3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.3.2.2. Các nguyên nhân về xã hội
Những nguyên nhân xã hội là những nguyên nhân gián tiếp nhưng vô cùng quan trọng chi phối những tác động của các CĐĐP vùng đệm tới TNR trong VQG Hoàng Liên. Đó là những vấn đề về chính sách của Nhà nước đối với vùng đệm, vấn đề về cơ hội sinh kế, vấn đề về thể chế, tổ chức và nhận thức của CĐĐP.
1) Chính sách vùng đệm VQG Hoàng Liên:
Chính sách KT-XH là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng nhằm tác động lên đối tượng và khách thể quản lý để đạt đến những mục tiêu trong số các mục tiêu chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định và phát triển vùng đệm các KBTTN và VQG, nhằm hỗ trợ việc bảo tồn TNR, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và Chương trình phát triển KT-XH đối với vùng đệm. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách và tính hiệu quả của nó đối với từng điều kiện cụ thể của từng vùng có sự khác nhau.
Theo kết quả điều tra cho thấy, trong những năm qua các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên đã được ưu tiên phát triển KT-XH của Nhà nước với các dự án như:
- Dự án 135, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn do ban quản lý Dự án 135 thực hiện. Dự án sắp xếp ổn định dân cư và xây dựng phòng học, do Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Sa Pa thực hiện. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, hỗ trợ xây dựng mô hình thâm canh lúa, trồng cây dược liệu, chăn nuôi, do Ban
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quản lý dự án Giảm nghèo huyện Sa Pa thực hiện. Công tác ổn định dân cư giai đoạn (2001÷2005) đã thực hiện sắp xếp ổn định cho 63 HGĐ (San Sả Hồ: 11 hộ; Lao Chải: 5 hộ; Tả Van: 26 hộ; Bản Hồ: 21 hộ). Dự án hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá cho các xã, do Phòng Văn hoá huyện Sa Pa thực hiện. Các Chương trình, dự án do VQG gia Hoàng Liên thực hiện như: Dự án 661 (trồng rừng cây bản địa và giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng); Chương trình trồng cây Cỏ voi và cây Trám ghép tại xã Bản Hồ.
- Từ năm 2008, với sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), huyện Sa Pa đã xây dựng thí điểm Dự án "hỗ trợ du lịch bền vững". Với mục tiêu đào tạo, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa trong việc kinh doanh du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Sau gần 4 năm thực hiện, dự án đã đạt hiệu quả thiết thực: Năm đầu triển khai thí điểm tại 2 thôn Cát Cát và Sín Chải (xã San Sả Hồ) có sự tham gia của 4 hộ dân, đến nay đã nhân rộng ra nhiều xã trong huyện Sa Pa, với sự tham gia của hàng trăm hộ dân làm du lịch. Tiêu biểu như thôn Cát Cát (xã San Sả Hồ) đến nay đã có trên 30 hộ kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan của khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
- Bên cạnh đó, còn triển khai một số chương trình phát triển vùng đệm như: Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thôn, bản, chuyển giao kỹ thuật canh tác giống lúa, xây dựng các vườn ươm, xây dựng đường nước sinh hoạt, mô hình canh tác trên đất dốc, quy hoạch nương rẫy, xây dựng mô hình nuôi ong mật; xây dựng các mô hình quản lý và phát triển rừng cấp thôn, bản; các mô hình trồng rừng sản xuất, chăn nuôi, trồng mây; mô hình quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ vật tư và nhiều lớp tập huấn canh tác cho nhân dân vùng đệm.
