Đội ngũ giáo viên quận Hải An

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 55 - 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Đội ngũ giáo viên quận Hải An

* Về trình độ đào tạo:

Trình độ đào tạo GV THCS trong 5 năm (từ năm học 2009 – 2010 đến nay) nhƣ sau:

Bảng 2.4: Thống kê trình độ giáo viên THCS

Năm học Tổng số GV GV đạt chuẩn GV trên chuẩn

2009-2010 231 229 (99,1%) 154 (45%)

2010-2011 236 236 (100%) 147 (62,3%)

2011-2012 232 232 (100%) 168 (72,4%)

2012-2013 234 234 (100%) 182 (77,8%)

2013-2014 244 235 (100%) 207 (85%)

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An)

Bảng 2.5: Thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên THCS trong toàn quận năm học 2013 - 2014

Môn Hệ số Giáo viên cần có Giáo viên hiện có Thừa, thiếu (-)

BC HĐ Toán 0,27 28,9 25 12 8,1 Lý 0,09 9,63 15 3 7,83 Hóa 0,07 7,5 8 2 2,5 Sinh 0,13 13,9 14 3 3,1 Văn 0,29 31,03 45 4 17,97 Sử 0,09 9,63 6 2 -1,63 Địa 0,09 9,63 6 0 2,37 GDCD 0,06 6,42 6 0 -0,42 Mỹ thuật 0,05 5,35 6 0 0,65 Âm nhạc 0,05 5,35 3 3 0,65 Thể dục 0,13 13,9 14 0 0,01 Công nghệ 0,1 10,7 6 2 -2,7 Ngoại ngữ 0,18 19,26 25 0 5,74 Tin học 0,13 13,9 14 0 0,1 GV Chủ nhiệm 0,17 18,19 0 0 -18,19 Tổng cộng 203,29 212 32 28,08

(Nguồn: Báo cáo thống kê nhu cầu sử dụng lao động của các trường THCS - Phòng GD&ĐT Hải An)

Số lƣợng GV THCS trong toàn quận (tính đến năm học 2013 - 2014) 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 85%) (Bảng 2.4).

Tổng số giáo viên THCS của quận Hải An năm học 2013 – 2014 là 244 ngƣời, trong đó: biên chế (BC): 212; hợp đồng (HĐ): 32.

Số lƣợng GV trong Bảng 2.5 cho thấy, so với nhu cầu sử dụng: GV Văn, GV Toán, GV tiếng Anh,… thừa. Thiếu GV dạy các môn: Lịch Sử, Giáo dục công dân, Công nghệ. Những GV thừa, căn cứ tình hình cụ thể từng trƣờng, lãnh đạo nhà trƣờng phân công dạy chéo môn, ví dụ GV Toán dạy Thể dục, Hoá, Sinh, Tin; giáo viên Văn dạy Sử, Giáo dục công dân… gây bất cập trong công tác quản lý chỉ đạo và chất lƣợng giảng dạy không đáp ứng đƣợc yêu cầu. Trong số 244 giáo viên THCS trong toàn quận có 93 đảng viên (chiếm 38,1%), tỉ lệ này còn khiêm tốn. Số lƣợng GV có trình độ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy tăng nhanh, đến nay toàn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ Tin học, trong đó: Trình độ A 31 ngƣời (chiếm 12,7%), trình độ B trở lên 213 ngƣời (chiếm 87,3%).

Bên cạnh việc chú ý bồi dƣỡng nâng cao trình độ Tin học, các trƣờng THCS quận Hải An đã phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trƣờng. Đến nay toàn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ Ngoại ngữ có thể sử dụng trong giao tiếp và trong giảng dạy, trong đó: trình độ A 23 đ/c, tỉ lệ 9,4%; trình độ B trở lên 221 đ/c, tỉ lệ 90,6%.

Việc chỉ đạo, triển khai học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy chính là khâu đột phá để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của các trƣờng THCS quận Hải An.

Bảng 2.6: Thống kê trình độ chính trị, tin học và ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong toàn quận (tính đến tháng 6/2014)

Trƣờng THCS Tổng số GV Đảng viên Tin học Ngoại ngữ Tr.độ A Tr.độ B trở lên Tr.độ A Tr.độ B trở lên SL % SL % SL % SL % SL % Đằng Lâm 38 17 44,7 6 15,8 32 84,2 5 13,2 33 86,8 Đông Hải 54 23 42,6 3 5,6 51 94,4 2 3,7 52 96,3 Lê Lợi 67 16 23,9 7 10,4 60 89,6 5 7,5 62 92,5 Nam Hải 26 12 46,2 5 19,2 21 80,8 8 30,8 18 69,2 Tràng Cát 30 14 46,7 8 26,7 22 73,3 2 6,7 28 93,3 Đằng Hải 29 11 37,9 2 6,9 27 93,1 1 3,4 28 96,6 Toàn quận 244 93 38,1 31 12,7 213 87,3 23 9,4 221 90,6

