3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2.3.5. Chăn, thả rông gia súc trên rừng và đất rừng
Thông qua kết quả điều tra thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết các HGĐ trong vùng đệm VQG có tập quán chăn nuôi đại gia súc theo phương thức thả rông, và chăn dắt kết hợp thả rông, đồng thời chính quyền địa phương các xã cũng chưa có những chính sách cụ thể, khoanh vùng chăn thả, khuyến khích người dân chăn nuôi. Theo người dân, thì số lượng gia súc thả rông trong rừng VQG đã giảm nhiều so với những năm trước đây vì do VQG cấm.
Bảng 3.11: Mức độ và hình thức chăn thả gia súc trên rừng các hộ nghiên cứu
Dân tộc Số hộ chăn thả Tỷ trọng so với số hộ điều tra (%) Hình thức chăn thả (tỷ lệ %) Số lƣợng gia súc TB (con/hộ) Chăn dắt Chăn dắt kết hợp thả rông Thả rông hoàn toàn Dao 39 78,00 4,6 62,7 32,7 5,5 H’Mông 26 83,87 16,0 54,2 29,8 4,9 Giáy 19 48,72 58,3 38,9 2,8 2,7 Tổng 74/120 Trung bình 61,67 26,3 51,9 21,8 4,4
(Nguồn: Điều tra hiện trường)
* Nhận xét chung:
Kết quả điều tra phỏng vấn 120 HGĐ trong các thôn nghiên cứu về mức độ và hình thức chăn thả được tổng hợp tại (Bảng 3.12) cho thấy:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Số HGĐ có sử dụng rừng và đất rừng VQG để chăn thả gia súc là 74/120 HGĐ, chiếm 61,67% tổng số hộ điều tra. Trong đó: Người Dao chiếm 70,00% số hộ điều tra; người H’Mông chiếm 83,87% số hộ điều tra; người Giáy chiếm 48,72% số hộ điều tra.
- Số lượng gia súc được chăn thả trên rừng trung bình của HGĐ người Dao nhiều nhất với 5,5 con/hộ, người H’Mông với 4,9 con/hộ và người Giáy 2,7 con/hộ, trung bình đối với các hộ có chăn thả gia súc trong rừng là 4,4 con/hộ..
- Hai hình thức chăn nuôi gia súc là thả rông hoàn toàn và chăn dắt kết hợp thả rông chiếm ưu thế đối với các HGĐ trong vùng đệm. Xét trong tổng thể, hình thức chăn dắt kết hợp thả rông chiếm ưu thế nhất đối với tất cả các HGĐ của 03 dân tộc tại khu vực nghiên cứu (chiếm 51,9%).
- Với số lượng gia súc bình quân/ HGĐ vừa tính được, cộng với hình thức nuôi theo phương thức thả rông kiếm ăn trong rừng và chỉ đưa về nhà khi có nhu cầu sử dụng
cho thấy những tác động của chúng lên rừng VQG là không nhỏ. - Sự di
chuyển của các loài gia súc trong quá trình thả rông đã và đang gây nên sự tàn phá trên diện rộng làm suy giảm chất lượng rừng, tạo thành khe xói mòn rất lớn do trâu, bò,..đi lại.
- Qua phân tích mối quan hệ giữa số lượng gia súc chăn thả trên rừng với các nhân tố ảnh hưởng chỉ ra rằng: Kinh tế HGĐ càng khá thì số lượng gia súc càng nhiều; các hộ càng ở trên cao và ở càng gần rừng thì số gia súc chăn thả trong rừng càng nhiều; thôn nào có nhiều hộ chăn nuôi theo hình thức chăn thả tự do thì số lượng gia súc chăn thả trên rừng càng lớn.