Cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành của thị trường DVBH Việt Nam đó là việc Công ty Bảo hiểm Việt Nam (sau này là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 1 năm 1965. Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Công ty Bảo hiểm miền Nam và Tái bảo hiểm miền Nam được sáp nhập với Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên, Thị trường DVBH Việt Nam chỉ thực sự hình thành sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993, chấm dứt sự tồn tại độc quyền của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) trong lĩnh vực BH từ năm 1965. Do đó, quá trình hình thành và phát triển của thị trường DVBH Việt Nam có thể phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1965 - 1993 và 1993 đến nay.
Trong giai đoạn 1965 - 1993, nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về BH, thị trường DVBH Việt Nam chưa thực sự hình thành, chỉ có duy nhất Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh BHPNT. Mọi dịch vụ BH đều do Bảo Việt độc quyền triển khai. Do không có yếu tố cạnh tranh nên chất lượng dịch vụ còn hạn chế, số lượng dịch vụ ít và chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về BH của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tồn tại quá lâu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã kìm hãm sự phát triển của thị trường DVBH Việt Nam.
Từ năm 1993 đến nay, với việc ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh BH đã đem lại một bước ngoặt lớn trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường BH cạnh tranh, đa dạng hoá sở hữu các DNBH tại Việt Nam. Nghị định 100/CP nêu rõ:
“DNBH bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểm tương hỗ, Công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm Nhà nước, Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”. Nghị
định 100/CP đã thể hiện rõ quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển thị trường DVBH dựa trên cơ sở cạnh tranh và đa dạng sở hữu, cho phép các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế ngoài nhà nước thành lập DNBH.
Sau khi Nghị định 100/CP ban hành, quá trình đa dạng hoá thị trường DVBH đã diễn ra nhanh chóng. Việc đa dạng hoá các loại hình DNBH đã phá vỡ cơ chế độc quyền và tạo nên cơ chế cạnh tranh trên thị trường BH, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá cả, chính sách phân phối và đưa các sản phẩm BH tốt nhất đến với khách hàng.
Với sự phát triển lớn mạnh của thị trường DVBH trong những năm qua, Nghị định 100/CP tỏ ra không còn phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh BH trong điều kiện mới. Để điều chỉnh hoạt động của thị trường DVBH Việt Nam, ngày 9 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Quyết định số 23/1999/QĐ-BTCCBCP cho phép thành lập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Và đến ngày 22 tháng 12 năm 2000, Chủ tịch nước đã công bố “Luật kinh doanh bảo hiểm” được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật này ra đời đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh BH.
Tiếp theo là việc ban hành các Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của "Luật kinh doanh bảo hiểm"; Nghị định số 43/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2001 qui định chế độ tài chính đối với DNBH và DN môi giới BH. Sau đó là các Thông tư số 98/2004/TT- BTC và 99/2004/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP, 43/2001/NĐ-CP. Trong năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường DVBH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành BH Việt Nam trong tương lai.
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới đất nước và hơn 15 năm năm mở cửa thị trường DVBH, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành BH Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định cả về chất và lượng. Thị trường DVBH đã có bước chuyển biến cơ bản từ chỗ: chỉ có 1 công ty BH Nhà nước độc quyền (Bảo Việt) năm 1965. Đến nay thị trường BH PNT Việt Nam đã có 29 công ty BH thuộc nhiều khối DN khác nhau gồm: công ty Nhà nước, công ty cổ phần, liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển.
Số lượng các DNBH PNT tại Việt Nam và quá trình hình thành các doanh nghiệp BH được thể hiện ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Danh sách các DNBH trên thị trường Việt Nam
(tính đến 30/6/2011)
TT TÊN CÔNG TY
(29 Công ty)
Năm
thành lập Hình thức pháp lý
1 Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
(Bảo hiểm Bảo Việt) 1964
Công ty TNHH 1 thành viên
2 Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh
(Bảo Minh) 1994 Công ty cổ phần
3 Công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (Pjico) 1995 Công ty cổ phần
4 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà
Rồng (Bảo Long) 1995 Công ty cổ phần
5 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam (PVI) 1996 Công ty cổ phần
6 Công ty Liên doanh bảo hiểm Bảo
Việt - Tokio Marine 1996
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
7 Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 1997 Công ty TNHH 2
thành viên
8 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm
Bưu điện (PTI) 1998 Công ty cổ phần
9
Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama)
2001 Công ty TNHH 1
thành viên
10
Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam (Bảo Ngân)
2002 Công ty TNHH 1
thành viên
11 Công ty TNHH bảo hiểm
Samsung Vina (Samsung Vina) 2002
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn
Đông (VASS) 2003 Công ty cổ phần
13
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC)
2005 Công ty cổ phần
14 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
TT TÊN CÔNG TY (29 Công ty)
Năm
thành lập Hình thức pháp lý
15 Công ty TNHH bảo hiểm Chartis
Việt Nam 2005
Công ty TNHH 1 thành viên
16 Công ty bảo hiểm QBE (Việt
Nam) (QBE) 2005
Công ty TNHH 1 thành viên
17 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân
hàng Nông nghiệp (ABIC) 2006 Công ty cổ phần
18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn
Cầu (GIC) 2006 Công ty cổ phần
19 Công ty cổ phần bảo hiểm Phú
Hưng (PAC) 2006 Công ty cổ phần
20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty
(Liberty) 2006
Công ty TNHH 1 thành viên
21 Công ty TNHH bảo hiểm ACE
(ACE) 2006
Công ty TNHH 1 thành viên
22 Công ty cổ phần bảo hiểm Quân
đội (MIC) 2007 Công ty cổ phần
23 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng
Không (VNI) 2008 Công ty cổ phần
24 Công ty cổ phần bảo hiểm SHB -
Vinacomin (SVIC) 2008 Công ty cổ phần
25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng
Vương (BHV) 2008 Công ty cổ phần
26 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân
thọ MSIG Việt Nam(MSIG) 2008
Công ty TNHH 1 thành viên
27 Công ty TNHH bảo hiểm Fubon
(Việt Nam) (Fubon) 2008
Công ty TNHH 1 thành viên 28
Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC) (Nay là Tổng công ty CP Bảo hiểm Xuân Thành)
2009 Công ty cổ phần
29 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân
thọ Cathay Việt Nam 2010
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(Nguồn : Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)