Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên làm việc tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.Quy trình nghiên cứu

Mô tả một cách tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

1.5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời lao động tại Bệnh viện đƣợc thực hiện qua việc phối hợp hai phƣơng pháp chính, đó là: nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lƣợng.

A. Nghiên cứu định tính

Phƣơng pháp này khá hữu dụng, đƣợc sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu. Mục đích của phƣơng pháp này là để phân tích thực trạng, khám phá và điều chỉnh các yếu tố đánh giá. Bổ sung và xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng. Trong phƣơng pháp này, tác giả sử dụng các tài liệu thứ cấp bằng việc tham khảo và lựa chọn đối tƣợng để tiến hành thảo luận nhóm, tiếp cận để thu thập thông tin. Các thông tin cần thu thập là phải xác định nhu cầu của những ngƣời đƣợc khảo sát nhƣ thế nào? Theo họ, yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự hài lòng nhiều nhất? Mong muốn ở họ là gì? Điều chỉnh những thông tin mới cho phù hợp, từ đó áp dụng cho việc xây dựng phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát trƣớc khi phát ra, có thông qua việc tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và trƣởng phòng nhân sự tại Bệnh viện.

Đối tƣợng khảo sát: Nhân viên tại Bệnh viện.

B. Nghiên cứu định lƣợng

Phƣơng pháp định lƣợng là sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu. Thông tin đƣợc biểu hiện bằng các con số thống kê, bảng biểu và sơ đồ để trình bày kết quả. Nghiên cứu định lƣợng sử dụng phƣơng pháp thống kê, bắt đầu với việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát đã phát cho ngƣời lao động tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ đƣợc tổng hợp lại, mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0

Phân tích hồi quy và thống kê mô tả xem xét mức độ ảnh hƣởng các nhân tố đến mức độ hài lòng chung của ngƣời lao động. Từ thực trạng đƣa ra các giải pháp để cải thiện, nâng cao sự hài lòng cho ngƣời lao động trong công việc.

1.5.2 Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiên cứu

[Nguồn: 3]

Xác định các nhân tố tác đông và các biến của nhân tố

Xây dựng bảng câu hỏi, lựa chon thang đo và xác định mẫu

Tiến hành khảo sát

Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS

Phân tích và giải pháp Xác định mục tiêu nghiên cứu

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về sự hài lòng, nêu lên tổng quan thực trạng và các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã xác định đƣợc sáu nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn trong công việc bao gồm: Môi trƣờng làm việc, đặc điểm công việc, thu nhập và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo và đồng nghiệp. Trong chƣơng 1, tác giả cũng đã giới thiệu một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về mức độ thỏa mãn trong công việc của ngƣời lao động để từ đó tạo ra cơ sở cho mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu, là tiền đề cho các bƣớc phân tích chuyên sâu, thực hiện mục tiêu cuối cùng là đƣa ra một số giải pháp nâng cao mức độ hài lòng cho ngƣời lao động làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TẠI BÊNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên làm việc tại bệnh viện đa khoa đồng nai (Trang 32 - 35)