8. Cấu trúc của luận văn
1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý bồi dƣỡng chuyên môn
giáo viên THCS
* Yếu tố khách quan
+ Nhu cầu bồi dƣỡng của nhà trƣờng: Thể hiện ở số lƣợng giáo viên, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần đƣợc bồi dƣỡng.
+ Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lý và của giáo viên về công tác bồi dƣỡng giáo viên.
+ Công tác quy hoạch bồi dƣỡng giáo viên theo hƣớng chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa cùng với những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dƣỡng.
+ Cung ứng các điều kiện về nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc bồi dƣỡng.
+ Sự quan tâm của Nhà nƣớc và sự đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và các đơn vị cơ sở.
+ Hiệu quả quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố: địa bàn, thời tiết, thời gian. Do vậy, trong quản lý cần chú trọng tới các vấn đề nhƣ: định hƣớng, ngăn ngừa xu hƣớng tùy tiện, lệch lạc thông tin về chất lƣợng giáo dục và nhu cầu xã hội về nhân lực, mô hình có tính ổn định
tƣơng đối và cơ chế tƣơng ứng cho công tác bồi dƣỡng, các văn bản quy định về công tác quản lý cho phù hợp để vận dụng tính thống nhất, tính phù hợp của nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng với đối tƣợng, loại hình bồi dƣỡng….
* Yếu tố chủ quan
+ Sự tác động của nhà quản lý: Một đội ngũ nhà giáo mạnh phải đảm bảo đủ về số lƣợng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, đƣợc sắp xếp hợp lý. Trong đó, mọi giáo viên đều có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo, nhạy bén và yêu nghề. Để tạo ra sức mạnh đội ngũ, ngoài nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lý phải biết tác động khôn khéo để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗi giáo viên thành sức mạnh đội ngũ. Có thể nói chất lƣợng của đội ngũ nhà giáo là sự phản ánh trung thực, hiệu quả của công tác quản lý và trình độ, năng lực của nhà quản lý giáo dục.
+ Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý công tác bồi dƣỡng và đội ngũ giảng viên trực tiếp bồi dƣỡng
+ Khả năng đa dạng hóa và lựa chọn các mô hình bồi dƣỡng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên tham dự lớp bồi dƣỡng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên THCS, chƣơng I đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên THCS, xác định nội hàm của quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THCS, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên THCS, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THCS trƣớc yêu cầu đổi mới GD.
Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng nòng cốt, biến các mục tiêu GD thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lƣợng và hiệu quả GD. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV cần tiến hành công tác BDGV theo chuẩn đã đƣợc Bộ GD&ĐT quy định, đặc biệt việc bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình, SGK ở THCS có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng chuyên môn cho giáo viên THCS.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG THCS QUẬN HẢI AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát về tình hình địa phương (quận Hải An, thành phố Hải Phòng)
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng, quận Hải An Phòng, quận Hải An
2.1.1.1. Thành phố Hải Phòng
Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ƣơng - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 phƣờng và thị trấn (70 phƣờng, 10 thị trấn và 148 xã). Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 ngƣời, trong đó dân cƣ thành thị chiếm 46,1% và dân cƣ nông thôn chiếm 53,9%.
- Về dân trí: Hải Phòng đã hoàn thành phổ cập GD Tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1990, hoàn thành giáo dục phổ cập GD THCS năm 2001, hiện tại đang thực hiện phổ cập GD THPT và nghề. Đến năm 2008 Hải Phòng cơ bản hoàn thành phổ cập GD THPT và nghề trong đó có quận Hải An.
- Về nhân lực: Hải Phòng đã chyển đổi 100% truờng Bổ túc văn hoá thành Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, cùng với các trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề đƣa tỉ lệ ngƣời lao động đƣợc học nghề là 45%. 100% xã, phƣờng, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng, duy trì hoạt động có hiệu quả góp phần nâng cao dân trí trên địa bàn Thành phố.
- Về nhân tài: Là một trong những thành phố nhiều năm liền có số lƣợng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế cao. Song trong những năm gần đây số lƣợng giải có chiều hƣớng giảm và ít giải cao.
2.1.1.2.Quận Hải An
- Theo Nghị định số 106/2002/NĐ- CP, ngày 20/12/2002 của Chính phủ và Quyết định số 356/QĐ- UB, ngày 11/02/2003 của UBND thành phố Hải Phòng, quận Hải An đƣợc thành lập và ra mắt nhân dân địa phƣơng ngày 10/05/2003 gồm có các phƣờng: Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát. Cho đến nay quận Hải An đã đƣợc mở rộng ra với tổng số là 8 phƣờng : Cát Bi, Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải, Tràng Cát, Thành Tô, Hải An trở thành quận lớn nhất của thành phố Hải Phòng.