* Nhận xét chung:
Các chương trình KT-XH đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Tuy nhiên, các chương trình, dự án khi triển khai thực hiện còn gặp một số khó khăn do chưa đồng bộ và nguồn vốn hạn hẹp cung cấp nhỏ giọt, đã dẫn đến thực hiện không đúng theo kế hoạch đã xây dựng, hiệu quả còn thấp, nhiều mô hình chưa được nhân rộng, chưa thu hút được sự tham gia của người dân. Đây được xem là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật và cháy rừng. TNR trong VQG Hoàng Liên vẫn đứng trước những thách thức và nguy cơ bị xâm hại do nhu
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cầu của phần lớn người dân vẫn dựa vào rừng tự nhiên để duy trì cuộc sống, sinh hoạt. Để công tác bảo tồn thành công, các dự án hỗ trợ phát triển KT-XH trong khu vực cần đảm bảo việc gắn kết giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển.
2) Cơ hội sinh kế:
Sinh kế được mô tả là tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống để đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: An toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua những hỗ trợ phát triển KT-XH địa phương chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Lúa và ngô là 2 loài cây lương thực chính của người dân địa phương, song do tập quán canh tác truyền thống, đất đai bạc màu và xấu dần theo thời gian, độ dốc cao, ít có đầu tư phân bón cho cây trồng nên năng suất cây trồng còn thấp (Lúa 46,1 tạ/ha, Ngô 29,3 tạ/ha) chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu lương thực của người dân. Bên cạnh đó, năng suất cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như nguồn nước trời, thiên tai, dịch bệnh… Các vật nuôi chủ yếu ở HGĐ là trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt,… nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, quy mô chăn nuôi nhỏ, thả rông, hầu như không có đầu tư nên năng suất thấp. Như vậy, xu hướng phát triển sản xuất nội tại chưa phải là hướng đi mũi nhọn của người dân tại khu vực các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên.
Vấn đề canh tác cây thảo quả dưới tán rừng tự nhiên trong VQG Hoàng Liên hiện nay đang gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo tồn. Mặc dù người dân biết vào VQG Hoàng Liên để canh tác cây thảo quả là vi phạm Luật bảo vệ rừng, nhưng chính vì dễ trồng, lợi nhuận cao nên hàng nghìn ha rừng nguyên sinh có thể trồng cây thảo quả tại VQG đều đã được các CĐĐP trồng. Điều đáng lo lắng nhất hiện nay là tình trạng người dân sau khi thu hoạch thảo quả đều sấy khô ngay tại rừng để dễ vận chuyển do đường sá xa xôi hiểm trở. Đây là mối nguy hiểm lớn nhất với rừng vì chỉ một sơ xuất nhỏ có thể gây ra những đám cháy khủng khiếp. Nhiều người nghi nguyên nhân vụ cháy rừng đầu tháng 3/2012 vừa qua tại xã Séo Mý Tỷ (Sa Pa - Lào Cai) rất có thể do người dân đốt lửa sưởi ấm khi ngủ trong rừng trồng thảo quả hoặc trong quá trình sấy khô thảo quả vô tình để lửa bùng phát.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với một số dịch vụ bên ngoài như: Đi làm thuê, đi xe ôm, dẫn đường cho khách du lịch, khuân vác đồ cho khách du lịch,... Các công việc này cho thu nhập thất thường và không thường xuyên. Hoạt động buôn bán, dịch vụ đã xuất hiện tại trung tâm các xã, nhưng số lượng không nhiều và mang tính nhỏ lẻ. Đã có đường ô tô đi đến UBND các xã vùng đệm VQG nhưng chủ yếu là đường cấp phối, đặc biệt đường đi vào các thôn bản rất khó khăn do địa hình dốc và bị chia cắt bởi đồi núi, suối. Vì vậy, đã ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ, buôn bán và trao đổi hàng hoá của người dân.
Như vậy, các cơ hội sinh kế phát triển sản xuất nội tại và phát triển sản xuất hướng ra bên ngoài đối với người dân vùng đệm VQG Hoàng Liên chưa phát huy được hiệu quả. Tác động vào TNR là cơ hội có triển vọng nhất để giải quyết những nhu cầu thiết yếu trong đời sống kinh tế hàng ngày của các cộng đồng khi mà những hoạt động được phép không đáp ứng đủ. Mặt khác những sản phẩm của sự tác động này thực tế đã đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương và mang lại thu nhập cao cho các HGĐ trong khu vực vùng đệm VQG.
