Doanh thu phí bảo hiểm gốc

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm ngân hàng công thương việt nam (Trang 63 - 66)

Bảng 2.6: Doanh thu phí BH gốc của Bảo Ngân giai đoạn 2007-2010

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

1. Doanh thu phí

(tỷ đồng) 25,599 23,824 66,499 130,760

2. Lượng tăng liên

hoàn (tỷ đồng) - -1,775 42,675 64,261

3. Tốc độ tăng liên

hoàn (%) - -6.93 179.13 96.63

(Nguồn: Công ty bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam)

Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2008 giảm so với năm 2007, với mức giảm là 6.93%. Tốc độ tăng trưởng chậm này do nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung nguyên nhân vào sự kiện chính: năm 2008 là năm Công ty chuyển đổi mô hình từ Công ty liên doanh sang Công ty TNHH, Ngân hàng Công thương Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của phía đối tác. Cùng với sự kiện này, số lượng khách hàng truyền thống của phía đối tác đã giảm đi nhanh chóng. Trong khi đó lượng khách hàng khai thác trong hệ thống Ngân hàng Công thương còn nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống. Tuy nhiên, từ năm 2009, khi thị trường mục tiêu của công ty được xác định lại và tập trung khai thác, doanh thu phí bảo hiểm các năm sau đều tăng hơn năm trước, đặc biệt là năm 2009 với mức tăng trưởng cao nhất là 179.13%.

Bảng 2.7: Doanh thu phí BH gốc của Bảo Ngân theo từng nghiệp vụ

TT Nghiệp vụ bảo hiểm 2007 2008 2009 2010

1 Bảo hiểm xe cơ giới 3,469 3,777 25,257 48,212

2 Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con

người 883 1,083 1,220 6,145

3 Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 37 100 2,963 7,528

4 Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 1,940 9,040 17,139 40,121

5 Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và cháy nổ 9,329 4,761 8,282 14,832

6 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 5,330 3,802 10,637 13,078

7 Các nghiệp vụ khác 4,611 1,261 1,001 844

Tổng

25,599

23,82

4 66,499 130,760

Bảng 2.8: Tỷ trọng phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ của Bảo Ngân

Đơn vị tính : %

TT Nghiệp vụ bảo hiểm Tỷ trọng

2007 2008 2009 2010

1 Bảo hiểm xe cơ giới 13.55 15.85 37.98 36.87

2 Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 3.45 4.55 1.83 4.70 3 Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu 0.14 0.42 4.46 5.76

4 Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 7.58 37.94 25.77 30.68

5 Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và cháy nổ 36.44 19.98 12.45 11.34 6 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 20.82 15.96 16.00 10.00

7 Các nghiệp vụ khác 18.01 5.29 1.51 0.65

Tổng 100 100 100 100

Qua các bảng số liệu trên có thể thấy doanh thu phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm tăng nhưng không đều nhau. Doanh thu phí bảo hiểm của nhóm nghiệp vụ được cho là mang lại hiệu quả cao bao gồm Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản và cháy nổ, Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển có tăng nhưng lượng tăng lại không đáng kể. Trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng mạnh và vuợt qua tất cả doanh thu của các nghiệp vụ khác.

Đồng thời nếu xét đến cơ cấu doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu phí. Tuy nhiên đây lại không phải là sản phẩm mà công ty có thế mạnh trên thị trường, các công ty lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO đang là những công ty dẫn đầu trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Vì vậy, việc doanh thu của Công ty phụ thuộc khá nhiều vào nghiệp vụ bảo hiếm xe cơ giới là một điều không tốt, chỉ cần có những biến động thị trường làm nghiệp vụ này khó khăn thì doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể đến việc đây là nghiệp vụ được thị trường đánh giá có mức độ tổn thất rất cao.

hiệu quả là chính, phát triển theo định hướng của Công ty có yếu tố vốn đầu tư nước ngoài với quy mô nhỏ gọn hiệu quả. Sau năm 2008, với mục tiêu chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn, cơ cấu doanh thu đã nghiêng về phía các nghiệp vụ có tính rủi ro cao nhưng dễ dàng triển khai, doanh thu mang lại nhiều hơn. Ngược lại các nhóm nghiệp vụ khác lại không được tập trung thúc đẩy. Về dài hạn Công ty phải điều chỉnh cơ cấu doanh thu của các nghiệp vụ cho phù hợp.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm ngân hàng công thương việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w