Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 77 - 109)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên

THCS quận Hải An, thành phố Hải Phòng

3.2.1. Biện pháp 1: Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu giáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

3.2.1.1. Mục tiêu

Quản lý bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên hiện nay phải hƣớng tới việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên, bằng cách cung cấp cho họ một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc cụ thể đó là phƣơng pháp dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Ngƣời Hiệu trƣởng phải hệ thống đƣợc những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định đƣợc tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dƣỡng. Biện pháp này vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của giáo viên các trƣờng THCS, vừa hạn chế sự tốn kém về kinh phí cho các trƣờng vì không phải lặp lại những nội dung mà chính giáo viên đã biết. Xác định đƣợc đúng vấn đề đang cần thiết sẽ tạo đƣợc hứng thú học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dƣỡng sẽ cao, từ đó giúp cho công tác quản lý của Hiệu trƣởng các trƣờng sẽ đạt kết quả tốt.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành. Khuyến khích giáo viên tham gia tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh",Cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động " Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức tự học và sáng tạo",...

x

.

-

: . . . . . :

-

- Kiến thức về dạy học tích hợp, bản đồ tƣ duy... - - - . - - : . . . . . . , nhiều trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

: . - - . ,ngoại ngữ .

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Căn cứ vào từng loại hình bồi dƣỡng và theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, nhà trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch, cử giáo viên tham gia bồi dƣỡng theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT cũng nhƣ kế hoạch học tập, bồi dƣỡng chính trị của quận ủy.

Hàng năm, nhà trƣờng xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ trong đó quan tâm chú ý việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày lễ lớn lồng ghép với nội dung bồi dƣỡng báo cáo viên, mua tài liệu và chế độ khen thƣởng cho công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ giáo viên trong trƣờng.

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng ngƣời

3.2.2.1. Mục tiêu

- Xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng ngƣời quản lý để thống nhất chỉ đạo.

- Điều tra, khảo sát để xác định đƣợc nhu cầu về nội dung và đối tƣợng cần đào tạo bồi dƣỡng.

- Từ điều tra, khảo sát trên, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, giúp cho mọi đối tƣợng đều đƣợc tham gia bồi dƣỡng. Lập kế hoạch còn giúp cho ngƣời quản lý không sót việc, chủ động trong hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

- Khắc phục đƣợc những hạn chế về mặt quản lý đã chỉ ra trong chƣơng 2

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện

* Dự báo kế hoạch phát triển giáo dục :

Hàng năm, căn cứ dân số độ tuổi trên địa bàn phƣờng, sự tăng dân số cơ học để xây dựng kế hoạch phát triển GD về số lớp, số HS, số GV, cán bộ và cơ cấu nhân sự các tổ chức trong nhà trƣờng. Trên cơ sở nắm bắt số học sinh và nhu cầu giáo viên bộ môn trong nhà trƣờng lập kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên khắc phục tình trạng thừa số lƣợng GV nhƣng lại thiếu chủng loại cần thiết.

Dự báo phát triển đội ngũ GV là căn cứ quan trọng để nhà trƣờng xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dƣỡng CMGV.

* Tổ chức rà soát, đánh giá xếp loại GV:

Đây là công việc cần thiết trƣớc khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dƣỡng GV. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để các nhà trƣờng

xây dựng kế hoạch BD phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của GV đồng thời giúp Hiệu trƣởng lựa chọn chính xác đội ngũ GV cốt cán các bộ môn - nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dƣỡng tại đơn vị. Công tác này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong năm học. Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học, mỗi GV và các trƣờng THCS sẽ tiến hành đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó nắm bắt đƣợc các điểm mạnh điểm yếu của từng GV và nhu cầu cần bồi dƣỡng cho đội ngũ. Đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng GV đạt hiệu quả.

* Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng :

Để việc bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS quận Hải An đạt hiệu quả chất lƣợng tốt, tránh đƣợc lãng phí, trƣớc hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả về số lƣợng và chất lƣợng (trình độ chuyên môn, cơ cấu môn học...). Nhƣ những việc điều tra ở chƣơng 2 đã nêu ra.

Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng bắt đầu từng GV và toàn bộ GV của trƣờng. Những thông tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng:

- Nội dung đào tạo bồi dƣỡng - Đối tƣợng đào tạo bồi dƣỡng - Trình độ đào tạo bồi dƣỡng - Thời gian thực hiện

- Phạm vi thực hiện…

* Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng :

Công tác kế hoạch hoá là một công tác quan trọng của mỗi cấp quản lý giáo dục. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hoá bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên các trƣờng THCS việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. Đề ra đƣợc phƣơng án bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên phù hợp và sát thực với cơ sở thì các cấp quản lý giáo dục

quyết định tốt đến hiệu quả và chất lƣợng bồi dƣỡng. Kế hoạch sẽ đƣợc triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải đƣợc xây dựng từ trong hè, đặc biệt là từ đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch tổng thể phải dựa trên cơ sở: - Kế hoạch bồi dƣỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Kế hoạch bồi dƣỡng của Sở giáo dục và Đào tạo.

- Phƣơng hƣớng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Điều kiện thực tế của quận và nhà trƣờng. (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khả năng, hứng thú), cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dƣỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Trong kế hoạch BD chuyên môn phải thể hiện các nội dung về phát triển đội ngũ : Xây dựng ĐNGV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Kế hoạch ĐT-BD đội ngũ phải đảm bảo các nội dung : - Mục tiêu

- Chỉ tiêu

- Biện pháp thực hiện

- Điều kiện (các nguồn lực) thực hiện - Thời gian thực hiện, v.v...

Trong chu trình quản lý, kế hoạch hoá là giai đoạn đầu quan trọng nhất, vì thế cán bộ quản lý phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng và nắm bắt đƣợc thông tin làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội và ngoại lực, tìm phƣơng pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phƣơng án tối ƣu. Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cần phải thấy hết các yếu tố phức hợp và tƣơng tác, đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của từng cá thể đơn lẻ, của từng bộ phận.

Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên giúp cho cán bộ quản lý trƣờng THCS chủ động về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt

động của nhà trƣờng, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt đƣợc và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên.

Thực tế xuất phát điểm của công tác bồi dƣỡng giáo viên chính từ kế hoạch phát triển giáo dục. Thực chất bồi dƣỡng giáo viên là một bộ phận góp phần làm cho giáo dục phát triển. Khi kế hoạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn đƣợc định hình thì định hƣớng và kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên phải tuân thủ theo.

Sau khi nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về số lƣợng và chất lƣợng, nhà trƣờng xây dựng kế hoạch báo cáo Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên THCS (đây cũng là một nội dung nằm trong đề án quy hoạch phát triển giáo dục của quận Hải An đến năm 2015 định hƣớng năm 2020) đó là: Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, chuẩn hoá và trên chuẩn về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu:

- Số giáo viên THCS cần bồi dƣỡng để nâng chuẩn môn 2 (theo chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Số giáo viên THCS cần bồi dƣỡng để nâng trình độ trên chuẩn. - Số GV cần bồi dƣỡng để tiếp tục thực hiện thay sách giáo khoa mới. - Số giáo viên bồi dƣỡng về nghiệp vụ tay nghề...

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Báo cáo Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, UBND quận về kế hoạch BD để xin hỗ trợ các điều kiện (kinh phí, thời gian, báo cáo viên); phối hợp các trƣờng THCS toàn quận tổ chức bồi dƣỡng hoặc mời giảng viên, báo cáo viên...

Chuẩn bị các điều kiện, các phƣơng tiện cho ĐT-BD: Địa điểm tổ chức, mua sắm tài liệu, thiết bị, đồ dùng, máy tính, máy chiếu; Hợp đồng giảng viên, GV hƣớng dẫn; Kinh phí; Sắp xếp thời gian để thực hành bồi dƣỡng…

Thực hiện xã hội hoá GD, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trƣờng, trong trƣờng, cá nhân ngƣời học hỗ trợ, giúp đỡ vật chất, tài chính cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng GV.

3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh việc chú ý tới quản lý nội dung bồi dƣỡng chuyên môn cho GV sao cho thiết thực để nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV cần quan tâm tới việc quản lý các hình thức bồi dƣỡng chuyên môn. Lựa chọn các hình thức BD chuyên môn cho GV phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập của GV và đem lại chất lƣợng, hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện

,

.

