Điều gì làm cho Phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, đơn giản mà nghĩ, nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được. Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Để lập ma trận SWOT người quản trị phải thực hiện qua 08 bước như sau:
Bước 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài ( O1, O2…)
Bước 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài ( T1, T2…)
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp ( S1, S2…)
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp ( W1, W2..)
Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh với cơ hội hình thành các chiến lược (SO)
Bước 6: Kết hợp các điểm yếu với cơ hội hình thành các chiến lược (WO)
Bước 7: Kết hợp các diểm mạnh với đe dọa hình thành các chiến lược (SO)
Bước 8: Kết hợp các điểm yếu với đe doạ hình thành các chiến lược (WT)
Bảng 1.1 : Ma trận SWOT thị trường bảo hiểm Việt Nam
Điểm mạnh
- Môi trường chính trị, kinh tế vi mô ổn định;
- Môi trường pháp lý ngày càng minh bạch và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế;
- Các công ty bảo hiểm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và ngày càng có uy tín;
- Mỗi nhóm công ty bảo hiểm đều có những thế mạnh riêng tạo nên lợi ích cạnh tranh :
* Công ty bảo hiểm Nhà nước; * Công ty bảo hiểm có vốn đầu tư
Điểm yếu
- Các qui định pháp luật vẫn còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành bảo hiểm;
- Cơ chế cung cấp thông tin cho các DNBH tại các cơ quan quản lý Nhà nước chưa rõ ràng và nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế;
- Thị trường chưa phát triển cân xứng, mức độ tập trung thị trường cao;
- Các công ty bảo hiểm trong nước chưa có chiến lược phát triển dài hạn, thiếu kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật chuyên ngành lẫn
nước ngoài;
* Công ty cổ phần.
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển.
khả năng ứng dụng công nghệ thông tin; - Các công ty bảo hiểm trong nước chưa có tiềm lực tài chính mạnh
- Hiện tượng cạnh tranh dựa trên quan hệ, giảm phí còn phổ biến;
- Người tiêu dùng cá nhân còn rất thiếu kinh nghiệm sử dụng bảo hiểm;
- Thị trường chứng khoán chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển của ngành bảo hiểm; - Nguồn nhân lực mới chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành bảo hiểm ở mức trung bình;
- Việc thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu thống kê rất chưa được hệ thống hóa, ở cả cấp độ doanh nghiệp, lẫn cấp độ ngành.
Cơ hội
- Tăng cường ổn định tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội;
- Tăng cường huy động tiết kiệm để đầu tư cho nền kinh tế;
- Vốn đầu tư trở lại nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn.
Thách thức
- Thị trường bảo hiểm phát triển mạnh có thể dẫn đến tình trạng vượt quá khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng. - Thị trường bảo hiểm Việt Nam hòa nhập hơn với thị trường bảo hiểm khu vực, do đó cũng dễ ảnh hưởng hơn bởi các nguy cơ khủng hoảng khu vực;
- Mức độ tập trung thị trường cao dễ dẫn đến hiện tượng thông đồng giữa các công ty bảo hiểm lớn, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường;
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam [17], [21]
2.1.1. Các doanh nghiệp bảo hiểm PNT hoạt động trên thị trường
Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trường DVBH Việt Nam đó là việc Công ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 1 năm 1965. Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Công ty Bảo hiểm miền Nam và Tái bảo hiểm miền Nam được sáp nhập với Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên, Thị trường DVBH Việt Nam chỉ thực sự hình thành sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993, chấm dứt sự tồn tại độc quyền của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trong lĩnh vực BH từ năm 1965. Do đó, quá trình hình thành và phát triển của thị trường DVBH Việt Nam có thể phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1965 - 1993 và 1993 đến nay.
Trong giai đoạn 1965 - 1993, nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về BH, thị trường DVBH Việt Nam chưa thực sự hình thành, chỉ có duy nhất Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh BHPNT. Mọi dịch vụ BH đều do Bảo Việt độc quyền triển khai. Do không có yếu tố cạnh tranh nên chất lượng dịch vụ còn hạn chế, số lượng dịch vụ ít và chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về BH của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tồn tại quá lâu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã kìm hãm sự phát triển của thị trường DVBH Việt Nam.
Từ năm 1993 đến nay, với việc ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh BH đã đem lại một bước ngoặt lớn trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường BH cạnh tranh, đa dạng hoá sở hữu các DNBH tại Việt Nam. Nghị định 100/CP nêu rõ:
“DNBH bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểm tương hỗ, Công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm Nhà nước, Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”. Nghị
định 100/CP đã thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường DVBH dựa trên cơ sở cạnh tranh và đa dạng sở hữu, cho phép các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước thành lập DNBH.
Sau khi Nghị định 100/CP ban hành, quá trình đa dạng hoá thị trường DVBH đã diễn ra nhanh chóng. Việc đa dạng hoá các loại hình DNBH đã phá vỡ cơ chế độc quyền và tạo nên cơ chế cạnh tranh trên thị trường BH, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá cả, chính sách phân phối và đưa các sản phẩm BH tốt nhất đến với khách hàng.
