Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 39 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho

giáo viên THCS

1.6.1. Nội hàm của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên THCS là tập hợp các tác động của chủ thể quản lý nhằm xác định các mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, nguồn lực, xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên THCS.

1.6.2.Xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS

1.6.2.1. Mục tiêu

- Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thông qua bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên có một phƣơng pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực

hành và vận dụng các phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng , hiệu quả giáo dục.

- Cần chỉ ra hoạt động bồi dƣỡng nhằm vào đối tƣợng nào, bồi dƣỡng để ngƣời tham dự bồi dƣỡng thu nhận đƣợc những kiến thức, kỹ năng và có thái độ nhƣ thế nào. Nói cụ thể hơn là sau bồi dƣỡng thì đội ngũ giáo viên đạt đƣợc mức độ nhƣ thế nào so với các chuẩn của đội ngũ GV THCS .

Lựa chọn nội dung và chƣơng trình bồi dƣỡng.

Từ mục tiêu bồi dƣỡng (bồi dƣỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định đối tƣợng bồi dƣỡng (bồi dƣỡng cho ai), bồi dƣỡng cái gì (nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng), bồi dƣỡng nhƣ thế nào (phƣơng pháp và hình thức bồi dƣỡng), bồi dƣỡng với thời lƣợng bao nhiêu (kế hoạch bồi dƣỡng).

1.6.2.2.Nội dung bồi dưỡng

Nội dung bồi dƣỡng GV THCS đƣợc phân định trên cơ sở chuẩn GV THCS , trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:

- Bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng chính trị (yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nƣớc, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của ngƣời GVTHCS; yêu nghề, thƣơng yêu tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác; có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

- Bồi dƣỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các môn học trong chƣơng trình THCS; có kiến thức cơ bản về Tâm lý học sƣ phạm và trẻ em, Giáo dục học và phƣơng pháp dạy học các bộ môn ở THCS; có hiểu biết về những chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc đối với kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục, có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội nhƣ: môi trƣờng, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đƣờng, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội; có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phƣơng nơi trƣờng đóng.

- Bồi dƣỡng về kỹ năng sƣ phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức). Cụ thể: biết lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy học theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục nhƣ sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội Thiếu niên ; biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, … biết lập hồ sơ, lƣu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

1.6.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên

Trong các hoạt động bồi dƣỡng giáo viên thì việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng là vấn đề trƣớc nhất và mang tính định hƣớng cho mọi hoạt động.

1.6.3.1. Bản kế hoạch phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau

- Có sự đồng thuận cao từ các cấp quản lý đến các GV

- Phù hợp với nhu cầu của thực tiễn giáo dục, phù hợp với yêu cầu ĐMGD và yêu cầu phát triển của các trƣờng THCS .

- Phù hợp với khả năng và điều kiện của các nhà trƣờng, của địa phƣơng, của mọi GV, phù hợp và đáp ứng đƣợc mục tiêu BD nâng cao chất lƣợng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT của quận

- Đạt hiệu quả và thiết thực đối với GV.

1.6.3.2. Các bước xây dựng kế hoạch

1) Khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hƣớng các nội dung và hình thức bồi dƣỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

- Phân loại theo nội dung bồi dƣỡng: bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dƣỡng năng lực, phƣơng pháp sƣ phạm; bồi dƣỡng việc thực hiện và đảm bảo chƣơng trình và sách giáo khoa mới; bồi dƣỡng việc sử dụng phƣơng tiện và thiết bị dạy học.

- Phân loại theo mục tiêu bồi dƣỡng: bồi dƣỡng nâng cao; bồi dƣỡng chuẩn hoá; bồi dƣỡng hoàn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ)

- Phân loại theo đối tƣợng bồi dƣỡng: bồi dƣỡng giáo viên mới ra trƣờng, bồi dƣỡng giáo viên lâu năm, bồi dƣỡng giáo viên phụ trách công tác Đội; bồi dƣỡng giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật, ...

