Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 25 - 179)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.5.Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan

Một số khu rừng đặc dụng được nhận định không chỉ cung cấp tiềm năng to lớn để xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nông thôn mà vẫn hỗ trợ tốt mục tiêu quan trọng

là bảo tồn. Việcngăn cấm người dân thâm nhập, tiếp cận nguồn TNR trong KBT, VQG tất

yếu làm nảy sinh mâu thuẫn giữa CĐĐP, KBT, VQG với mục đích bảo tồn.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt những người sống trong rừng, gần rừng, phụ thuộc vào rừng bằng các hoạt động làm tăng thu nhập, sẽ góp phần mang lại thành công trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học.

Di dân ra khỏi vùng lõi các VQG, KBT là một chủ trương lớn, song xét trên phương diện KT-XH thì việc đưa người dân vốn quen sống nơi đây đến một nơi khác sẽ giảm những tác động của chính cộng đồng song sẽ càng dễ dàng hơn cho lực lượng khác xâm lấn và khai thác TNR bởi lúc này không còn lực lượng tại chỗ - đó là người dân.

Lực lượng bảo vệ chuyên trách của các KBT, VQG cần được nâng cao năng lực trong công tác QLBVR. Việc phối kết hợp chặt chẽ giữa các Ban quản lý các KBT với chính quyền địa phương và trực tiếp là người dân trong khu vực là yếu tố rất quan trọng trong việc bảo tồn TNR.

Vì những lý do khác nhau mà cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ và toàn diện về tác động của CĐĐP tới TNR ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Phần lớn vấn đề này mới thực hiện ở mức độ nhất định, ở một hoặc một số KBT, VQG đơn lẻ, một số tập trung nghiên cứu ở vùng đệm, một số tập trung nghiên cứu ở khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi)... Vì vậy, vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động bất lợi của CĐĐP trong vùng đệm tới TNR tại VQG Hoàng Liên. Cụ thể các đối tượng liên quan gồm:

- Những người có vai trò trong quá trình ra nghị quyết và quyết định ở địa phương: Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan quản lý chuyên trách;

- Những người có vai trò trong thực thi pháp luật và các quyết định ở địa phương: Giám đốc Vườn quốc gia, UBND các xã vùng đệm, Hạt kiểm lâm Sa Pa;

- Chính quyền thôn và các HGĐ thuộc 3 loại kinh tế hộ chính (nghèo, trung bình, khá) đang sinh sống tại 06 thôn vùng đệm: Séo Mý Tỉ, Dền Thàng, Tả Van Dáy 2 (xã Tả Van); Tả Trung Hồ, Séo Trung Hồ, Ma Quái Hồ (xã Bản Hồ).

2.2. Giới hạn nghiên cứu

2.2.1. Về phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tiến hành nghiên cứu ở vùng đệm VQG Hoàng Liên, song do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào 06/14 thôn thuộc 2/6 xã vùng đệm VQG Hoàng Liên (Bản Hồ và Tả Van). Đây là nơi cộng đồng từ lâu sống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn TNR trong VQG Hoàng Liên.

2.2.2. Về nội dung nghiên cứu

Tác động của CĐĐP vùng đệm tới TNR bao gồm những tác động có lợi và tác động bất lợi. Tuy nhiên, những tác động có lợi đã không ngăn cản được sự suy giảm TNR do những tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm gây ra, vì vậy đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những tác động bất lợi tới TNR, phân tích nguyên nhân và đề xuất giảm thiểu tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm tới TNR trong VQG Hoàng Liên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 2.1: Những yếu tố chi phối tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm tới TNR

Tất cả những yếu tố về kinh tế, xã hội và công nghệ đều chi phối tới những tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm tới TNR. Song do thời gian và kinh phí hạn chế nên trong đề tài này chỉ nghiên cứu những yếu tố về kinh tế và xã hội, đây là những yếu tố quyết định tới những hình thức tác động bất lợi của CĐĐP tới TNR.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu của đề tài và đặc điểm khu vực, nghiên cứu tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội trong khu vực VQG Hoàng Liên.

- Nội dung 2: Nghiên cứu vai trò và xác định các hình thức tác động bất lợi của CĐĐP trong vùng đệm tới TNR VQG Hoàng Liên.