. . . . c) Tự bồi dưỡng. - .

- Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu tài liệu.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các hình thức bồi dƣỡng nêu trên đƣợc tổ chức thực hiện phụ thuộc vào các yếu tố : Nội dung, đối tƣợng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực: kinh phí, cơ sở vật chất, sự bố trí giảng dạy của GV. Ngoài ra còn phụ thuộc kế hoạch của các trƣờng, của Phòng GD và của các cấp quản lý.

Các hình thức bồi dƣỡng cần đƣợc tổ chức và chỉ đạo sát sao, thực hiện một cách nền nếp.

3.2.4. Biện pháp 4: Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dưỡng chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác BDCM theo kế hoạch của từng giáo viên để khẳng định cái tốt, tìm ra những hạn chế, thiếu sót để điều chỉnh rút kinh nghiệm tiếp tục bồi dƣỡng. Coi kết quả BDCM là một trong những tiêu chí để đánh giá giáo viên.

Việc đánh giá giúp cho Hiệu trƣởng xem xét quyết định của mình có phù hợp, có sát thực hay không để có những điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong quản lý hoạt động BDCM. Kiểm tra nhằm tác động vào trách nhiệm, quyền hạn, hành vi của giáo viên trong quá trình thực hiện công tác BDCM. Kiểm tra, đánh giá giúp ngăn ngừa những sai sót vì có thể phát hiện những nguy cơ sai sót. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Kiểm tra khéo léo thì bao nhiêu khuyết điểm sẽ lòi ra hết, lần sau khuyết điểm sẽ bớt đi”.

Đánh giá kết quả BDCM giáo viên nhằm xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá các yêu cầu theo kế hoạch. Trên cơ sở đó đƣa ra các khuyến nghị cho giáo viên đƣợc đánh giá và các cấp quản lý giáo dục nhằm không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp đồng thời khắc phục những yếu kém và động viên các mặt mạnh mà giáo viên đã làm đƣợc.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Khi kiểm tra, đánh giá công tác BDGV phải thể hiện tính toàn diện, khách quan, đặc biệt đối với bồi dƣỡng tại chỗ:

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chƣơng trình. Chƣơng trình dạy học là văn bản pháp quy, là những quy định bắt buộc mọi giáo viên phải tuân theo. Kiểm tra, đánh giá xem giáo viên thực hiện nhƣ thế nào để từ đó có biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc mà giáo viên đang mắc phải.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ chƣơng trình theo phân phối chƣơng trình giảng dạy các môn học. Kiểm tra, đánh giá để thấy đƣợc việc thực hiện chƣơng trình có đầy đủ, kịp thời, có bị cắt xén chƣơng trình không. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn.

Kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp của giáo viên. Nội dung soạn bài cần đảm bảo các yêu cầu: Xác định đúng mục tiêu bài dạy; xác định đúng những công việc cần chuẩn bị của thầy và trò; xây dựng đƣợc các hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ dạy; xác định đƣợc phƣơng pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Kiểm tra nội dung đã đảm bảo đúng, đủ kiến thức trọng tâm của bài và đảm bảo tính khoa học, hệ thống.

Kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy trên lớp thể hiện: Nề nếp, tổ chức lớp học; việc đảm bảo nội dung bài dạy: truyền thụ kiến thức (đảm bảo kiến thức cơ bản, hệ thống), kỹ năng thực hành, giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm; việc vận dụng các phƣơng pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; đánh giá chung bài dạy của thầy và kết quả tiếp thu bài của trò.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên: Thực hiện đầy đủ ngày giờ công, các buổi sinh hoạt chuyên môn, nề nếp ra vào lớp; có ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định; có chấm, chữa và trả bài đầy đủ theo quy định.

Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên thể hiện thông qua kết quả kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ và kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh cuối kỳ và cuối năm.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các công tác khác nhƣ: Công tác chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa; ý thức tham gia các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể; công tác viết sáng kiến kinh nghiệm (giải pháp hữu ích) và việc vận dụng vào giảng dạy.

*Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên trung học cơ sở Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng (Trang 77 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)