3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2.3.6. Tác động đến TNR gây ra do những rủi ro
Nhiều hiện tượng rủi ro tác động đến TNR, không phải là những hoạt động có chủ ý của con người mà do sự bất cẩn khi làm một việc nào đó gây ra. Tại VQG Hoàng Liên, nhân tố tác động đến TNR chủ yếu được đề cập tới chính là các vụ cháy rừng và các tác động từ khách du lịch đến tham quan VQG.
- Về lửa rừng: Cháy rừng là một trong những nguy cơ lớn gây ra sự suy giảm ĐDSH, bởi cháy rừng không những hủy diệt toàn bộ các loại cây rừng trên mặt đất mà hầu như các vi sinh vật dưới đất cũng bị ảnh hưởng, thời gian xảy ra rất nhanh, không được dự báo trước, vì vậy để khôi phục được các diện tích rừng đã bị cháy cần phải mất thời gian rất dài và tốn kém kinh phí cho một suất đầu tư. Theo đánh giá của Hạt kiểm
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lâm VQG cho thấy, hàng năm có từ 3 đến 5 ha đất rừng bị cháy, nguyên nhân tất cả các vụ cháy đều do người dân chưa có kiến thức về PCCCR và các hoạt động (đốt nương làm rẫy, đun nấu, sấy thảo quả trong rừng, đốt rừng để lấy tro bón cho cây trồng) bất cẩn của người dân gây ra. Mặc dù các đám cháy đều được khống chế nhưng đó vẫn là một mối lo ngại trong công tác PCCCR và bảo tồn ĐDSH, bởi việc tới được nơi xảy ra cháy là rất khó khăn và các thông tin thường chậm chạp. Đáng nói là vụ cháy lớn nhất năm 2010, tại điểm cao 1.900m, nơi giáp ranh giữa thôn Séo Mý Tỷ và thôn Dền Thàng (xã Tả Van), đám cháy khá lớn do khu vực này có nhiều cây dương xỉ; việc khống chế đám cháy gặp nhiều khó khăn do không thể sử dụng được phương tiện, máy móc dập lửa, nên sau 7 ngày, đám cháy đã thiêu trụi khoảng 700 ha rừng.
- Về hoạt động du lịch: Trong những năm gần đây khách du lịch đến VQG Hoàng Liên để tham quan phong cảnh thiên nhiên và chinh phục đỉnh núi Phansipan tăng dần theo các năm, từ 2.500 lượt khách năm 2010 đã có 10.500 lượt khách năm 2012 (tăng 320%), và theo dự đoán từ năm 2013 trở đi lượng khách còn tăng mạnh hơn. Trung bình khách tham quan mỗi tuyến trong khoảng 3 ngày, nếu tham quan hết tất cả các tuyến trên thì ít nhất du khách cũng có 9 ngày nghỉ ở trong rừng VQG.
Bảng 3.12: Thống kê lượng khách tham quan du lịch VQG Hoàng Liên
Năm/Tuyến du lịch Số đoàn Lƣợt ngƣời
Năm 2010 Sapa - Phansipan 300 2.500 Sapa – Bản Hồ 400 8.300 Sapa – Tả Van 450 5.500 Năm 2012 Sapa - Phansipan 900 10.500 Sapa – Bản Hồ 300 5.300 Sapa – Tả Van 250 3.500
(Nguồn: Số liệu từ dự án quy hoạch VQG Hoàng Liên năm 2013)
Bên cạnh những hiệu quả về kinh tế đem lại cho VQG và CĐ dân cư vùng đệm, thì mặt trái của loại hình du lịch "tự do" này cũng xuất phát từ đây. Nhiều du khách không chỉ xâm hại TNR mà còn xả vào thiên nhiên trong lành những thứ rác công nghiệp khó phân huỷ, gây tác hại đến môi trường như bao bì đựng đồ ăn, thức uống bằng nhựa, làm ảnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hưởng không nhỏ đến TNR và bảo tồn đa dạng sinh học của VQG. Không chỉ thế, các du khách còn tự mở lối đi, hạ trại, đun nấu, vứt rác... thậm chí tự cho phép mình lưu lại nhiều ngày trong rừng rồi mặc sức "chặt cành phong lan, bẻ cành đỗ quyên, đuổi ong, bắt bướm..." và kích thích người dân khai thác lâm sản ngoài gỗ để bán cho khách du lịch.