Lịch sử hình thành NHCSXH tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 45 - 47)

- Sự thấu cảm

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH

3.1.2 Lịch sử hình thành NHCSXH tỉnh Thái Bình

Tại hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ V (Khoá VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương về xoá đói giảm nghèo:”… phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo …”

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc đến năm 2010 với các tiêu chí chủ yếu như:”… cơ bản không còn hộ đói, phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm dần khoảng cách giữa cá dân tộc, các vùng. Đến năm 2010, cơ cấu ngành công nghiệp, đạt 43-44% GDP, ngành dịch vụ 40-41% GDP, nông nghiệp còn 10-11%. Đến năm 2020, về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá …”.

Để khẳng định về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại hình thành hệ thống NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận là yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế và lành mạnh hoá hoạt động Ngân hàng để tăng trưởng

kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh trên tất cả các vùng miền trong cả nước. Ngân hàng chính sách thành lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

Chính phủ xác định NHCSXH là công cụ của các cấp chính quyền để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Ngân hàng chính sách xã hội chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai các chương trình cho vay nhằm tạo điều kiện giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi được dễ dàng thuận lợi. Từ đó, ngân hàng chính sách xã hội xây dựng mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của NHCSXH là uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Phương thức hoạt động phù hợp đó đã được khẳng định qua thực tế là phù hợp, thực hiện được chủ trương xã hội hoá công tác Ngân hàng, tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời giúp cho các tổ chức chính trị xã hội có thêm điều kiện, kinh phí tổ chức và lồng ghép các chương trình dự án. Từ đó giúp cho người nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả và dần thoát nghèo làm giầu chính đáng.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Bình được thành lập theo quyết định số 23/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam và đã khai trương đi vào hoạt động năm 2003.

Để quản lý điều hành NHCSXH tỉnh Thái Bình, chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam đã chỉ đạo thành lập Ban đại diện HĐQT - NHCSXH tỉnh Thái Bình gồm: 12 đồng chí, trong đó Phó chủ tịch UBND tỉnh là trưởng ban, các đồng chí thành viên là trưởng, phó các ban ngành đoàn thể tỉnh. Sau khi thành lập Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các huyện và Thành phố thành lập Ban đại diện HĐQT- NHCSXH huyện, Thành phố gồm 90 cán bộ các thành viên là Phó chủ tịch, trưởng phó các ban ngành Đoàn thể, các sở Tài chính, Kế hoạch, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao động thương binh xã hội cấp huyện, thành phố.

Mạng lưới hoạt đồng của NHCSXH tỉnh Thái Bình gồm 1 Hội sở Tỉnh và 7 phòng giao dịch, với tổng số 283 điểm giao dịch lưu động vào thời gian cố định hàng tháng tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w