Đánh giá chung về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 52 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2.5.Đánh giá chung về kinh tế xã hội

- Sự gia tăng dân số của các xã trên địa bàn VQG Hoàng Liên trong những năm qua vẫn không ngừng, do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, đặc biệt hiện nay còn nhiều thôn bản cư trú bên trong ranh giới VQG.

- Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính để tạo việc làm, thu nhập của người dân địa phương, cây trồng chính là cây lương thực (lúa, ngô). Việc phát triển cây Thảo quả trong VQG mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, nhưng việc trồng Thảo quả trong VQG Hoàng Liên đang là thách thức lớn đối với công tác bảo tồn.

- Số hộ nghèo, có cuộc sống khó khăn chiếm 53,32% tổng số hộ, sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chưa thể giải quyết được tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư thường là hộ thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, đồng bào dân tộc.

- Dịch vụ thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông, lao động nông nhàn của khu vực này chưa phát triển. Do vậy, tình trạng dôi dư lao động trong các mùa nông nhàn sẽ làm gia tăng tình trạng vào rừng để thu hái lâm sản trái phép.

- Một số đồng bào dân tộc sống khu vực ven VQG Hoàng Liên vẫn chưa bỏ tập quán, là dựa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên như: Sử dụng gỗ, củi, các loại lâm sản, săn bắt động vật rừng nên việc xâm nhập vào rừng là chưa thể ngăn chặn được.

- Các đe dọa do các yếu tố về kinh tế - xã hội như: Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã; khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (cây cảnh, măng, nấm, cây dược liệu, cây cảnh...); xâm lấn đất của VQG để canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc tự do trong VQG, nguy cơ cháy rừng; xây dựng đập ở Séo Mý Tỷ (thủy điện Séo Trung Hồ); tiêu cực của phát triển du lịch (rác thải, tiếng ồn, thu hái lâm sản,...).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhu cầu gia tăng đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống bên trong VQG và ở vùng đệm cao, Thị trường buôn bán và sử dụng động vật hoang dã còn phổ biến, Kinh phí đầu tư cho các hoạt động của VQG còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 52 - 53)