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An)

2.2.4. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của đội ngũ giáo viên THCS quận Hải An thành phố Hải Phòng hiện nay

* Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên năm học 2013- 2014 Trƣờng THCS Xuất sắc (%) Khá (%) Trung bình (%) Kém (%) Đằng Lâm 76,3 18,4 5,3 Đông Hải 64,8 22,2 13 Lê Lợi 44,8 44,8 10,4 Nam Hải 76,9 15,4 7,7 Tràng Cát 60 30 10 Đằng Hải 69 17,3 13,7 Toàn quận 62,7 31,6 5,7

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX giáo viên trong 3 năm học gần đây

Năm học Tổng số GV Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình

2011-2012 232 54=23,2% 166=71,8% 12=5%

2012-2013 234 59=25% 168=72% 7=3% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2013-2014 244 64=26,3% 174=71,2 % 6=2,5%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Hải An) * Ưu điểm:

- Đội ngũ GV THCS của quận có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Nhiều GV rất tâm huyết với nghề, tận tuỵ với HS, luôn là tấm gƣơng sáng cho đồng nghiệp và cho HS noi theo.

- Có tinh thần vƣợt khó, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Giáo viên có thâm niên công tác lâu năm chiếm tỉ lệ khá đông. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy vì công tác giáo dục rất cần những ngƣời có vốn sống, đặc biệt có kinh nghiệm giảng dạy.

- Giáo viên đƣợc phân công công tác tƣơng đối ổn định, ít có sự biến đổi, xáo trộn, ảnh hƣởng đến hoạt động giảng dạy. Về cơ bản, số lƣợng giáo viên đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của các trƣờng.

- Thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học và đánh giá, xếp loại HS theo đúng yêu cầu mới.

- Những GV trẻ có trình độ và khả năng sử dụng tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cập nhật kiến thức mới, …

* Hạn chế:

- Vẫn còn một bộ phận GV lớn tuổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế, ngại đổi mới phƣơng pháp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chƣa tích cực bồi dƣỡng để vƣơn lên. Bên cạnh đó, đội ngũ GV trẻ

mới ra trƣờng đã đƣợc đào tạo cơ bản nhƣng chƣa có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức, quản lý HS, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp cũng nhƣ trong giải quyết các công việc.

- ĐNGV chƣa tích cực, chƣa chủ động tham gia đổi mới nội dung, phƣơng pháp, mà sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp truyền thống thiếu cải tiến, không phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đặc biệt kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học của GV còn hạn chế, không khai thác và phát huy đƣợc tính ƣu thế của thiết bị, từ đó không nâng cao đƣợc chất lƣợng bài giảng.

- Phần lớn GV còn hạn chế về kỹ năng: giải quyết các tình huống sƣ phạm, hƣớng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động...

- Đội ngũ cốt cán chuyên môn chƣa mạnh, còn e dè nể nang, phong trào bồi dƣỡng học sinh giỏi hiệu quả chƣa cao. Điều đó lý giải vì sao chất lƣợng học sinh giỏi thành phố còn khá khiêm tốn.

- Về cơ cấu đội ngũ còn nhiều vấn đề bất cập, thừa số lƣợng nhƣng lại thiếu chủng loại.

* Nguyên nhân yếu kém

- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ở nhiều trƣờng vẫn còn bị ảnh hƣởng của nếp nghĩ cũ, cách làm cũ, bằng kinh nghiệm là chính, ít có sự chuyển biến mạnh vƣơn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV THCS chƣa đƣợc các nhà trƣờng quan tâm đúng mức, thiếu những biện pháp thiết thực, khả thi, đặc biệt công tác BD chuyên môn chƣa có những giải pháp quyết liệt mang tính chất đột phá đi tắt đón đầu.

- ĐNGV nhìn chung chƣa tích cực và chủ động trong học tập và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu mới.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chƣa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Các báo cáo của các đơn vị còn nặng về thành tích, chƣa nhìn thẳng vào những yếu kém trong công tác quản lý chỉ đạo bồi dƣỡng GV.

- Chế độ chính sách, cơ chế tuyển biên chế, hợp đồng giáo viên còn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng thừa về số lƣợng nhƣng thiếu chủng loại và không phát huy đƣợc sự cô gắng của đội ngũ GV trẻ.

Những nguyên nhân trên cùng với khó khăn trong cuộc sống đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển, sự cống hiến của đội ngũ GV, một trong những lực lƣợng quan trọng và có tính chất quyết định trong công cuộc đổi mới GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 55 - 60)