- Phân loại theo tính chất và quy mô: bồi dƣỡng giáo viên giỏi, bồi dƣơng giáo viên cốt cán, bồi dƣỡng giáo viên theo phân môn, bồi dƣỡng đại trà, ..

- Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dƣỡng dài hạn; ngắn hạn; bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chu kỳ; bồi dƣỡng theo chuyên đề, ...

2) Xác định mục tiêu của kế hoạch.

3) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian). Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hƣớng đƣợc chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dƣỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phƣơng tiện vật chất khác (nhƣ hội trƣờng. máy móc thiết bị, ...) đƣợc khai thác ở đâu, thời lƣợng để thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học, ...

4) Dự kiến các biện pháp và hình thức thực hiện mục tiêu của kế hoạch. Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này đƣợc thực hiện khi thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dƣỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại quận hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế, ... và cuối cùng là biện pháp đánh giá nhƣ thế nào (thi hay làm tiểu luận, ...).

1.6.4.Tổ chức hoạt động bồi dưỡng

- Trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cần lƣu ý nhiều nhất đến phƣơng pháp bồi dƣỡng. Bởi vì một nội dung quan trọng nhất trong công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên là bồi dƣỡng để họ có đủ năng lực đổi mới phƣơng pháp dạy học của họ; cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng các phƣơng pháp trong việc bồi dƣỡng là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực đổi mới phƣơng pháp dạy học cho ngƣời đƣợc bồi dƣỡng.

- Bố trí nhân lực thực hiện hoạt động bồi dƣỡng.Vấn đề này đƣợc thể hiện trên hai mặt:

+ Ngƣời đƣợc bồi dƣỡng (các GV THCS đƣợc chọn, cử và đƣợc triệu tập tham gia khoá bồi dƣỡng). Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ nhƣ thế nào, số lƣợng là bao nhiêu, ... Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ ngƣời học trong hoạt động bồi dƣỡng.

+ Ai là giảng viên hoặc báo cáo viên trong lớp bồi đƣỡng để phổ biến chủ trƣơng đƣờng lối và các quy định của Đảng, Nhà nƣớc và của Ngành về phát triển giáo dục và những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình và sách giáo khoa mới; ai là báo cáo viên về thực tiễn tại các cơ sở giáo dục, ... Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ ngƣời dạy trong hoạt động bồi dƣỡng.

- Bố trí các điều kiện và phƣơng tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dƣỡng: + Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dƣỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nƣớc, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phƣơng tiện giao thông, ...).

+ Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dƣỡng (tiền soạn thảo chƣơng trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị, ...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng.

1.6.5.Chỉ đạo thực hiện

Đây là việc làm thực hiện nội dung bồi dƣỡng theo kế hoạch đã có nhằm thực hiện nội dung và chƣơng trình bồi dƣỡng. Trong đó thực hiện việc giảng dạy lý thuyết, tổ chức các hoạt động thực hành, đánh giá kết quả học tập của ngƣời đƣợc bồi dƣỡng (theo các hình thức đã định).Trong quá trình chỉ đạo thực hiện luôn có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt hiệu quả cao. Quan tâm, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện kế hoạch cho phù hợp với từng thời điểm.

1.6.6.Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Đánh giá kết quả bồi dƣỡng là việc xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả ngƣời học, mà phải có các tiêu chí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong công tác bồi dƣỡng nhƣ: kế hoạch đã hợp lý và khả thi tới mức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì còn khiếm khuyết, nội dung chƣơng trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của ngƣời học đến đâu, phƣơng pháp, hình thức thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dƣỡng và phù hợp với hoàn cảnh ngƣời học chƣa.

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên THCS giáo viên THCS

* Yếu tố khách quan

+ Nhu cầu bồi dƣỡng của nhà trƣờng: Thể hiện ở số lƣợng giáo viên, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần đƣợc bồi dƣỡng.

+ Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lý và của giáo viên về công tác bồi dƣỡng giáo viên.

+ Công tác quy hoạch bồi dƣỡng giáo viên theo hƣớng chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa cùng với những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dƣỡng.