- Nội dung 3: Phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn tới những tác động bất lợi của CĐ dân cư trong vùng đệm tới TNR trong VQG Hoàng Liên: Các nguyên nhân về xã hội; Các nguyên nhân về kinh tế.

- Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp KT-XH nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi từ phía CĐĐP trong vùng đệm tới TNR trong VQG Hoàng Liên, đồng thời thu hút người dân tham gia vào quản lý bảo vệ và phát triển TNR tại VQG Hoàng Liên.

2.4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1.1. Vận dụng lý thuyết hệ thống

Hệ thống được hiểu là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, nó bao gồm nhiều bộ phận chức năng liên kết với nhau một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và vận động theo những quy luật thống nhất (Hà Quang Khải, 2001). Một hệ thống luôn bao gồm

Những tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm tới TNR

Yếu tố kinh tế Yếu tố xã hội Yếu tố

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những hệ thống thành phần (nhỏ hơn) hay còn gọi là hệ thống phụ. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong hệ thống và mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn.

TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới TNR cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống. TNR vốn tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên, vì vậy để bảo tồn TNR, những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi tới nó. Đây là lý do đề tài nghiên cứu các nguyên nhân KT-XH dẫn tới những tác động bất lợi của CĐĐP đến TNR và nghiên cứu đề xuất giải pháp KT-XH để giảm thiểu sự tác động bất lợi này.

Sự tác động của cộng đồng dân cư trong vùng đệm đến TNR là hoạt động trong hệ thống KT-XH:

- Trong hệ thống kinh tế: Mức độ tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc…Và sự tác động này cũng phụ thuộc vào sinh kế, mức sống, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận trước mắt…và hiệu quả kinh tế thường quyết định tới hình thức sử dụng TNR của cộng đồng dân cư. Ngược lại, mức độ giàu có và đa dạng của TNR cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu của các CĐĐP. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa những tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm đến TNR với các yếu tố kinh tế nên có thể làm giảm thiểu tác động bất lợi tới TNR bằng cách tác động vào những yếu tố kinh tế.

- Trong hệ thống xã hội: Sự tác động của CĐĐP đến TNR là hoạt động xã hội vì các hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TNR, ý thức về luật pháp, trách nhiệm của cộng đồng, những thói quen sử dụng TNR, … Sự tác động của CĐĐP vùng đệm đến TNR trong VQG Hoàng Liên còn phụ thuộc vào những vấn đề về thể chế và chính sách như chính sách đối với CĐĐP vùng đệm, hệ thống quản lý TNR, việc thực thi luật bảo vệ phát triển rừng… Các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng cũng có ảnh hưởng tới những tác động của CĐĐP vào TNR. Sự hiện diện của chúng sẽ hỗ trợ Nhà nước trong việc tuyên truyền các chính sách, gắn kết người dân thành cộng đồng thống nhất trong việc thực thi việc quản lý bảo vệ TNR.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực tế cho thấy rằng, bất cứ hoạt động KT-XH trong cộng đồng hay trong mỗi HGĐ đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc điểm sinh thái và mối quan hệ KT-XH. Điều này chỉ ra rằng các hoạt động trong cộng đồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhưng lại không phải là như vậy trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác. Để nghiên cứu sự tác động bất lợi của cộng đồng dân cư địa phương đến TNR, chúng tôi dựa theo tháp sinh thái - nhân văn của Park đề xuất năm 1936 (Hình 2.1).

Mô hình sinh thái - nhân văn được Park thiết kế theo hình tháp dựa trên các hoạt động xã hội của cộng đồng chịu sự chi phối của 4 bậc của các nhóm nhân tố theo trình tự: Bậc sinh thái, bậc kinh tế, bậc thể chế chính sách và bậc đạo đức. Mô hình này đề cập đến quan hệ giữa sắp xếp thứ bậc các nhóm nhân tố với các hoạt động của cá nhân và sự bền vững. Dựa trên hình tháp này có thể giải thích: Quan hệ giữa tác động bất lợi của cộng đồng đến TNR và phát triển KT-XH địa phương – bảo tồn TNR là quan hệ có xu hướng nghịch. Tức là khi KT-XH địa phương càng phát triển, điều kiện sống về vật chất, tinh thần được đảm bảo và công tác bảo tồn TNR được thực hiện tốt thì những tác động bất lợi tới TNR sẽ càng giảm.