Với sự phát triển lớn mạnh của thị trường DVBH trong những năm qua, Nghị định 100/CP tỏ ra không còn phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh BH trong điều kiện mới. Để điều chỉnh hoạt động của thị trường DVBH Việt Nam, ngày 9 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Quyết định số 23/1999/QĐ-BTCCBCP cho phép thành lập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Và đến ngày 22 tháng 12 năm 2000, Chủ tịch nước đã công bố “Luật kinh doanh bảo hiểm” được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật này ra đời đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh BH.
Tiếp theo là việc ban hành các Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của "Luật kinh doanh bảo hiểm"; Nghị định số 43/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 qui định chế độ tài chính đối với DNBH và DN môi giới BH. Sau đó là các Thông tư số 98/2004/TT- BTC và 99/2004/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP, 43/2001/NĐ-CP. Trong năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường DVBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành BH Việt Nam trong tương lai.
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới đất nước và hơn 15 năm năm mở cửa thị trường DVBH, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành BH Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định cả về chất và lượng. Thị trường DVBH đã có bước chuyển biến cơ bản từ chỗ: chỉ có 1 công ty BH Nhà nước độc quyền (Bảo Việt) năm 1965. Đến nay thị trường BH PNT Việt Nam đã có 29 công ty BH thuộc nhiều khối DN khác nhau gồm: công ty Nhà nước, công ty cổ phần, liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển.
Số lượng các DNBH PNT tại Việt Nam và quá trình hình thành các doanh nghiệp BH được thể hiện ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Danh sách các DNBH trên thị trường Việt Nam
(tính đến 30/6/2011)
TT TÊN CÔNG TY
(29 Công ty)
Năm
thành lập Hình thức pháp lý
1 Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
(Bảo hiểm Bảo Việt) 1964
Công ty TNHH 1 thành viên
2 Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh
(Bảo Minh) 1994 Công ty cổ phần
3 Công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (Pjico) 1995 Công ty cổ phần
4 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà
Rồng (Bảo Long) 1995 Công ty cổ phần
5 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam (PVI) 1996 Công ty cổ phần
6 Công ty Liên doanh bảo hiểm Bảo
Việt - Tokio Marine 1996
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
7 Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 Công ty TNHH 2
thành viên
8 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm
Bưu điện (PTI) 1998 Công ty cổ phần
9
Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama)
2001 Công ty TNHH 1
thành viên
10
Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam (Bảo Ngân)
2002 Công ty TNHH 1
thành viên
11 Công ty TNHH bảo hiểm
Samsung Vina (Samsung Vina) 2002
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn
Đông (VASS) 2003 Công ty cổ phần
13
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC)
2005 Công ty cổ phần
14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
TT TÊN CÔNG TY (29 Công ty)
Năm
thành lập Hình thức pháp lý
15 Công ty TNHH bảo hiểm Chartis
Việt Nam 2005
Công ty TNHH 1 thành viên
16 Công ty bảo hiểm QBE (Việt
Nam) (QBE) 2005
Công ty TNHH 1 thành viên
17 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân
hàng Nông nghiệp (ABIC) 2006 Công ty cổ phần
18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn
Cầu (GIC) 2006 Công ty cổ phần
19 Công ty cổ phần bảo hiểm Phú
Hưng (PAC) 2006 Công ty cổ phần
20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty
(Liberty) 2006
Công ty TNHH 1 thành viên
21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE
(ACE) 2006
Công ty TNHH 1 thành viên
22 Công ty cổ phần bảo hiểm Quân
đội (MIC) 2007 Công ty cổ phần
23 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng
Không (VNI) 2008 Công ty cổ phần
24 Công ty cổ phần bảo hiểm SHB -
Vinacomin (SVIC) 2008 Công ty cổ phần
25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng
Vương (BHV) 2008 Công ty cổ phần
26 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân
thọ MSIG Việt Nam(MSIG) 2008
Công ty TNHH 1 thành viên
27 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon
(Việt Nam) (Fubon) 2008
Công ty TNHH 1 thành viên 28
Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC) (Nay là Tổng công ty CP Bảo hiểm Xuân Thành)
2009 Công ty cổ phần
29 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân
thọ Cathay Việt Nam 2010
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(Nguồn : Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
2.1.2. Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Thị phần của DNBH thường được tính theo doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp so với tổng phí thu được của toàn thị trường. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị trí doanh nghiệp càng cao; kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển.
Nói đến thị phần là nói đến thị trường phát triển không còn mang tính độc quyền. Ở đây, các DNBH có cơ hội như nhau, doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn có nghĩa là do doanh nghiệp đó làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị; do chất lượng dịch vụ tốt hơn, phí bảo hiểm có thể không thấp hơn v.v…
Thị phần của DNBH luôn thay đổi do số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi; do chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả v.v… của doanh nghiệp thay đổi không những giữ vững được thị phần của mình mà còn giành giật được thị phần của doanh nghiệp khác.
