3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.4.2.3. Phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
Trong các cuộc thảo luận ở các thôn bản về nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, 100% người dân được phỏng vấn cũng như lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương đều mong muốn có các Chương trình, dự án đầu tư phát triển KT-XH vùng đệm VQG. Trong đó các hạng mục ưu tiên cần đầu tư là:
1) Giao khoán đất và rừng cho hộ gia đình:
Để thực hiện tốt công tác giao khoán đất và rừng này, VQG Hoàng Liên nên hướng dẫn cụ thể về hồ sơ giao khoán và xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với đất và rừng được nhận. Thực hiện vấn đề này để tránh những tồn tại về giao khoán như hiện nay là một số chủ hộ nhận khoán nhầm tưởng đất khoán đã thuộc quyền sở hữu của họ và họ sử dụng đất
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoán một cách tự do không theo hồ sơ giao khoán. Việc giao khoán đất và rừng cho người dân vùng đệm, đặc biệt là những HGĐ sống gần rừng sẽ gắn trách nhiệm trồng và bảo vệ rừng và quyền lợi của họ, các tác động bất lợi tới TNR sẽ giảm dần.
2) Quy hoạch vùng chăn thả gia súc:
Phát triển chăn nuôi gia súc sinh sản là một hướng tốt, vừa tạo thu nhập trong HGĐ, vừa tận dụng được lực lượng lao động là trẻ em và người yếu sức lao động. Tuy nhiên, nơi chăn thả (chăn dắt) gia súc là một vấn đề nan giải đối với khu vực các xã vùng đệm. Vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch một diện tích để chăn thả gia súc là việc làm cần thiết, vừa hạn chế tác động tiêu cực của gia súc trong diện rộng, vừa giúp người dân phát triển chăn nuôi.
3) Quy hoạch vùng đƣợc phép khai thác cây thuốc:
Nghề thuốc nam của người Dao là một truyền thống cao quý và hiện tại đang cho thu nhập cao trong HGĐ, vì vậy cần thiết phải gìn giữ và phát triển. Để giúp người dân khai thác dược liệu mà vẫn bảo vệ được sự tồn tại của các loài, VQG nên quy hoạch một diện tích rừng tự nhiên để người dân khai thác dược liệu và xây dựng những quy định rõ ràng về kỹ thuật thu hái. Mặt khác, VQG Hoàng Liên nên nghiên cứu lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm đưa một số loài cây thuốc về trồng dưới tán rừng trồng, nếu thành công sẽ giảm bớt sức ép về cây thuốc trên rừng tự nhiên.
4) Phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm tới xã/thôn:
Khó khăn trong sản xuất mà CĐĐP vùng đệm đang gặp phải là, phương thức sản xuất vẫn theo kinh nghiệm truyền thống, chưa có sự hỗ trợ nhiều của khuyến nông, khuyến lâm. Vì vậy cần thiết phải phát triển hệ thống khuyến nông lâm tới các xã/ thôn giúp nông dân hiểu biết hơn về các kỹ thuật trồng cây, cải tạo vườn tạp và phát triển chăn nuôi.
Ngoài ra, khuyến nông lâm cũng nên là người cung cấp các thông tin về thị trường, quản lý kinh tế HGĐ và là cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân bán các sản phẩm họ làm ra. Đây cũng là mong muốn của người dân vùng đệm VQG Hoàng Liên. Thực hiện được tốt công tác này, sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập từ những hoạt động chính đáng của mình, từ đó sẽ giảm bớt các tác động bất lợi tới TNR.
5) Hỗ trợ tín dụng:
Vốn là một trong những yếu tố quyết định tới quá trình sản xuất. Thiếu vốn là khó khăn mà đa số người dân vùng đệm VQG Hoàng Liên gặp phải. Mặc dù đã có các
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chương trình vay vốn của Nhà nước qua Ngân hàng chính sách, Hội phụ nữ, song thời hạn trả vốn ngắn, không phù hợp với nhiều loại hình sản xuất như chăn nuôi trâu, bò và trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ sản xuất dài. Vì vậy cần có các chính sách tín dụng hỗ trợ vốn phù hợp với các loại hình sản xuất ở địa phương. Xây dựng cơ chế cho vay vốn tín dụng với lãi xuất ưu đãi, khuyến khích vay vốn phát triển kinh tế - xã hội.
6) Ổn định dân số:
Giữa dân số và diện tích đất canh tác có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dân số càng tăng thì diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người càng giảm, gây thách thức lớn cho sự phát triển KT-XH, tạo ra vòng luẩn quẩn, dân số tăng nhanh, môi trường càng suy thoái, dân càng nghèo đi. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số trong các xã vùng đệm còn tương đối cao (năm 2012 là 1,53%). Tỷ lệ tăng dân số cao gây áp lực cho công tác bảo vệ TNR. Nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng bộ huyện Sa Pa đã đề ra.
7) Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
Tăng cường hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển toàn diện KT- XH cho các xã vùng đệm:
- Những khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp của các HGĐ một phần là do thiếu nước. Vì vậy, hệ thống thuỷ lợi cần được tiếp tục xây dựng ở những nơi có điều kiện và thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
- Hệ thống đường giao thông đến thôn bản cần tiếp tục kiên cố hoá bằng bê tông hoặc trải nhựa đảm bảo thuận tiện cho giao lưu các loại hàng hoá do hộ nông dân sản xuất ra và cung ứng các loại vật tư hàng hoá.
- Các hạng mục ưu tiên đầu tư như: Xây mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp nước sạch, trạm điện, thuỷ điện nhỏ, trường học, trạm xá, bưu điện văn hoá, đài phát thanh, lập chợ ở các cụm dân cư.
8) Hỗ trợ thị trƣờng:
Hiện tại, trong khu vực các xã vùng đệm không có các cơ sở thu mua và chế biến nông sản, các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra thường bị các thương gia ép giá, nên giá bán các sản phẩm này không ổn định, giá bán rất thấp, không kích thích được sự quan tâm và đầu tư của người dân.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vì vậy, cùng với việc xây dựng các mô hình hiệu quả, VQG Hoàng Liên và chính quyền địa phương nên tổ chức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Đầu ra của sản phẩm được đảm bảo, người dân sẽ yên tâm đầu tư sản xuất hơn. Hơn nữa, qua việc liên kết tạo lợi ích kinh tế cho các CĐĐP này, sẽ là khởi đầu cho những liên kết, hợp tác tốt đẹp trong bảo tồn TNR giữa VQG và chính quyền địa phương.
9) Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng:
Thời gian qua, VQG Hoàng Liên đã tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Song cần coi phát triển hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực này là một giải pháp sinh kế mới, giảm sức ép khai thác TNR. Bởi vì chỉ khi có thu nhập ổn định, TNR mới hy vọng không bị tác động, ý thức BVR của người dân mới được cải thiện. Giải pháp cụ thể:
- Huy động và tạo điều kiện tối đa cho người dân địa phương tham gia hoạt động đưa đón khách tham quan, du lịch; tham gia bán hàng lưu niệm, các sản phẩm nông nghiệp sạch... cho khách du lịch.
- Khuyến khích người dân xây dựng và củng cố hệ thống nhà nghỉ sinh thái phục vụ khách du lịch; liên kết cung cấp và phục vụ các món ăn đặc sản dân tộc, các sản phẩm chăn nuôi sạch từ các HGĐ vùng cao dân tộc thiểu số.
- Củng cố đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có sử dụng lao động là người địa phương, người dân tộc, song cần được đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ dưới sự điều phối của VQG, mà cụ thể là Ban du lịch.
- Đối với việc phát triển các mặt hàng phục vụ khách du lịch mà cụ thể là nghề dệt vải thổ cẩm, cần phải mạnh dạn phát triển theo hướng hiện đại mẫu mã, hoa văn đẹp phù hợp thị hiếu khách du lịch nhất là quốc tế, tiếp cận ra bên ngoài.
10) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động
Hiện nay, các thôn vùng cao diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, lao động dư thừa nhiều, nhiều HGĐ có nhu cầu đi làm thuê. Do vậy, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn đặc biệt là khu vực vùng cao, người dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết. Giải pháp cụ thể:
- Nghiên cứu phổ cập và phát triển một số ngành nghề phi nông nghiệp cho người dân địa phương nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại chỗ, tạo việc làm và thu nhập
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cho nhân dân trong vùng, trong đó cần quan tâm đặc biệt tới phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ du lịch sinh thái,…
- Đối với những lao động là người vùng cao, dân tộc thiểu số có đủ trình độ văn hoá và sức khoẻ, có nhu cầu vào làm việc trong các doanh nghiệp của huyện, tỉnh, cần được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí. Đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã với việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ.
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên các thông tin về xuất khẩu lao động để mọi người dân nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia xuất khẩu lao động. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ đối với các đối tượng là con em dân tộc vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11) Chuyển giao kỹ thuật sử dụng tiết kiệm nhiên liệu:
Nhằm giảm áp lực về nguồn nguyên liệu vào TNR, cần thiết phải khuyến khích và hướng dẫn người dân vùng đệm sử dụng bếp đun tiết kiệm củi, vì khi sử dụng bếp này sẽ tiết kiệm được 30-40% lượng gỗ củi. Vì vậy, cần khuyến khích, tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng bếp tiết kiệm củi, bắt đầu bằng việc tuyên truyền, hỗ trợ các HGĐ xây bếp lâm nghiệp cải tiến. Khi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng bếp tiết kiệm củi, mô hình sẽ được lan rộng trong cộng đồng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