Hình 2.1: Tháp sinh thái nhân văn cho nghiên cứu sự tác động của CĐĐP vùng đệm đến TNR trong VQG

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo tháp sinh thái - nhân văn thì bất kỳ một giải pháp nào nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới TNR, bảo tồn rừng và phát triển KT-XH vùng đệm đều phải dựa trên cơ sở sinh thái và đảm bảo được các yếu tố về kinh tế và xã hội của CĐĐP.

- Bậc sinh thái được giải thích bằng các yếu tố vật lý sinh học, được chia làm 2 loại: Những yếu tố không thể kiểm soát được như khí hậu, thuỷ văn, địa hình...và những yếu tố có thể kiểm soát được hoặc hạn chế được như xói mòn, lũ lụt, sâu bệnh, lửa rừng, hạn hán.... Những yếu tố kiểm soát hoặc hạn chế được cần được nghiên cứu bằng các giải pháp khoa học công nghệ.

- Bậc kinh tế được hiểu như sinh kế, mức sống của cộng đồng dân cư địa phương, nhu cầu thị trường. Những nhân tố này rất có ý nghĩa đối với sự tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm tới TNR trong VQG .

- Bậc thể chế được giải thích là các yếu tố về thể chế, chính sách, tổ chức cộng đồng ảnh hưởng gián tiếp tới những tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm tới TNR trong VQG.

- Bậc đạo đức được hiểu là tập quán, sự nhận thức hay ở mức cao hơn nữa là văn hoá của các cộng đồng. Mọi tác động của các yếu tố khác đều có thể làm thay đổi thái độ và nhận thức của cộng đồng.

2.4.1.3. Quan điểm bảo tồn – phát triển

Trong nhiều năm qua, khi gặp trở ngại trong việc quản lý các KBTTN và VQG, đặc biệt là những KBTTN và VQG được thành lập tại những vùng có mật độ dân cư cao, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến việc làm sao quản lý được các KBTTN và VQG và đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Đây là lý do dẫn đến sự hình thành các quan điểm bảo tồn - phát triển.

Trong khuôn khổ đề tài này việc nghiên cứu tập trung vào tiếp cận một cách hệ thống và đa chiều tới các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận tập trung đến mối quan hệ giữa quản lý bảo tồn và sinh kế của cộng đồng. Phương pháp này được phát triển trên cơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm và các công cụ nghiên cứu được phát triển trên cơ sở các lý thuyết về “Tiếp cận hệ sinh thái”, “ Sinh thái chính trị” và “ Sinh thái nhân văn”.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển CĐĐP có thể được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn.

- Thứ hai là nếu CĐĐP rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn được vì những nhu cầu thiết yếu của cộng sống vẫn còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền KT-XH của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn TNR.

- Thứ ba là CĐĐP đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu như họ có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi ít nhất một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương có thể được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lỹ và bền vững.

Trong tình hình thực tế hiện nay tại VQG Hoàng Liên, để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân chưa thể đề xuất các giải pháp làm triệt tiêu được các tác động bất lợi tới TNR. Đồng thời cũng không thể nào không quan tâm tới nhiệm vụ bảo tồn TNR của VQG. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất được các giải pháp làm giảm thiểu được tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm vào TNR, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2.4.1.4. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu

Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về TNR với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng được nêu ra. Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ của sự tham gia từ thấp đến đến cao, đó là: tham gia có tính chất vận động, tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn, tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài, tham gia theo chức năng, tham gia hỗ trợ, tự huy động và tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận cùng tham gia được áp dụng, trong đó CĐĐP tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tư vấn, cung cấp thông tin. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) sẽ được sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phương pháp này giúp thu thập được các thông tin và phân tích của chính

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các CĐĐP, nên thông tin có thể được sử dụng cho nhiều nhu cầu của địa phương như sự ủng hộ về quyền sử dụng TNR, các giải pháp giải quyết xung đột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 25 - 179)