3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.4.2.1. Tăng cường sự tham gia của các CĐĐP trong công tác bảo tồn,
làm và tăng thu nhập cho người dân
Cùng với sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn TNR là sự gia tăng việc làm và thu nhập, đây là hai nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của CĐĐP vùng đệm. Đáp ứng được hai nguyện vọng này, VQG Hoàng Liên sẽ không những giải quyết được mâu thuẫn với CĐĐP vùng đệm mà còn hoàn thành được chức năng bảo tồn TNR. Nhằm thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo vệ TNR và ĐDSH ở VQG Hoàng Liên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
1) Hoàn chỉnh các chính sách liên quan đến hệ thống VQG:
- Lãnh đạo các xã thống nhất việc thêm loại KBT mở để người dân tham gia thu hoạch một số lâm sản phụ trong VQG theo quy định. Các ý kiến đều thống nhất cho khai thác lâm sản phụ nhưng phải thắt chặt việc quản lý tránh tình trạng thất thoát TNR.
- Về tổ chức quản lý VQG, các cấp lãnh đạo huyện cũng như UBND các xã vùng đệm đều đồng ý là Chính quyền cấp huyện nên tham gia vào Ban quản lý VQG.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hầu hết các HGĐ đều cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình của Nhà nước và cụ thể là về các vấn đề liên quan đến rừng tới người dân trong vùng là hết sức quan trọng.
- Về vấn đề quản lý rừng sau nhận khoán, đa số các hộ dân đều cho rằng nên để từng hộ quản lý riêng, một số hộ cho rằng tùy từng địa điểm và khu vực mà có thể thành lập tổ hay nhóm quản lý.
- Một vấn đề quan trọng mà các hộ dân đều cho rằng các cấp chính quyền xã, Ban quản lý VQG cần phối hợp chặt chẽ và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát hơn nữa để ngăn chặn các vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả phỏng vấn lãnh đạo các xã vùng đệm cho thấy:
- 100% lãnh đạo các xã cho rằng cần công nhận CĐ là một chủ thể có tư cách pháp nhân để nhận rừng và đất rừng quản lý và bảo vệ và cần thực hiện việc giao đất, giao rừng cho CĐ quản lý bảo vệ.
- 100% lãnh đạo các xã vùng đệm VQG cho rằng VQG cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, chú ý liên kết khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản quản lý bảo vệ rừng.
- Vấn đề tổ chức cộng đồng: Nên giao cho từng HGĐ hoặc nhóm HGĐ, phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà các HGĐ hoặc nhóm HGĐ sẽ có các phương án xây dựng các biện pháp quản lý bảo vệ rừng.
- Riêng vấn đề kinh phí cho quản lý bảo vệ TNR: Các cấp quản lý của địa phương từ huyện, xã và người dân nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng cho VQG đều cho rằng mức khoán hiện nay còn thấp, cần phải tăng tiền thuê khoán.
- Hiện nay, CĐ rất mong muốn các loại gỗ bị tịch thu từ các hoạt động khai thác trái phép sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý thì có thể bán lại với giá ưu đãi cho các hộ dân nhằm phục vụ mục đích xây dựng các công trình gia đình. Việc này sẽ thúc đẩy các hoạt động tố giác các hành vi khai thác và vận chuyển gỗ trái phép và hạn chế các tác động tiêu cực trong hoạt động thanh lý gỗ.
Bảng 3.21: Kết quả phỏng vấn các HGĐ trong vùng nghiên cứu
(Nguồn: Điều tra thực địa)
3) Hoạt động của Vƣờn quốc gia:
TT Câu hỏi phỏng vấn đồng ý Số hộ Tỷ lệ
(%)
1 Nên thông báo cho nhân dân biết RGVQG và mục tiêu
bảo vệ 120 100,0
2 Mở các lớp tuyên truyền, học tập về bảo vệ tài nguyên
VQG 120 100,0
3 Khoán cho HGĐ bảo vệ 96 80,0
4 Khoán cho thôn bảo vệ chung 56 47,7
5 Thành lập tổ bảo vệ sau khi nhận khoán 98 81,7
6 Cho nhân dân khai thác một số loại LSNG nhất định
theo mùa 120 100,0
7 Cán bộ xã và Ban QL VQG nên phối hợp để ngăn chặn
và xử lý các vụ vi phạm 79 65,8
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tăng cường thêm người cho lực lượng kiểm lâm, từ đó thành lập các trạm kiểm lâm ngay tại cửa rừng và trang bị đầy đủ phương tiện, hệ thống thông tin, bộ đàm để thực hiện tốt nhiệm vụ ngăn chặn tận gốc các hiện tượng chặt phá rừng.
- Thành lập và duy trì các tổ quản lý bảo vệ rừng ngay ở các thôn, bản và hỗ trợ kinh phí xây dựng quỹ quản lý bảo vệ rừng của các thôn, bản để hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng ngay ở địa phương.
- Thu hút cộng đồng cùng tham gia quản lý bảo vệ VQG thông qua các hoạt động: Tăng cường diện tích cũng như số lượng rừng giao khoán cho người dân trong vùng; Tuyển dụng người dân địa phương tham gia làm việc trong VQG; Tổ chức mạng lưới các cộng tác viên bảo vệ rừng tại các thôn/bản
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bảo tồn và phát triển dưới các hình thức: Tổ chức họp tại thôn bản; Thông qua áp phích, tờ rơi; Thông qua lễ hội văn hóa
- Tiến hành xây dựng và áp dụng các quy ước, hương ước về quản lý bảo vệ rừng ở các thôn, bản. Các quy ước, hương ước này phải do tập thể cộng đồng thôn, bản thảo luận, cùng quyết định và cùng theo dõi giám sát.
- Các vụ việc liên quan đến các hoạt động khai thác và vận chuyển trái phép các lâm sản từ rừng cần được xử lý công khai, minh bạch. Hàng năm Hạt kiểm lâm cần có một báo cáo trước CĐ về các vụ việc liên quan đến diện tích rừng mà CĐ nhận khoán quản lý bảo vệ.
- Để người dân không có những tác động xấu đến rừng từ các hoạt động kiếm sống hàng ngày của mình thì cần có chính sách tạo sinh kế mới cho người dân để họ có thể sống dựa vào rừng như: Khai thác lâm sản ngoài gỗ, bán cac bon, trồng nấm, nuôi ong, trồng rau rừng, trồng cây thuốc….