Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên làm việc tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.4.2 Phân tích nhân tố

Phƣơng pháp trích “Principal Components” với phép xoay “Varimax” đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố. Sau khi các biến quan sát của nhân tố đã bị loại khỏi thang đo qua đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố đƣợc tiến hành. Nhƣ vậy, từ số biến quan sát ban đầu là 23 biến quan sát chỉ còn lại 21 biến. Kết quả mong đợi nhất là khi tiến hành phân tích 21 biến quan sát này sẽ đƣợc rút gọn thành 6 nhân tố bao gồm: Môi trƣờng làm việc; điều kiện công việc; thu nhập và phúc lợi; lãnh đạo; đồng nghiệp; đào tạo và thăng tiến.

Trƣớc khi tiến hành phân tích nhân tố, ta cần kiểm tra mức độ phù hợp của phƣơng pháp này qua việc tính hệ số KMO and Bartlett’s Test. Trị số KMO trong trƣờng hợp này khá lớn, đạt 0.777 và Sig.= 0.000 < 0.001 cho thấy 21 biến này có tƣơng quan với nhau và hoàn toàn phù hợp để phân tích nhân tố. [Phụ lục B]

- Kết quả phân tích EFA lần 1 : Với 21 biến quan sát đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố EFA theo tiêu chuẩn Eigevalue > 1, kết quả có 6 nhân tố đƣợc rút trích. Tổng phƣơng sai trích bằng 66.353% , điều này cho thấy 6 nhân tố giải thích đƣợc 66.353% biến thiên của dữ liệu. Trong phép xoay Varimax, ta sẽ loại những biến nào có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5. Nhƣ vậy, kết quả có 1 biến không đạt yêu cầu là “Anh (chị) làm việc trong môi trƣờng sạch sẽ thoải mái” . [Phụ lục B1]

- Kết quả phân tích EFA lần 2 : Sau khi loại biến “Anh (chị) làm việc trong môi trƣờng sạch sẽ thoải mái” thì có 20 biến đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố

EFA theo tiêu chuẩn Eigenvalue > 1 thì kết quả có 6 nhân tố đƣợc rút trích. Tổng phƣơng sai trích là 68.379% biến thiên của dữ liệu và trong phép xoay Varimax ta thây tất cả các biến quan sát có hê số truyền tải đều lớn hơn 0.5 nên đạt yêu cầu. [Phục lục B2]

 Đặt tên và giải thích nhân tố

+ Nhân tố thứ nhất gồm: Anh (chị) đƣợc cung cấp đầy đủ dụng cụ làm việc và các tài nguyên khác để hoàn thành công việc hiệu quả; Anh (chị) không bị áp lực trong công việc mình làm; Bệnh viện đảm bảo các tốt điều kiện an toàn lao động. Đặt tên nhóm nhân tố này là Môi trường làm

việc.

+ Nhân tố thứ hai gồm: Công việc đƣợc phân bổ hợp lý, đúng chuyên môn; Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn; Thƣờng xuyên nhận đƣợc ý kiến nhân xét về hiệu quả công việc của cấp trên. Đặt tên nhóm nhân tố này là Đặc điểm công việc.

+ Nhân tố thứ ba gồm: Anh (chị) hài lòng về mức lƣơng hiện tại, tiền lƣơng tƣơng xứng với kết quả làm việc; Anh (chị) hài lòng về sự công bằng thỏa đáng trong chính sách lƣơng thƣởng và phụ cấp tại Bệnh viện; Phúc lợi từ Bệnh viện hấp dẫn hơn những Bệnh viên khác. Đặt tên nhóm nhân tố này là Điều kiện và phúc lợi

+ Nhân tố thứ tƣ gồm: Anh (chị) đƣợc giới thiệu và định hƣớng công việc chuyên môn rõ ràng trong ngày đầu tiên làm việc; Có nhiều cơ hội thăng tiến; Sự thăng tiến và chuyển đổi công việc đƣợc thực hiện công bằng và hợp lý; Tôi đƣợc Bệnh viện tạo điều kiện để học tập và phát triển bản thân. Đặt tên nhóm nhân tố này là Đào tạo và thăng tiến

+ Nhân tố thứ năm gồm: Cấp trên không phân biệt và luôn đối xử công bằng với cấp dƣới; Lãnh đạo là ngƣời có năng lực, tầm nhìn, lãnh đạo tốt;

Ngƣời quản lý trực tiếp luôn lắng nghe ý kiến, quan tâm và hỗ trợ nhân viên; Khi giao việc, ngƣời quàn lí trực tiếp luôn cung cấp đầy đủ thông tin về công việc cho Anh (chị). Đặt tên nhóm nhân tố này là Lãnh đạo. + Nhân tố thứ sáu gồm: Đồng nghiệp của Anh (chị) luôn hòa đồng , thân thiết với nhau; Luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp tốt trong công việc; Anh (chị) học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp của mình. Đặt tên nhóm nhân tố này là Đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên làm việc tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)