014

a. Ngành học Mầm non + Chất lượng chăm sóc:

- Tổng số trẻ huy động ra các loại hình đạt 6596/9805 dân số độ tuổi = 67,2%. Trong đó: Nhà trẻ đạt 1479/4010 =36,8%

Mẫu giáo đạt 5117/5795 =88,3%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi : 1740/1767 =98%.

100% trẻ đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tại các trƣờng đảm bảo đúng yêu cầu độ tuổi. Tỷ lệ kênh bình thƣờng đạt 96,7%; Kênh nguy cơ: 3,3% .

+ Chất lượng giáo dục:

Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đổi mới giáo dục Mầm non. 100% các chỉ tiêu trên 5 lĩnh vực phát triển của trẻ đều đạt và vƣợt so với kế hoạch của Thành phố và quận. Triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi quy định tại Thông tƣ số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ GD&ĐT tới 100% các lớp mẫu giáo 5 tuổi, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non mới, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo từng lĩnh vực phát triển, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với trẻ hƣớng tới đạt mục tiêu giáo dục.

Khối Mầm non Tƣ thục đƣợc quan tâm chỉ đạo, quản lý nên đã có những chuyển biến rõ nét trong quản lý và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục. UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục, UBND phƣờng, các cơ sở giáo dục mầm non về công tác quản lý, phát triển loại hình tƣ thục và nhóm trẻ gia đình. Tăng cƣờng phối hợp trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra giữa ngành Giáo dục với UBND các phƣờng đối với loại hình này. Chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức giao ban hàng tháng đối với tƣ thục, nhóm trẻ gia đình để tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ.

b. Cấp Tiểu học

Với tổng số 6574 học sinh/ 171 lớp ( đạt 100% dân số độ tuổi trên địa bàn ). - 100% trƣờng triển khai dạy Tin học, Ngoại ngữ và tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu, rèn kỹ năng sống nhằm trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh. Tỷ lệ học sinh đƣợc học Ngoại ngữ đạt 100%, vƣợt chỉ tiêu Sở GD&ĐT là 25%. Tỷ lệ học sinh học Tin học là 5156/6574 đạt 78,5%, vƣợt chỉ tiêu của Sở GD&ĐT là 28,5%.

- Trƣờng TH Đằng Lâm triển khai hiệu quả mô hình “ Trƣờng học mới Việt Nam ” đƣợc Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao đồng thời chỉ đạo nhân rộng trong toàn thành phố.

+ Nuôi dạy bán trú: 100% các trƣờng thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chất lƣợng hai mặt giáo dục :

+ Hạnh kiểm: 100% hoàn thành 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. + Học lực: loại Giỏi đạt 54,8%.

- 100% học sinh lớp 5 đủ điều kiện chuyển cấp vào học lớp 6.

- Chất lượng học sinh giỏi:

+ Cấp quận đạt 1362 giải/ 2578 HS dự thi (52,8% ).

c. Cấp THCS

Tổng số học sinh là 4100 học sinh, biên chế vào 107 lớp, trong đó đạt 100% dân số trong độ tuổi.

- Các trƣờng THCS tổ chức cho học sinh đƣợc học 2 buổi/ngày hoặc nhiều buổi/tuần đạt tỷ lệ 51,9% (2127 HS)

- 100% số học sinh đƣợc học môn tự chọn, trong đó môn tự chọn đƣợc ƣu tiên là Tin học, nghề Điện dân dụng và Nấu ăn

- Kết quả 2 mặt giáo dục: + Hạnh kiểm: Tốt đạt 96,8%. + Học lực: Giỏi đạt 56,7%.

+ Tỷ lệ học sinh đƣợc công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2013-2014 đạt 100%, trong đó: loại giỏi: 58,3 %, loại khá: 30,9 %; loại Trung bình: 10,8 %.

+ Tỷ lệ vào THPT quốc lập toàn quận đạt 71,7%, đứng tốp đầu trong toàn thành phố. Điểm trung bình trở lên đối với môn Toán toàn quận đạt 6,18 điểm; môn Ngữ văn đạt 6,25 điểm.

* Chất lượng học sinh giỏi

Công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi luôn đƣợc UBND quận tập trung chỉ đạo với nhiều giải pháp quyết liệt. Chỉ đạo các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch, lựa chọn đội tuyển, phân công giáo viên bồi dƣỡng đội tuyển và thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng học sinh. Song kết quả đạt đƣợc có chiều hƣớng giảm.

