Phương pháp luận và kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 93 - 96)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.1.Phương pháp luận và kết quả phân tích

Mối quan hệ giữa con người và tài nguyên thiên nhiên, trong đó có TNR đã được hình thành từ khi có sự tồn tại của con người. Tài nguyên thiên nhiên là môi trường sống của con người, đồng thời cung cấp các giá trị về vật chất và tinh thần cho con người. Mối quan hệ này càng sâu sắc hơn đối với các cộng đồng người dân sống gần rừng và trong rừng. Để đảm bảo mục tiêu bảo tồn, điều quan trọng hơn hết là không tạo sự đối lập giữa CĐĐP với VQG và tốt nhất là phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ, tạo điều kiện cho họ có cơ hội hưởng thụ các lợi ích chính đáng từ các chương trình bảo tồn. Lợi ích của bảo tồn phải hoà giữa lợi ích của người dân và lợi ích xã hội, không thể chỉ quan tâm tới lợi ích xã hội mà không tính đến việc bù đắp nguồn lợi của người dân vì bảo tồn.

Qua kết quả điều tra và phân tích ở các phần trên cho thấy, tại vùng đệm VQG Hoàng Liên, các cộng đồng còn có nhiều tác động bất lợi tới TNR và nguyên nhân là do nhu cầu đời sống hàng ngày của họ chưa được đáp ứng bởi các hoạt động khác. Các hỗ trợ từ bên ngoài chưa hiệu quả và chưa có một tiếng nói chung về mục đích của bảo tồn TNR giữa VQG Hoàng Liên và với CĐĐP. Để có cơ sở đề xuất giải pháp cho công tác quản lý, bảo tồn tại VQG Hoàng Liên có hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành phân tích SWOT của VQG để tìm ra những điểm mạnh, điểm yểu cũng như các cơ hội và thách thức đối với VQG. Cụ thể kết quả được thể hiện trong (Bảng 3.20) dưới đây.

Bảng 3.19: Phân tích SWOT của khu vực VQG Hoàng Liên Điểm mạnh (S)

- Hệ thống qui phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên khá rõ;

- Hệ sinh thái rừng chưa bị tác động nhiều, là điểm quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học;

- Người dân đồng tâm trong tham gia quản lý và bảo vệ rừng;

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo tồn và mối quan hệ hữu cơ giữa bảo tồn và sinh kế;

Điểm yếu (W)

- Giải pháp quản lý tài nguyên địa phương còn nhiều bất cập

- Năng lực của việc thực thi chính sách của địa phương còn nhiều mặt hạn chế; - Người dân chưa được tham gia trong quá trình xây dựng kế hoạch và ra quyết định;

- Dân trí thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế; - Hiệu quả của các dự án phát triển CĐ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đội ngũ cán bộ có trách nhiệm và tâm huyết; - Được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng chức năng (Công an, Bộ đội, Kiểm lâm, Chính quyền)

- Đa dạng về văn hóa và kiến thức bản địa

thấp, chưa có sản phẩm để nâng cao sinh kế người dân;

- Giám sát và đánh giá ở địa phương chưa triển khai, nên hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp;

Cơ hội (O)

- Hỗ trợ của Chính phủ trong Bảo tồn được giá trị văn hóa bản địa phục vụ cho phát triển lâu dài của xã hội;

- Chính phủ ngày càng quan tâm đến bảo tồn và môi trường nên đã đầu tư nhiều nguồn lực;

- Các chương trình 661, 135, 134, 30A , 167 đang được triển khai và hầu hết người dân địa phương được hưởng lợi.

Mối đe dọa ( T)

- Áp lực dân số do tỷ lệ tăng dân số cao; - Áp lực của sự đói nghèo dẫn đến phụ thuộc nhiều vào tài nguyên;

- Người dân ỷ lại và trong chờ vào các nguồn trợ cấp dẫn đến khả năng phụ thuộc ngày càng cao;

- Do biến đổi khí hậu dẫn đến dễ sảy ra cháy rừng.