3) Tác động của sự gia tăng dân số và sự đói nghèo
Tính đến cuối năm 2012, quy mô dân số trong khu vực các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên là 24.006 người/ 4.362 HGĐ; tỷ lệ tăng dân số cao (1,53%); số hộ nghèo là 2.362 hộ (chiếm 53,32% tổng số hộ); Số hộ cận nghèo là 269 hộ (chiếm 7,6% tổng số hộ); tỷ lệ thiếu
ăn từ 3 tháng trở lên ở các xã vùng đệm rất cao (chiếm 60,9% số hộ).
Đồng nghĩa với việc gia tăng dân số là tăng về số lao động, hiện số người trong độ tuổi lao động trong khu vực các xã vùng đệm là 11.259 người, số lao động nhàn rỗi chiếm từ 8 10% số lao động hiện có và thời gian sử dụng lao động trong nông thôn bình quân chỉ đạt 189 ngày/năm, chính họ là lực lượng góp phần tham gia vào hoạt động khai thác nguồn lợi TNR ở trong VQG Hoàng Liên.
Khai thác trái phép ĐVR Phá rừng canh tác NR Khai thác gỗ, LSNG quá mức Đói nghèo Thu nhập thấp Trình độ sản xuất lạc hậu VQG Hoàng Liên
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(Nguồn: Kết quả thảo luận)
Hình 3.8: Sơ đồ phân tích nguyên nhân và hậu quả
Tuy chưa có điều kiện để điều tra, thống kê đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng dân số và sự đói nghèo đến TNR trong VQG, nhưng thực tế nhận thấy việc gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về gỗ củi, đất nhà ở, đất canh tác nông nghiệp cũng tăng lên,.. Sự nghèo đói, nhất là tình trạng nghèo đói về lương thực, là hậu quả của trình độ sản xuất lạc hậu và thực trạng thu nhập của địa phương đồng thời là nguyên nhân dẫn đến khai thác TNR trong VQG Hoàng Liên của CĐĐP vùng đệm. Thông thường các hộ nghèo là những hộ nông dân thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức và thiếu việc làm, phần lớn phải dựa vào TNR để kiếm sống như một phương tiện sinh kế, nhằm bù đắp sự thiếu hụt về lương thực và giải quyết những nhu cầu cuộc sống còn nhiều thiếu thốn.
4) Nhận thức của ngƣời dân vùng đệm:
Mặc dù trong những năm gần đây đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong khu vực VQG đang từng bước được nâng lên đã làm cho người dân có nhận thức hơn về giá trị của VQG đối với đời sống con người. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức về pháp luật chưa cao nên một bộ phận nhỏ người dân ở vùng đệm đã bị các đối tượng xấu lợi dụng, xúi dục xâm hại đến TNR trong VQG như: Săn bắt, bẫy động vật hoang dã, các loài côn trùng có giá trị, khai thác gỗ, củi, than, cây cảnh, cây thuốc quý và một số các loại lâm sản phụ khác, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Đây là một thực trạng đáng buồn, nhưng hiện tại VQG chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn ngoài việc tuyên truyền,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vận động quần chúng, xây dựng bản cam đoan không xâm hại đến TNR trong VQG cho từng HGĐ. 12,5 45,0 100,0 61,7 95,8 43,3 100,0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % số người trả lời phỏng vấn 1 2 3 4 5 6 7 Vấn đề phỏng vấn
Hình 3.9: Biểu đồ nhận thức của người dân về VQG và những tác động bất lợi tới TNR
Ghi chú: Vấn đề phỏng vấn:
(1) Không biết ranh giới VQG Hoàng Liên.
(2) Không rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của VQG Hoàng Liên. (3) Việc khai thác TNR trong VQG là vi phạm pháp luật.
(4) Khai thác quá mức các loại LSNG sẽ dẫn đến hủy diệt các loài động thực vật trong VQG.