Bảng 2.2:Bảng thống kê kết quả HSG cấp quận và cấp thành phố của quận 5 năm gần đây

Năm học (Tỷ lệ đạt giải/ dự thi) Cấp quận (Tỷ lệ đạt giải/ dự thi) Cấp Thành phố

2009- 2010 305/449 67,9% 56/104 53,8%

2010-2011 443/1277 35% 74/123 60,1%

2011-2012 603/1394 43,3% 48/129 37,2%

2012-2013 793/1649 48% 61/157 38,8%

* Kết quả thi vào lớp 10 THPT:

Bảng 2.3: Thống kê tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 THPT quốc lập trong 5 năm gần đây

Số liệu

Năm học Số lƣợng Tỷ lệ

Ghi chú

(Tăng, giảm so với năm học trƣớc)

2009- 2010 425/944 45% Giảm 3%

2010-2011 405/794 51% Tăng 6%

2011-2012 507/911 55,7% Tăng 4,7%

2012-2013 655/873 75% Tăng 19,3%

2013-2014 518/832 62,3% Giảm 12,7%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm học từ 2009-2010 đến 2013-2014 Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An )

Kết quả thi đỗ vào lớp 10 của các trƣờng THCS trong toàn quận tăng đáng kể trong mỗi năm học. Năm học 2013-2014 tỷ lệ thấp đi do chỉ tiêu chung của toàn thành phố cho các trƣờng THPT quốc lập giảm.

* Chất lượng phổ cập giáo dục:

Quận Hải An cũng nhƣ thành phố Hải Phòng đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2000, và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2001. Đến nay chất lƣợng phổ cập giáo dục vẫn đƣợc quan tâm và duy trì, nhất là hiệu quả đào tạo.

Các tiêu chuẩn phổ cập đúng độ tuổi đạt tỉ lệ 100%. Không có học sinh lƣu ban ở tiểu học. 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình Tiểu học đƣợc tiếp tục vào học lớp 6. Có nhiều mô hình khuyến khích tạo điều kiện để các em học tập, nhất là điều kiện CSVC, môi trƣờng học tập ngày càng đƣợc quan tâm vì vậy không có học sinh bỏ học ở Tiểu học. Ở THCS tỉ lệ học sinh bỏ học chỉ còn 0.1%; tỷ lệ huy động đạt 100%; tỉ lệ duy trì và hiệu quả đạt 98,5%.

Về công tác đào tạo nghề: bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của một bộ phận dân cƣ trên địa bàn quận. Chất lƣợng đào tạo tốt, sau khi học viên tốt nghiệp đều có thể hành nghề và đƣợc giới thiệu việc làm ổn định.

2.2.3. Đội ngũ giáo viên quận Hải An

* Về trình độ đào tạo:

Trình độ đào tạo GV THCS trong 5 năm (từ năm học 2009 – 2010 đến nay) nhƣ sau:

Bảng 2.4: Thống kê trình độ giáo viên THCS

Năm học Tổng số GV GV đạt chuẩn GV trên chuẩn

2009-2010 231 229 (99,1%) 154 (45%)

2010-2011 236 236 (100%) 147 (62,3%)

2011-2012 232 232 (100%) 168 (72,4%)

2012-2013 234 234 (100%) 182 (77,8%)

2013-2014 244 235 (100%) 207 (85%)

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An)

Bảng 2.5: Thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên THCS trong toàn quận năm học 2013 - 2014

Môn Hệ số Giáo viên cần có Giáo viên hiện có Thừa, thiếu (-)

BC HĐ Toán 0,27 28,9 25 12 8,1 Lý 0,09 9,63 15 3 7,83 Hóa 0,07 7,5 8 2 2,5 Sinh 0,13 13,9 14 3 3,1 Văn 0,29 31,03 45 4 17,97 Sử 0,09 9,63 6 2 -1,63 Địa 0,09 9,63 6 0 2,37 GDCD 0,06 6,42 6 0 -0,42 Mỹ thuật 0,05 5,35 6 0 0,65 Âm nhạc 0,05 5,35 3 3 0,65 Thể dục 0,13 13,9 14 0 0,01 Công nghệ 0,1 10,7 6 2 -2,7 Ngoại ngữ 0,18 19,26 25 0 5,74 Tin học 0,13 13,9 14 0 0,1 GV Chủ nhiệm 0,17 18,19 0 0 -18,19 Tổng cộng 203,29 212 32 28,08

(Nguồn: Báo cáo thống kê nhu cầu sử dụng lao động của các trường THCS - Phòng GD&ĐT Hải An)

Số lƣợng GV THCS trong toàn quận (tính đến năm học 2013 - 2014) 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 85%) (Bảng 2.4).