Trên cơ sở phân tích SWOT, để khắc phục được các nguyên nhân gây suy giảm TNR, chúng tôi đề xuất một số chương trình hành động như sau:

Bảng 3.20: Các chương trình hành động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới TNR ở VQG Hoàng Liên

TT Nguyên nhân Giải pháp cụ thể

I Nguyên nhân trực tiếp

1 Phát nương làm rẫy trái phép để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, trồng thảo quả

- Quản lý, kiểm soát quỹ đất hiện có (Bao gồm cả đất rừng và rừng)

- Khuyến khích tái sử dụng nương rẫy bỏ hoang - Áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, giống, thâm canh tăng vụ,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều tra xác định rõ số lượng nương thảo quả hiện có để quản lý không cho mở rộng.

- Kiểm soát không cho sấy tại rừng mà hướng dẫn phương pháp sấy thảo quả bằng than, điện,…

- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng trồng, rừng tái sinh

- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng

2 Cháy rừng và thiên

tai

- Kiểm soát tình hình ra vào rừng - Tuyên truyền PCCCR

- Kiện toàn BCH và thành lập các tổ xung kích về PCCCR

- Hàng năm tổ chức tập huấn, diễn tập PCCCR - Tăng cường trang thiết bị dự báo và PCCCR

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TT Nguyên nhân Giải pháp cụ thể

3

Khai thác trái phép gỗ, củi, các lâm sản phi gỗ (bao gồm cả sản phẩm động vật)

- Thiết lập các trạm kiểm soát nhằm ngăn chặn tận gốc nạn khai thác trái phép

- Khuyến khích các hộ tham gia các chương trình trồng rừng, phát triển các mô hình vườn rừng HGĐ, gây trồng các loại lâm sản đã được thuần hóa

- Kiếm soát thị trường

- Tạo việc làm bằng các hình thức lao động khác, phát triển nghề phụ

- Duy trì việc khoán quản lý bảo vệ rừng cho các HGĐ, thôn bản tại những nơi nhạy cảm

- Kiểm soát chặt chẽ tài nguyên hiện còn sót lại, đặc biệt là Pơ mu

- Cần có biện pháp quản lý việc tận thu Pơ mu như tỉnh đã đề ra

- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng

4 Chăn thả gia súc

- Quy hoạch vùng chăn thả, lập hàng rào vùng đệm- lõi

- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng

- Tập huấn và hướng dẫn người dân chăn nuôi gia súc bằng hình thức làm chuồng trại

II Nguyên nhân gián tiếp

1 Đói nghèo

- Phát triển các mô hình KTXH, nông lâm kết hợp - Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng - Phát triển nghề phụ, tạo công ăn việc làm

- Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển sản xuất và KTXH tại địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Tăng dân số

- Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình

- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên y tế, giáo dục

3 Trình độ dân trí

thấp

- Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao dân trí - Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng về giáo dục - Đầu tư phát triển KTXH

4 Áp lực do thị

trường

- Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng - Đầu tư phát triển ngành nghề phụ

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông

5 Du lịch

- Quy hoạch các loại hình du lịch và tuyến du lịch - Tuyên truyền giáo dục CĐ, khách du lịch về luật bảo vệ và phát triển rừng

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm du lịch. - Phối hợp kiếm soát chặt chẽ hoạt động du lịch trên địa bàn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TT Nguyên nhân Giải pháp cụ thể

triển du lịch bền vững

6

Hiệu quả pháp luật và hành lang pháp lý

- Họp bàn rút kinh nghiệm - Tuyên truyền giáo dục

- Vận dụng có sáng tạo các văn bản pháp quy theo hoàn cảnh cụ thể của địa phương

- Thiết lập mạng lưới thông tin, tuyên truyền viên cơ sở

- Đào tạo lại cho cán bộ làm công tác bảo vệ rừng.

7 Xây dựng cơ sở hạ

tầng

- Quy hoạch các công trình xây dựng trên địa bàn vườn

- Kiểm soát tình hình xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 93 - 96)