Vận dụng lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 179)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.1.1.Vận dụng lý thuyết hệ thống

Hệ thống được hiểu là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, nó bao gồm nhiều bộ phận chức năng liên kết với nhau một cách có tổ chức và trật tự, tồn tại và vận động theo những quy luật thống nhất (Hà Quang Khải, 2001). Một hệ thống luôn bao gồm

Những tác động bất lợi của CĐĐP vùng đệm tới TNR

Yếu tố kinh tế Yếu tố xã hội Yếu tố

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những hệ thống thành phần (nhỏ hơn) hay còn gọi là hệ thống phụ. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong hệ thống và mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn.

TNR là một hệ thống tự nhiên, trong đó các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới TNR cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống. TNR vốn tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên, vì vậy để bảo tồn TNR, những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi tới nó. Đây là lý do đề tài nghiên cứu các nguyên nhân KT-XH dẫn tới những tác động bất lợi của CĐĐP đến TNR và nghiên cứu đề xuất giải pháp KT-XH để giảm thiểu sự tác động bất lợi này.

Sự tác động của cộng đồng dân cư trong vùng đệm đến TNR là hoạt động trong hệ thống KT-XH:

- Trong hệ thống kinh tế: Mức độ tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc…Và sự tác động này cũng phụ thuộc vào sinh kế, mức sống, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận trước mắt…và hiệu quả kinh tế thường quyết định tới hình thức sử dụng TNR của cộng đồng dân cư. Ngược lại, mức độ giàu có và đa dạng của TNR cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu của các CĐĐP. Chính vì mối quan hệ chặt chẽ giữa những tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm đến TNR với các yếu tố kinh tế nên có thể làm giảm thiểu tác động bất lợi tới TNR bằng cách tác động vào những yếu tố kinh tế.

- Trong hệ thống xã hội: Sự tác động của CĐĐP đến TNR là hoạt động xã hội vì các hoạt động này là của con người. Sự tác động này bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TNR, ý thức về luật pháp, trách nhiệm của cộng đồng, những thói quen sử dụng TNR, … Sự tác động của CĐĐP vùng đệm đến TNR trong VQG Hoàng Liên còn phụ thuộc vào những vấn đề về thể chế và chính sách như chính sách đối với CĐĐP vùng đệm, hệ thống quản lý TNR, việc thực thi luật bảo vệ phát triển rừng… Các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng cũng có ảnh hưởng tới những tác động của CĐĐP vào TNR. Sự hiện diện của chúng sẽ hỗ trợ Nhà nước trong việc tuyên truyền các chính sách, gắn kết người dân thành cộng đồng thống nhất trong việc thực thi việc quản lý bảo vệ TNR.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai (Trang 27 - 179)