Hiện trạng sản xuất trong các ngành kinh tế các xã vùng đệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2.2. Hiện trạng sản xuất trong các ngành kinh tế các xã vùng đệm

Sản xuất nông, lâm nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên, trong đó: Trồng trọt chiếm 55,5%, chăn nuôi chiếm 34,5% và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm 10,0%.

- Về trồng trọt: Năm 2012 tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của các xã vùng đệm là 1.894,2 ha, chiếm 73,35% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.3: Diện và sản lượng một số cây trồng nông nghiệp chủ yếu

TT Loài cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Lúa 1.418,96 46,10 6.533,99 2 Ngô 555,25 29,25 1.638,81 2 Sắn 80,00 103,33 830,00 4 Khoai lang 34,00 104,60 346,20 5 Lạc 28,00 11,80 33,40 6 Đậu tương 59,00 10,95 64,05 7 Rau các loại 128,00 67,17 745,00

(Nguồn: Số liệu từ dự án quy hoạch VQG Hoàng Liên năm 2013) [6] Trong đó: Diện tích gieo trồng cây lương thực là 1.987 ha (cây lúa 1.419 ha, cây ngô 568 ha), năng suất bình quân thấp (lúa 46,1 tạ/ha, ngô 29,3 tạ/ha), tổng sản lượng lương thực đạt được 8.204 tấn (riêng thóc 6.534 tấn); Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày có xu hướng giảm; Diện tích cây trồng thực phẩm (rau, quả) đang có chiều hướng gia tăng; Đối với diện tích các loài cây lâu năm (các loài cây ăn quả,…) còn rất hạn chế; Riêng diện tích cây thảo quả trồng dưới tán rừng tự nhiên trong VQG Hoàng Liên trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng (năm 2012 toàn vùng đệm có 1.801,0 ha).

- Về chăn nuôi: Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của các HGĐ, như một hình thức dự trữ của cải, khi cần tiền họ có thể bán đi. Theo thống kê tại (Phụ lục 07, Bảng 03), tổng đàn trâu 4.740 con, đàn bò 577 con, đàn ngựa 154 con, đàn Dê 1.625 con, đàn lợn 11.469 con, đàn gia cầm các loại 51.519 con. Bình quân mỗi HGĐ nuôi từ 1 ÷ 2 con lợn và 1 ÷ 2 con trâu hoặc bò, gia cầm các loại bình quân mỗi hộ nuôi từ 10 ÷ 15 con. Phương thức chăn nuôi đại gia súc chủ yếu theo HGĐ, ban ngày thả rông ngoài bãi và trong rừng, tối đưa về ngủ ở chuồng trại gần nhà, có số ít hộ nuôi

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thả rông trong rừng và khi đến mùa vụ mới đưa về. [6]

- Sản xuất lâm nghiệp: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng đệm VQG Hoàng Liên chủ yếu là công tác trồng, quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, trồng cây phân tán thông qua dự án 327, tiếp sau đó là chương trình 661, chương trình 06/CP và việc thu hái lâm sản tự phát của người dân địa phương. Bên cạnh các chính sách chung của Nhà nước, để giải quyết những sức ép lớn đối với công tác bảo tồn, VQG đã thực hiện công tác giao khoán QLBVR cho CĐĐP vùng đệm, bình quân mỗi năm đã giao khoán bảo vệ khoảng 11.392ha rừng cho nhóm hộ và HGĐ; khoán trồng bổ sung cây lâm nghiệp tại phân khu phục hồi sinh thái và những diện tích cháy rừng. [6]

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Hiện trên địa bàn các xã vùng đệm của VQG Hoàng Liên không có các khu công nghiệp và cơ sở gia công, chế biến lớn mà chỉ có các cơ sở sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu cầu thiết yếu của người dân như: May mặc, mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí nhỏ, xay xát, nấu rượu, … Các ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển KT-XH của các xã như: Mây tre, đan lát, dệt thổ cẩm, nhuộm, Rèn, cham khắc,…. chưa được chú ý để đầu tư, đáp ứng việc làm, thu nhập và có sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Thương mại, dịch vụ và du lịch:

Các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch có chiều hướng phát triển mạnh, nhiều HGĐ trên địa bàn đã đăng ký làm nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch, đồng thời phát triển các dịch vụ khác như: Khuân vác, dẫn đường, thuyết minh viên du lịch, biểu diễn những phong tục tập quán (múa, hát), bán đồ giải khát, xe lai trở nên phổ biến trong vùng. Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động này là góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, thì những nhu cầu về chất đốt, lâm đặc sản rừng như: Cây cảnh, các loại dược liệu, cây thực phẩm, các loài động vật rừng bị săn bắt để cung cấp cho các nhà hàng đặc sản tăng nhanh; Nguồn rác thải do khách du lịch tạo ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường trong khu vực. [6]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)