a. Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của DNBH là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện vị thế cạnh tranh, năng lực chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nói đến thị phần của DNBH là nói đến thị trường phát triển không còn mang tính độc quyền. Trên thị trường các DNBH có cơ hội như nhau song doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn các doanh nghiệp khác có nghĩa là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó lớn hơn. Chỉ tiêu thị phần của
doanh nghiệp gồm có: thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối. Thị phần tuyệt đối:
Thị phần theo doanh thu: được tính bằng tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu phí của toàn thị trường bảo hiểm trong giai đoạn đó. [13]
Thị phần DNBH= Doanh thu của DN/ Tổng DT toàn thị trường (1.2) Chỉ tiêu này phản ánh quy mô toàn thị trường của doanh nghiệp bảo hiểm, cho biết vị thế cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của DNBH tại một thời điểm nào đó. Dựa vào sự thay đổi của chỉ tiêu này có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc giữ vững thị trường, mở rộng thị trường. Nếu chỉ tiêu này tăng lên có nghĩa là DNBH vẫn giữ được thị trường tiêu thụ, còn nếu chỉ tiêu này giảm tức là thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đang giảm sút.
Ngoài ra, thị phần tuyệt đối còn được tính theo số hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết được hoặc tổng số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp đảm bảo nhận trách nhiệm: [13]
Thị phần= Tổng số hợp đồng bảo hiểm DN kí kết được/ Tổng số hợp đồng bảo hiểm được ký kết trên toàn thị trường. (1.3)
Hoặc:
Thị phần= Tổng STBH doanh nghiệp nhận trách nhiệm/ Tổng STBH trên toàn thị trường. (1.4)
Thị phần tương đối: là thị phần của doanh nghiệp so với thị phần của đối thủ cạnh tranh.
Thị phần tương đối= Thị phần của doanh nghiệp/ Thị phần của đối thủ cạnh tranh. (1.5)
Thị phần tương đối cho biết khả năng cạnh tranh về sản phẩm của DNBH so với đối thủ của mình, từ đó giúp DNBH nhìn nhận, đánh giá năng lực của mình và có chiến lược cạnh tranh thích hợp.
Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, tài sản cố định, tài sản lưu động, các quỹ dự phòng nghiệp vụ, ...
Nguồn vốn chủ sở hữu: Gồm vốn điều lệ được góp khi thành lập doanh nghiệp, các quỹ và các khoản tích luỹ.
Nguồn vốn vay: gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải trả về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định, đặc biệt doanh nghiệp bảo hiểm có nguồn vốn vay là các quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong BHPNT gồm:
Dự phòng phí: là dự phòng nhằm đảm bảo cho những rủi ro và chi phí chung liên quan đến rủi ro chưa xảy ra và có thể xảy ra kể từ ngày khoá sổ niên độ tài chính đến ngày kết thúc kỳ hạn của các hợp đồng bảo hiểm., DP bồi thường, dự phòng dao động lớn.
Dự phòng phí ở Việt Nam có thể trích theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm hoặc trích theo phương pháp lập hệ số thời hạn hợp đồng bảo hiểm (phương pháp 1/24, phương pháp 1/365).
Dự phòng bồi thường: là một phần phí bảo hiểm được trích lập để dự trữ đảm bảo việc thanh toán cho những tổn thất thuộc các loại:
+ Tổn thất đã xảy ra, đã xác định thuộc trách nhiệm của DNBH nhưng chưa giải quyết chi trả.
+ Tổn thất đã xảy ra, chưa xác định được có thuộc trách nhiệm của DNBH hay không.
+ Tổn thất đã xảy ra nhưng DNBH chưa biết.
Như vậy, việc trích lập dự phòng bồi thường là do sự sai lệch giữa thời điểm xảy ra tổn thất và thời điểm thanh toán bồi thường được thực hiện.
Dự phòng dao động lớn: Dự phòng dao động lớn là dự phòng được lập nhằm khắc phục những tổn thất lớn nằm ngoài dự kiến xảy ra mà tổng phí giữ lại trong
năm tài chính, sau khi đã trích lập dự phòng phí và dự phòng bồi thường, không đủ để chi trả bồi thường phần trách nhiệm giữ lại của DNBH.
c. Hệ thống sản phẩm và chất lượng dịch vụ
Hệ thống sản phẩm bảo hiểm đảm bảo khả năng DNBH có thể tham gia thị trường đến mức độ nào. DNBH có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm trọn gói với khách hàng hay không. Các DNBH thông thường ít bị hạn chế về việc phát triển sản phẩm theo quy định của Bộ Tài Chính (ngoại trừ các DNBH nước ngoài). Tuy nhiên khả năng đáp ứng dịch vụ của mỗi DNBH không phải như nhau. Hệ thông sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của DNBH PNT.
Sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm vô hình, do đó ngay khi trả tiền mua, khách hàng sẽ không cảm nhận được và thấy được sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Nắm bắt được đặc điểm này, DNBH đã nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua các dịch vụ đi kèm, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng đa dạng hoá sản phẩm và liên tục đổi mới sản phẩm bắt nhịp với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Khâu giám định, bồi thường tổn thất cũng là khâu hết sức quan trọng, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.DNBH với công tác giám định và giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, để khách hàng trung thành hơn với doanh nghiệp.
d. Thương hiệu của doanh nghiệp
Thương hiệu được định nghĩa là cái tên gắn liền tên tuổi, uy tín của các DNBH. Thương hiệu dùng để phân biệt DNBH này và DNBH khác trên. Nó là một chỉ tiêu mang tính định tính dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, người mua bảo hiểm chỉ nhận được tiền bảo hiểm khi có sự kịên bảo hiểm xảy ra, khi khách hàng đóng tiền mua sản phẩm bảo hiểm chỉ nhận được lời cam kết sẽ được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm từ phía DNBH. Vì vậy, khi quyết định tham gia mua bảo hiểm, khách hàng thường coi trọng tên tuổi, uy tín của các DNBH. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm rất dễ bắt ch- ước do không có sự độc quyền về công nghệ hay kỹ thuật. Khi đó, với những sản phẩm như nhau, DNBH nào có thương hiệu mạnh hơn có thể định mức phí cao hơn, nhưng vẫn có nhiều khách hàng lựa chọn vì họ tin rằng, họ sẽ được đảm bảo an toàn
và phục vụ tốt hơn. Hơn nữa, với tâm lý tin tưởng vào doanh nghiệp sẽ tạo động lực để họ tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm. Điều đó tạo cho DNBH lượng khách hàng ổn định, và từ đó làm tăng doanh thu và thị phần trên thị trường bảo hiểm.
e. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người là lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của DNBH. Cơ cấu nhân sự trong DNBH bao gồm: cán bộ quản lý, nhân viên và những trung gian trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Khi một DNBH có trong tay đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, chuyên nghiệp và sáng tạo trong công việc, có trình độ nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo sức mạnh đa DNBH vượt qua mọi khó khăn, để chiến thắng trong cạnh tranh.
Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò đầu tàu, quyết định hoạt động hiệu quả của con người trong DNBH, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Một cán bộ có đầy đủ năng lực cần thiết, hoạt động có hiệu quả sẽ giảm được chi phí quản lý. Bên cạnh đội ngũ quản lý, đội ngũ nhân viên trong DNBH đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả cuối cùng trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Nhân viên bảo hiểm là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hình ảnh của DNBH trong mắt của khách hàng trước hết phải là người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với họ trong quá trình bán sản phẩm, trong việc chăm sóc bằng dịch vụ cụ thể. Mục tiêu này chỉ đạt được khi doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên, hệ thống đại lý có đủ năng lực trình độ về nghiệp vụ, có năng lực thuyết phục cao, có kinh nghiệm hoạt động và có đạo đức nghề nghiệp…
f. Hệ thống phân phối
Phát triển được mạng lới chi nhánh, đại lý rộng khắp sẽ tạo cơ hội tốt cho DNBH khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm, bởi tính linh hoạt và tiện lợi sẽ tạo tâm lý cho khách hàng là đựoc phục vụ chu đáo hơn. Khách hàng sẽ ưa thích và an tâm hơn khi tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp có mạng lưới chi nhánh, đại lý lớn khắp các tỉnh thành, phục vụ khách hàng được tại nhiều khu vực khác nhau. Hơn thế nữa, hệ thống chi nhánh, đại lý nhiều sẽ góp phần quảng bá tên tuổi và th- ương hiệu cho doanh nghiệp, giúp hình ảnh của doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn nữa. Do đó, khả năng cạnh tranh cuả các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn khi xây dựng đựơc hệ thống chi nhánh, đại lý tại nhiều nơi, nhiều vùng miền khác nhau trên toàn quốc.