Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 41 - 42)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.1.4.Địa chất, thổ nhưỡng

Địa chất đá mẹ:

Nền địa chất khu vực vùng đệm VQG Hoàng Liên có nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ Triat và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin, có tuổi địa chất nhỏ nên dãy núi Hoàng Liên Sơn trong đó có đỉnh Phan Si Păng được xem là dãy núi trẻ, đỉnh núi nhọn vì quá trình bào mòn địa chất tự nhiên có chưa lâu.

Đá mẹ tạo đất chủ yếu là nhóm đá Macma axit và nhóm đá biến chất với các loại đá chính như: Granit, Gnai, Amphibolit, Filit, Đá vôi, đôi chỗ còn lẫn Phiến thạch sét, Sa thạch, Đá diệp thạch:

- Nhóm đá Macma axit là loại đá rất cứng, khó phong hóa, nghèo dinh dưỡng tiềm tàng trong đá, khi phong hoá cho mẫu chất thô to và đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ nhẹ, dễ bị xói mòn và rửa trôi tầng đất mặt.

- Nhóm đá biến chất là loại đá mềm và giàu dinh dưỡng tiềm tàng. Quá trình phong hoá khá triệt để, đất tạo thành có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, đất có tầng dầy, tơi xốp, độ thấm nước cao nên khó bị xói mòn rửa trôi. [9]

Đất đai:

Sự đa dạng về các loại đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau, cụ thể trong khu vực vùng đệm VQG Hoàng Liên có các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Đất được hình thành trên độ cao trên 1700m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác nhau, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn dầy khoảng 50cm, độ phì tương đối.

- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình (FH): Loại đất này phân bố ở độ cao từ (700 - 1.700m); tầng đất trung bình (từ 70 - 100cm), có nhiều đá lẫn, đất khá tốt, nhưng rất dễ xói mòn rửa trôi, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhóm đất Fe ralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (F): Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma axit, đá biến chất, đá phiến – sa thạch; Phân bố ở độ cao dưới 700m, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng không bền vững.

- Nhóm đất trong các thung lũng (T): Nhóm đất này phân bố trong các thung lũng và bồn địa, được hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, hàm lượng mùn cao rất màu mỡ. [9]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 41 - 42)