+ Cung ứng các điều kiện về nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc bồi dƣỡng.

+ Sự quan tâm của Nhà nƣớc và sự đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và các đơn vị cơ sở.

+ Hiệu quả quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố: địa bàn, thời tiết, thời gian. Do vậy, trong quản lý cần chú trọng tới các vấn đề nhƣ: định hƣớng, ngăn ngừa xu hƣớng tùy tiện, lệch lạc thông tin về chất lƣợng giáo dục và nhu cầu xã hội về nhân lực, mô hình có tính ổn định

tƣơng đối và cơ chế tƣơng ứng cho công tác bồi dƣỡng, các văn bản quy định về công tác quản lý cho phù hợp để vận dụng tính thống nhất, tính phù hợp của nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng với đối tƣợng, loại hình bồi dƣỡng….

* Yếu tố chủ quan

+ Sự tác động của nhà quản lý: Một đội ngũ nhà giáo mạnh phải đảm bảo đủ về số lƣợng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, đƣợc sắp xếp hợp lý. Trong đó, mọi giáo viên đều có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo, nhạy bén và yêu nghề. Để tạo ra sức mạnh đội ngũ, ngoài nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lý phải biết tác động khôn khéo để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗi giáo viên thành sức mạnh đội ngũ. Có thể nói chất lƣợng của đội ngũ nhà giáo là sự phản ánh trung thực, hiệu quả của công tác quản lý và trình độ, năng lực của nhà quản lý giáo dục.

+ Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý công tác bồi dƣỡng và đội ngũ giảng viên trực tiếp bồi dƣỡng

+ Khả năng đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình bồi dƣỡng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên tham dự lớp bồi dƣỡng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên THCS, chƣơng I đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên THCS, xác định nội hàm của quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THCS, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên THCS, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THCS trƣớc yêu cầu đổi mới GD.

Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng nòng cốt, biến các mục tiêu GD thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lƣợng và hiệu quả GD. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV cần tiến hành công tác BDGV theo chuẩn đã đƣợc Bộ GD&ĐT quy định, đặc biệt việc bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình, SGK ở THCS có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng chuyên môn cho giáo viên THCS.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THCS QUẬN HẢI AN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về tình hình địa phương (quận Hải An, thành phố Hải Phòng)

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng, quận Hải An Phòng, quận Hải An

2.1.1.1. Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ƣơng - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 phƣờng và thị trấn (70 phƣờng, 10 thị trấn và 148 xã). Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 ngƣời, trong đó dân cƣ thành thị chiếm 46,1% và dân cƣ nông thôn chiếm 53,9%.

- Về dân trí: Hải Phòng đã hoàn thành phổ cập GD Tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1990, hoàn thành giáo dục phổ cập GD THCS năm 2001, hiện tại đang thực hiện phổ cập GD THPT và nghề. Đến năm 2008 Hải Phòng cơ bản hoàn thành phổ cập GD THPT và nghề trong đó có quận Hải An.

- Về nhân lực: Hải Phòng đã chyển đổi 100% truờng Bổ túc văn hoá thành Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, cùng với các trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đƣa tỉ lệ ngƣời lao động đƣợc học nghề là 45%. 100% xã, phƣờng, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng, duy trì hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao dân trí trên địa bàn Thành phố.

- Về nhân tài: Là một trong những thành phố nhiều năm liền có số lƣợng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế cao. Song trong những năm gần đây số lƣợng giải có chiều hƣớng giảm và ít giải cao.

2.1.1.2.Quận Hải An

- Theo Nghị định số 106/2002/NĐ- CP, ngày 20/12/2002 của Chính phủ và Quyết định số 356/QĐ- UB, ngày 11/02/2003 của UBND thành phố Hải Phòng, quận Hải An đƣợc thành lập và ra mắt nhân dân địa phƣơng ngày 10/05/2003 gồm có các phƣờng: Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát. Cho đến nay quận Hải An đã đƣợc mở rộng ra với tổng số là 8 phƣờng : Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 1, Đông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 39 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)