- Quận Hải An nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng trên hƣớng ra biển, cách trung tâm thành phố 7 km; phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ, phía Đông giáp sông Cấm có cửa Nam Triệu đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền và sông Lạch Tray. Quận Hải An có diện tích 10.484,3051 ha với số dân tính đến năm 2012 là 84.416 ngƣời, mật độ dân số là 775 ngƣời/ km2. Tuy nhiên do đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã của huyện An Hải cũ nên kết cấu hạ tầng của quận rất kém, lạc hậu; đô thị chắp vá, thiếu đồng bộ, quản lý đô thị chƣa kịp thời, việc phát triển đô thị còn tuỳ tiện chƣa theo quy hoạch; kinh tế chƣa định hình rõ nét, mang nặng tính nông nghiệp, thủ công; trình độ dân trí kém, không đồng đều; nhận thức của phần lớn dân cƣ còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, tâm lý, tập quán dòng họ, làng xã còn nặng nề, chƣa hình thành lối sống văn minh đô thị; chất lƣợng dạy và học xếp hạng thấp của thành phố, tỷ lệ học sinh bỏ học đông. Một số vấn đề nhƣ ma tuý, ô nhiễm môi trƣờng, trật tự xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp, có nhiều vụ việc phức tạp kéo dài nhiều năm chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan ban ngành đoàn thể chƣa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
2.2. Khái quát về giáo dục THCS quận Hải An
2.2.1. Quy mô phát triển giáo dục và giáo dục THCS
Sau 11 năm thành lập, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn song cho đến nay mạng lƣới quy mô trƣờng lớp liên tục đƣợc củng cố và phát triển.
- Toàn quận có:
+ Mầm non: 16 trƣờng: 01 trƣờng công lập, 06 trƣờng công lập tự chủ tài chính, 10 trƣờng tƣ thục và 58 lớp mẫu giáo tƣ thục lẻ và nhóm trẻ gia đình.
+ Tiểu học: 07 trƣờng công lập. + THCS:06 trƣờng công lập.
+ THPT: 03 trƣờng (Trong đó 02 trƣờng Quốc lập, 01 trƣờng THPT Phan Chu Trinh).
+ 01 Trƣờng dạy nghề quận.
+ Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia: giai đoạn II là 02 trong đó có 01Trƣờng Mầm non (Cát Bi), 01 Trƣờng Tiểu học (Nam Hải); giai đoạn I là 11 trong đó 03 trƣờng Mầm non(Tràng Cát, Đằng Hải, Đông Hải II),có 4 trƣờng Tiểu học (Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 2, Tràng Cát), 3 trƣờng THCS (Đông Hải, Đằng Hải, Đằng Lâm) và 01 trƣờng THPT( Lê Quý Đôn).
+ 100% HS đủ tuổi đến trƣờng của 2 cấp Tiểu học, THCS và các cháu 5 tuổi ở GD Mầm non. 100% số HS tốt nghiệp THCS đƣợc vào học ở các loại hình: THPT (công lập, dân lập, tƣ thục), Bổ túc và nghề.
+ Các mô hình GD phát triển đa dạng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lƣợng GD-ĐT nhờ các hình thức tổ chức dạy học nhƣ: học 2 buổi/ngày; bán trú; nhiều buổi/tuần; học tự chọn; nhóm trẻ gia đình; mẫu giáo tƣ thục, lớp dạy nghề ngắn hạn, lớp dạy nghề dài hạn, lớp bồi dƣỡng kiến thức tại các Trung tâm học tập cộng đồng, lớp phổ cập, v.v...
Bảng 2.1: Quy mô trƣờng lớp cấp THCS quận Hải An
Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014
Lớp 105 105 105 106 107
Số HS 3776 3811 3866 3919 4100
(Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm học từ 2009-2010 đến 2013-2014 - Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An)
Nhìn chung về quy mô đảm bảo sự phát triển thông thƣờng, đáp ứng nhu cầu phát triển của quận và yêu cầu phổ cập của các cấp học.
Mạng lƣới, quy mô trƣờng lớp trong những năm qua tuy có những chuyển biến tích cực song vẫn còn bộc lộ những bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới.
* Đối với GD Mầm non, GD Tiểu học và THCS:
- Các trƣờng Mầm non không đủ phòng học để đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu trên địa bàn. Một số trƣờng Tiểu học và THCS không có phòng bộ môn, chƣa đủ điều kiện về CSVC đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.
- Cơ sở vật chất ở một số trƣờng xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và hoạt động dạy học.
Mặc dù quận đã có đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp một số công trình của các trƣờng song tiến độ rất chậm. Cần phải tiếp tục đầu tƣ lớn và đầu tƣ có trọng điểm. Xây mới các trƣờng cho các phƣờng mới thành lập và chia tách thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu.
* Các trƣờng THPT tuy có cố gắng lớn trong việc đầu tƣ xây dựng CSVC, tăng số phòng học, tăng chỉ tiêu tuyển sinh song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vào học THPT của con em nhân dân trên địa bàn quận. Hàng năm còn khoảng gần 500 học sinh tốt nghiệp THCS chƣa đƣợc vào học các trƣờng THPT quốc lập, điều này gây áp lực lớn đối với việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn.
