Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để quản lý tốt hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, cần thực hiện những biện pháp đã đề xuất đó là:

Biện pháp 1: Cụ thể hóa nội dung bồi dƣỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Biện pháp 2: Nâng cao chất lƣợng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn. Biện pháp 3:Đa dạng hóa phƣơng thức bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên.

Biện pháp 4: Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dƣỡng chuyên môn. Biện pháp 5: Xây dựng nguồn lực cho công tácbồi dƣỡng chuyên môn giáo viên.

Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố dẫn đến thành công cho các biện pháp khác và ngƣợc lại. Vì vậy phải tiến hành các biện pháp trên một cách đồng thời. Mỗi biện pháp có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Khi tiến hành biện pháp này sẽ có sự tƣơng tác với biện pháp kia và ngƣợc lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này mang tính cấp thiết còn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát...

Tuy vậy, biện pháp 1: " Cụ thể hóa nội dung bồi dƣỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục" là biện

pháp có tính định hƣớng, tiền đề cho các biện pháp còn lại. Vì chỉ khi CBQL (chủ thể) và GV (khách thể) xác định đúng về nội dung cụ thể, trách nhiệm, tầm quan trọng của ngƣời giáo viên trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, trong hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn thì hoạt động này mới đƣợc quan tâm một cách đầy đủ và thỏa đáng.

Biện pháp 2 là một trong những chức năng quản lý mà CBQL ở các cơ quan quản lý giáo dục và Hiệu trƣởng ở cấp học nào cũng phải thực hiện. Là hệ quả tất yếu của biện pháp 1 và là cơ sở để thực hiện biện pháp 3.

Biện pháp 3 là biện pháp quan trọng. Trong thực tế, xác định phƣơng thức bồi dƣỡng góp phần quyết định cho chất lƣợng và hiệu quả của công tác bồi dƣỡng. Biện pháp 4, 5 là một trong những điều kiện thực hiện và thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kia.

Khi thực hiện các biện pháp đề xuất trong luận văn, tuỳ theo từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể có thể ƣu tiên thực hiện biện pháp có mức độ cần thiết hơn hoặc khả thi hơn. Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THCS

CTHND

XDKH ĐDHPT

ĐGKQ XDNL

CTHND: Cụ thể hóa nội dung bồi dƣỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

XDKH: Nâng cao chất lƣợng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho GV THCS

ĐDHPT: Đa dạng hóa phƣơng thức bồi dƣỡng chuyên môn cho GV ĐGKQ: Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dƣỡng chuyên môn GV.

XDNL: Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 92 - 94)