Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 51 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông:

Mạng lưới giao thông trên địa bàn các xã vùng đệm VQG tương đối đồng đều (mật

độ 1,04km/km2) và đã được cải thiện rất nhiều từ sự hỗ trợ của chương trình 134, 135 và

Sở du lịch tỉnh Lào Cai. Hiện tại đã có đường ô tô đến được tất cả trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, nhưng chất lượng đường rất xấu, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn (liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng) chủ yếu là đường đất, mặt đường nhỏ, vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, hiện đang là một trở ngại lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển KT-XH của các xã trong vùng và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong VQG Hoàng Liên. [6]

Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước:

- Hệ thống thủy lợi: Bằng nhiều nguồn vốn, các xã vùng đệm đã kiên cố hoá được trên 54% hệ thống kênh mương; khả năng khai thác được 32,6% năng lực cho các hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện còn trên 41% là kênh đất. Phần lớn các công trình thủy lợi trong vùng được xây dựng do sự hỗ trợ đầu tư từ chương trình 135, chương trình kiên cố hóa kênh mương, Oxfam Anh, chương trình định canh định cư và người dân địa phương tự làm. [6]

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Trong những năm gần đây, hệ thống nước sạch đã được phát triển nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân trong khu vực. Các công trình cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu do hỗ trợ của Nhà nước từ chương trình 135, UNICEP, ADB và một phần đóng góp của người dân trong vùng. Tuy nhiên, tỉ lệ dân cư dùng nước hợp vệ sinh còn thấp (71,88% số hộ), nguyên nhân chính là do dân cư phân bố rải rác. Hiện tại, nhiều HGĐ trong vùng dùng ngay nguồn nước thủy lợi làm nước sinh hoạt. [6]

- Hệ thống thoát nước: Hầu hết các xã vùng đệm VQG chưa đầu tư xây dựng cho hệ thống thoát nước. Tình trạng thoát nước mưa ở các thôn bản chủ yếu là hệ thống rãnh dọc theo các tuyến đường, nhưng do rãnh nhỏ, hướng dốc thay đổi, thiếu cống thoát nước, nên thoát nước trong các thôn rất chậm gây ứ đọng, ô nhiễm môi trường và ngập úng cục bộ. Những nước bẩn từ các khu vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các HGĐ trên địa bàn chủ yếu bằng con đường thẩm thấu tự nhiên nên gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt. [6]

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống cung cấp điện sinh hoạt:

Hiện hầu hết các xã vùng đệm VQG đã có điện lưới quốc gia đến UBND xã,

nhưng số hộ được dùng điện lưới quốc gia phần lớn tập chung ở các thôn, bản gần khu vực UBND xã. Các HGĐ ở vùng sâu vùng xa chủ yếu dùng điện từ các máy thủy điện nhỏ, lợi dụng các khe suối trong vùng. Tỉ lệ số hộ dùng điện tại các xã vùng đệm chiếm 68,8%. [6]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)