Tổng số giáo viên THCS của quận Hải An năm học 2013 – 2014 là 244 ngƣời, trong đó: biên chế (BC): 212; hợp đồng (HĐ): 32.

Số lƣợng GV trong Bảng 2.5 cho thấy, so với nhu cầu sử dụng: GV Văn, GV Toán, GV tiếng Anh,… thừa. Thiếu GV dạy các môn: Lịch Sử, Giáo dục công dân, Công nghệ. Những GV thừa, căn cứ tình hình cụ thể từng trƣờng, lãnh đạo nhà trƣờng phân công dạy chéo môn, ví dụ GV Toán dạy Thể dục, Hoá, Sinh, Tin; giáo viên Văn dạy Sử, Giáo dục công dân… gây bất cập trong công tác quản lý chỉ đạo và chất lƣợng giảng dạy không đáp ứng đƣợc yêu cầu. Trong số 244 giáo viên THCS trong toàn quận có 93 đảng viên (chiếm 38,1%), tỉ lệ này còn khiêm tốn. Số lƣợng GV có trình độ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy tăng nhanh, đến nay toàn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ Tin học, trong đó: Trình độ A 31 ngƣời (chiếm 12,7%), trình độ B trở lên 213 ngƣời (chiếm 87,3%).

Bên cạnh việc chú ý bồi dƣỡng nâng cao trình độ Tin học, các trƣờng THCS quận Hải An đã phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trƣờng. Đến nay toàn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ Ngoại ngữ có thể sử dụng trong giao tiếp và trong giảng dạy, trong đó: trình độ A 23 đ/c, tỉ lệ 9,4%; trình độ B trở lên 221 đ/c, tỉ lệ 90,6%.

Việc chỉ đạo, triển khai học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy chính là khâu đột phá để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của các trƣờng THCS quận Hải An.

Bảng 2.6: Thống kê trình độ chính trị, tin học và ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn quận (tính đến tháng 6/2014)

Trƣờng THCS Tổng số GV Đảng viên Tin học Ngoại ngữ Tr.độ A Tr.độ B trở lên Tr.độ A Tr.độ B trở lên SL % SL % SL % SL % SL % Đằng Lâm 38 17 44,7 6 15,8 32 84,2 5 13,2 33 86,8 Đông Hải 54 23 42,6 3 5,6 51 94,4 2 3,7 52 96,3 Lê Lợi 67 16 23,9 7 10,4 60 89,6 5 7,5 62 92,5 Nam Hải 26 12 46,2 5 19,2 21 80,8 8 30,8 18 69,2 Tràng Cát 30 14 46,7 8 26,7 22 73,3 2 6,7 28 93,3 Đằng Hải 29 11 37,9 2 6,9 27 93,1 1 3,4 28 96,6 Toàn quận 244 93 38,1 31 12,7 213 87,3 23 9,4 221 90,6

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An)

2.2.4. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của đội ngũ giáo viên THCS quận Hải An thành phố Hải Phòng hiện nay

* Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên năm học 2013- 2014 Trƣờng THCS Xuất sắc (%) Khá (%) Trung bình (%) Kém (%) Đằng Lâm 76,3 18,4 5,3 Đông Hải 64,8 22,2 13 Lê Lợi 44,8 44,8 10,4 Nam Hải 76,9 15,4 7,7 Tràng Cát 60 30 10 Đằng Hải 69 17,3 13,7 Toàn quận 62,7 31,6 5,7

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX giáo viên trong 3 năm học gần đây

Năm học Tổng số GV Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình

2011-2012 232 54=23,2% 166=71,8% 12=5%

2012-2013 234 59=25% 168=72% 7=3%

2013-2014 244 64=26,3% 174=71,2 % 6=2,5%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An) * Ưu điểm:

- Đội ngũ GV THCS của quận có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Nhiều GV rất tâm huyết với nghề, tận tuỵ với HS, luôn là tấm gƣơng sáng cho đồng nghiệp và cho HS noi theo.

- Có tinh thần vƣợt khó, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Giáo viên có thâm niên công tác lâu năm chiếm tỉ lệ khá đông. Đây là

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 49 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)