Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 75 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của quản lý trƣờng học. Bản chất của quản lý trƣờng học là một hệ thống những tác động sƣ phạm hợp lý và có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng hƣớng vào hoàn thành có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu dự kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của Hiệu trƣởng với hoạt động giảng dạy và sinh hoạt của giáo viên trong nhà trƣờng.

Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý BDCM nhƣ: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựng điều kiện để thực hiện, kiểm tra, đánh giá. Việc đề xuất phát triển, bồi dƣỡng CM đội ngũ giáo viên cần xử lý, tích hợp các khía cạnh nhƣ quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng… để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CM, sử dụng đội ngũ giáo viên nhà trƣờng hợp lý và hiệu quả.

Trong thực tiễn, các biện pháp có tác động biện chứng lẫn nhau, quan hệ mật thiết, logic với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Sự đồng bộ trong biện pháp quản lý phải chú ý phối hợp chặt chẽ giữa việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng với các thành viên tham gia vào việc bồi dƣỡng giáo viên của nhà trƣờng.

Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì mới nâng cao chất lƣợng giáo viên và khi đó chất lƣợng giáo dục và đào tạo toàn diện mới đạt hiệu quả thực thụ. Lúc đó mới thể hiện đƣợc sự thống nhất ý chí và hành động của tập thể các nhà giáo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 75 - 76)