(5) Bảo vệ tốt VQG sẽ có tác dụng giữ cân bằng sinh thái trong khu vực. (6) Nếu ổn định cuộc sống sẽ không tác động đến TNR,
(7) Nên cho người dân lấy cây thuốc và lấy củi trên rừng
Để đánh giá được nhận thức, sự hiểu biết của CĐĐP về vấn đề bảo tồn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn người dân qua phiếu điều tra và điều tra trực tiếp tình hình giáo dục của cộng đồng. Kết quả cho thấy, mức độ nhận thức của xã hội về vai trò, lợi ích của rừng VQG còn rất khác nhau, trong tổng số những người được phỏng vấn chỉ có 12,5% số người là không biết ranh giới VQG; 45% không rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của VQG Hoàng Liên; 100% số người được hỏi cho rằng việc khai thác TNR
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong VQG là vi phạm pháp luật; 61,7% số người được hỏi đã có nhận thức về tác hại của việc khai thác quá mức các loại lâm sản sẽ dẫn đến hủy diệt các loài động thực vật trong VQG; 95,8% số người cho rằng bảo vệ tốt VQG sẽ có tác dụng làm đẹp cảnh quan thiên nhiên và giữ cân bằng sinh thái trong khu vực; 43,3% số hộ khẳng định nếu ổn định cuộc sống sẽ không tác động đến TNR, tuy nhiên 56,7% số hộ còn lại không thể hiện rõ quan điểm và dường như chưa muốn rời bỏ các nguồn thu từ rừng. Kết quả này cũng cho thấy mặc dù CĐĐP vùng đệm đều biết khai thác TNR trong VQG Hoàng Liên là vi phạm pháp luật nhưng các vụ vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra, như vậy vấn đề nhận thức chỉ là một trong các nguyên nhân của sự vi phạm và cần được quan tâm trong việc thiết lập các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân vùng đệm, nhằm thu hút người dân tham gia vào các công tác bảo vệ TNR và đa dạng sinh học trong VQG Hoàng Liên.
5) Phong tục tập quán và thói quen trong sản xuất:
- Tập quán sử dụng sản phẩm rừng: Sử dụng các sản phẩm rừng là thói quen từ rất lâu đời của các CĐ sống trong và gần rừng. Rất nhiều sản phẩm được lấy từ rừng phục vụ sinh hoạt trong gia đình như: Khai thác gỗ làm nhà, làm chuồng trại, củi đốt, rau, động vật, cây thuốc làm nước uống,…Tuy nhiên, mỗi dân tộc có những thói quen đặc trưng riêng. Trong số 03 dân tộc nghiên cứu, có nhóm người Dao sử dụng đa dạng sản phẩm rừng nhất. Họ có nghề truyền thống sản xuất thuốc nam là nguyên liệu được khai thác trong rừng tự nhiên. Người Dao còn có phong tục sử dụng cây thuốc làm nước tắm và món canh ăn cơm cho những phụ nữ mới sinh con. Ngoài ra cây thuốc còn được sử dụng làm nước uống trong mỗi gia đình người Dao. Đây là thói quen tiêu tốn một lượng cây thuốc lớn của rừng tự nhiên.
Củi là sản phẩm rừng quan trọng của các HGĐ trong CĐĐP vùng đệm. Ngoài mục đích nấu cơm, củi còn được sử dụng để nấu cao thực vật, đun nước tắm và đốt lửa trong nhà. Nhiều HGĐ sản xuất thuốc nam, ngoài bán thuốc trực tiếp còn sử dụng tổng hợp các loài cây thuốc để nấu cao thực vật, đặc biệt là những hộ có nghề gia truyền. Lượng củi sử dụng để nấu cao rất lớn và là những cây gỗ nhỏ hoặc trung bình vì phải nấu trong thời gian dài (khoảng 12 giờ) và cần lượng nhiệt lớn. Ngoài ra, tập quán tắm nước nóng trong cả năm và đốt lửa trong nhà vào mùa đông cũng cần rất nhiều củi.