Ngoài việc cạnh tranh để giành giật thị trường của nhau, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hợp lý để thu hút bộ phận khách hàng không tiêu dùng tương đối. Đây là bộ phần dân cư có nhu cầu bảo hiểm, nhưng chưa có thông tin chính xác về các dịch vụ bảo hiểm trên thị trường. Doanh nghiệp nào có chiến lược tuyên truyền, quảng cáo, phục vụ tốt … sẽ thu hút thêm khách hàng ở bộ phận này góp phần tăng thị phần của doanh nghiệp. Mặt khác, các DNBH cũng phải tung ra thị trường những sản phẩm mới để thu hút khách hàng trong bộ phận không tiêu dùng tuyệt đối – bộ phận không có nhu cầu đối với dịch vụ bảo hiểm có trên thị trường.
Toàn bộ thị trường Thị trường tiềm năng
Bộ phận không tiêu dùng tuyệt đối Thị trường thực tế Bộ phận khách hàng tiêu dùng tương đối Thị phần của doanh nghiệp Thị phần của các doanh nghiệp khác
Hình 2.1: Khái quát thị phần của doanh nghiệp
(Nguồn : Giáo trình Quản trị Kinh doanh Bảo hiểm, PGS.TS. Nguyễn Văn Định, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân (2009))
Bảng 2.2 : Doanh thu phí BH gốc của các DN BH PNT Việt Nam
(Đơn vị/Unit : 1 000 000 VNĐ)
TT Doanh nghiệp Phí bảo hiểm gốc
2007 2008 2009 2010 1 ACE Insurance 1,536 13,574 14,209 42,426 2 Chartis 67,082 103,650 130,386 193,366 3 Bảo Long 164,568 253,938 324,816 379,552 4 Bảo Minh 1,611,700 1,884,429 1,824,353 1,941,594 5 Bảo Ngân 25,599 23,824 66,499 130,760 6 ABIC 16,538 130,597 275,411 388,027 7 Phú Hưng 0 8,654 32,052 13,494 8 Bảo Việt 2,601,461 3,319,978 3,676,577 4,198,151 9 BIC 147,922 264,090 366,532 507,919 10 Công ty AAA 155,940 202,688 336,720 381,597 11 UIC 165,966 177,849 121,985 124,576 12 FUBON 0 439 36,016 71,416 13 Groupama 2,277 3,868 6,831 22,416 14 Hàng Không 0 72,270 299,425 482,342 15 Hùng Vương 0 6,809 18,404 35,860 16 LIBERTY 4,842 45,202 173,234 237,556 17 MIC 0 143,185 341,708 414,906 18 MSIG 40,388 172,547 19 PJICO 880,682 1,060,788 1,297,830 1,592,047 20 PTI 304,811 443,374 459,042 678,853 21 PVI 1,650,218 2,020,554 2,770,089 3,512,187 22 QBE 29,444 37,075 42,683 54,876 23 Samsung Vina 77,515 87,598 148,116 242,016 24 SVIC 142,748 275,632 25 GMIC 0 102,179 26 GIC 172,935 193,309 247,527 370,615 27 BV Tokio Marine 122,235 168,789 192,084 199,760 28 Viễn Đông 156,723 220,647 262,794 285,165 29 Tổng 8,359,994 10,879,248 13,648,459 17,051,835
Bảng 2.3 : Thị phần của các DN BH PNT Việt Nam (Đơn vị : %) TT Doanh nghiệp 2007 2008 2009 2010 1 ACE Insurance 0.02 0.12 0.10 0.25 2 Chartis 0.80 0.95 0.96 1.13 3 Bảo Long 1.97 2.33 2.38 2.23 4 Bảo Minh 19.28 17.32 13.37 11.39 5 Bảo Ngân 0.31 0.22 0.49 0.77 6 ABIC 0.20 1.20 2.02 2.28 7 Phú Hưng 0.00 0.08 0.23 0.08 8 Bảo Việt 31.12 30.52 26.95 24.62 9 BIC 1.77 2.43 2.69 2.98 10 Công ty AAA 1.87 1.86 2.47 2.24 11 UIC 1.99 1.63 0.89 0.73 12 FUBON 0.00 0.26 0.42 13 Groupama 0.03 0.04 0.02 0.13 14 Hàng Không 0.66 2.19 2.83 15 Hùng Vương 0.06 0.13 0.21 16 LIBERTY 0.06 0.42 1.27 1.39 17 MIC 0.00 1.32 2.50 2.43 18 MSIG 0.30 1.01 19 PJICO 10.53 9.75 9.51 9.34 20 PTI 3.65 4.08 3.36 3.98 21 PVI 19.74 18.57 20.30 20.60 22 QBE 0.35 0.34 0.31 0.32 23 Samsung Vina 0.93 0.81 1.09 1.42 24 SVIC 0.00 1.05 1.62 25 GMIC 0.60 26 GIC 2.07 1.78 1.81 2.17