Những trƣờng có số học sinh đông, bên cạnh khó khăn trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật trƣờng lớp học, còn tạo ra những trở ngại lớn ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giảng dạy của giáo viên cũng nhƣ việc học tập của học sinh. Do số học sinh đông nên tỷ lệ học sinh trên lớp cao, dẫn đến việc quản lý lớp học của giáo viên gặp khó khăn; việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, chú ý đến từng đối tƣợng học sinh trong 1 tiết dạy khó thực hiện. Vì thế chất lƣợng giờ dạy không cao. Trong những giờ dạy có sử dụng đồ dùng dạy học, số học sinh đông nên lƣợt học sinh đƣợc thực hành ít, dẫn đến khả năng thực hành của học sinh ngay từ cấp THCS luôn hạn chế.
2.2.2. Chất lượng giáo dục và giáo dục THCS
Tính đến tháng 9 năm 2014
a. Ngành học Mầm non + Chất lượng chăm sóc:
- Tổng số trẻ huy động ra các loại hình đạt 6596/9805 dân số độ tuổi = 67,2%. Trong đó: Nhà trẻ đạt 1479/4010 =36,8%
Mẫu giáo đạt 5117/5795 =88,3%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi : 1740/1767 =98%.
100% trẻ đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tại các trƣờng đảm bảo đúng yêu cầu độ tuổi. Tỷ lệ kênh bình thƣờng đạt 96,7%; Kênh nguy cơ: 3,3% .
+ Chất lượng giáo dục:
Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đổi mới giáo dục Mầm non. 100% các chỉ tiêu trên 5 lĩnh vực phát triển của trẻ đều đạt và vƣợt so với kế hoạch của Thành phố và quận. Triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi quy định tại Thông tƣ số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ GD&ĐT tới 100% các lớp mẫu giáo 5 tuổi, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non mới, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo từng lĩnh vực phát triển, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với trẻ hƣớng tới đạt mục tiêu giáo dục.
Khối Mầm non Tƣ thục đƣợc quan tâm chỉ đạo, quản lý nên đã có những chuyển biến rõ nét trong quản lý và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục. UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục, UBND phƣờng, các cơ sở giáo dục mầm non về công tác quản lý, phát triển loại hình tƣ thục và nhóm trẻ gia đình. Tăng cƣờng phối hợp trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra giữa ngành Giáo dục với UBND các phƣờng đối với loại hình này. Chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức giao ban hàng tháng đối với tƣ thục, nhóm trẻ gia đình để tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ.
b. Cấp Tiểu học
Với tổng số 6574 học sinh/ 171 lớp ( đạt 100% dân số độ tuổi trên địa bàn ). - 100% trƣờng triển khai dạy Tin học, Ngoại ngữ và tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu, rèn kỹ năng sống nhằm trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh. Tỷ lệ học sinh đƣợc học Ngoại ngữ đạt 100%, vƣợt chỉ tiêu Sở GD&ĐT là 25%. Tỷ lệ học sinh học Tin học là 5156/6574 đạt 78,5%, vƣợt chỉ tiêu của Sở GD&ĐT là 28,5%.
- Trƣờng TH Đằng Lâm triển khai hiệu quả mô hình “ Trƣờng học mới Việt Nam ” đƣợc Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao đồng thời chỉ đạo nhân rộng trong toàn thành phố.
+ Nuôi dạy bán trú: 100% các trƣờng thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chất lƣợng hai mặt giáo dục :
+ Hạnh kiểm: 100% hoàn thành 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. + Học lực: loại Giỏi đạt 54,8%.
- 100% học sinh lớp 5 đủ điều kiện chuyển cấp vào học lớp 6.
- Chất lượng học sinh giỏi:
+ Cấp quận đạt 1362 giải/ 2578 HS dự thi (52,8% ).
c. Cấp THCS
Tổng số học sinh là 4100 học sinh, biên chế vào 107 lớp, trong đó đạt 100% dân số trong độ tuổi.
- Các trƣờng THCS tổ chức cho học sinh đƣợc học 2 buổi/ngày hoặc nhiều buổi/tuần đạt tỷ lệ 51,9% (2127 HS)
- 100% số học sinh đƣợc học môn tự chọn, trong đó môn tự chọn đƣợc ƣu tiên là Tin học, nghề Điện dân dụng và Nấu ăn
- Kết quả 2 mặt giáo dục: + Hạnh kiểm: Tốt đạt 96,8%. + Học lực: Giỏi đạt 56,7%.
+ Tỷ lệ học sinh đƣợc công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2013-2014 đạt 100%, trong đó: loại giỏi: 58,3 %, loại khá: 30,9 %; loại Trung bình: 10,8 %.
+ Tỷ lệ vào THPT quốc lập toàn quận đạt 71,7%, đứng tốp đầu trong toàn thành phố. Điểm trung bình trở lên đối với môn Toán toàn quận đạt 6,18 điểm; môn Ngữ văn đạt 6,25 điểm.