3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.2.3. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
Theo số liệu thống kê tại (Phụ lục 7, bảng 01), hiện nay hầu hết các xã vùng đệm đã có trạm y tế , mỗi trạm có từ 4 - 5 phòng với diện tích sàn xây dựng bình quân là 293 m2/trạm và tất cả các phòng đều đảm bảo tiêu chuẩn của ngành y tế đặt ra. Số cán bộ y tế là 36, trong đó có 4 bác sỹ, 20 y sĩ, 6 y tá, 6 dược tá. Bình quân cứ 659 người dân/cán bộ y tế, 5.934 người dân/bác sĩ, 791 người dân/giường bệnh. Tuy nhiên so với nhiều xã trong huyện, tỉnh, thì công tác y tế ở các xã còn phát triển chậm, các trạm y tế xã cơ sở sở vật chất còn nghèo nàn, thực sự mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong việc khám và chữa bệnh. [6]
Công tác giáo dục đào tạo:
Theo số liệu thống kê tại (Phụ lục 7, bảng 02) cho thấy, năm học 2010 2011 trên địa bàn các xã vùng đệm: Cấp mần non có 7 trường, với 1.571 cháu và 117 giáo viên; cấp tiểu học có 9 trường, với 3.038 học sinh và 292 giáo viên; cấp trung học cơ sở có 6 trường với 1.609 học sinh và 148 giáo viên.
Mặc dù hiện nay hệ thống trường, lớp và quy mô ngành học, bậc học đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của con em trong vùng, nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục trong vùng vẫn còn thiếu thốn nhiều, đặc biệt là tình trạng thiếu phòng học, chất lượng giáo dục chưa cao; thiếu giáo viên được đào tạo chính quy. Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp trung học cơ sở chiếm tới 14,2%. Đối tượng học sinh bỏ học nhiều tập trung vào con em người H’Mông và Dao thuộc các xã San Sả Hồ, Lao Chải và Tả Van. [6]
Công tác Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao:
Tính đến cuối năm 2011, hầu hết các xã đã có nhà bưu điện văn hoá, sóng truyền thanh, truyền hình đã phủ kín, nên rất thuận tiện cho công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người dân, cũng như công tác tuyên truyền cho những ngày lễ lớn của dân tộc, sản xuất nông - lâm nghiệp, phòng chống lụt bão, phòng chống dịch bệnh và công tác kế hoạch hoá gia đình.
Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa được duy trì thường xuyên, cứ 02 năm xét công nhận một lần. Hiện tại, tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa trên 40%, thôn bản đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện trên 30%. Vấn đề tồn tại là nhiều gia đình trong vùng đệm chưa thực sự quan tâm về danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình thể thao, bên cạnh đó sự động viên khen thưởng của UBND các xã chưa kịp thời nên động lực để
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phấn đấu đạt danh hiệu văn hóa, gia đình thể thao còn hạn chế. [6]