Mô hình Ngân hàng phục vụ người nghèo (Grameen Bank) ở Cộng hoà nhân dân Bangladesh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)

- Sự thấu cảm

2.4.1.Mô hình Ngân hàng phục vụ người nghèo (Grameen Bank) ở Cộng hoà nhân dân Bangladesh.

nhân dân Bangladesh.

Đặc điểm kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của Bangladesh. Bangladesh là một quốc gia hồi giáo, có diện tích 142.766 km2, dân số là 120 triệu người, trên 80% sinh sống ở vùng nông thôn, là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 1993 là 120 USD, trên 50% số hộ nông dân không có ruộng, sống dưới mức nghèo khổ, hiện tượng mù chữ còn phổ biến.

Bangladesh có mức tăng trưởng kinh tế từ 4 - 4,5%/năm, tiền tệ ổn định, chỉ số lạm phát hàng năm ở mức 1,8 - 4%.

Các tổ chức tín dụng ở Bangladesh khá đa dạng, ngoài 4 ngân hàng quốc doanh, từ năm 1983 cho phát triển thêm ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng thực hiện cơ chế thả nổi lãi suất theo quan hệ cung- cầu. Các ngân hàng thương mại hoạt động ở khu vực đô thị và chỉ cho vay hộ giàu, có tài sản thế chấp, không cho vay người không có tài sản thế chấp và không có chế độ cho vay lãi suất ưu đãi.

Grameen Bank là một ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, khách hàng chủ yếu là phụ nữ nghèo. Ngân hàng do giáo sư YUNUS sáng lập, cùng với sự giúp đỡ của các cộng sự của ông. Năm 1976, Ngân hàng này được Chính phủ cho phép hoạt động từ năm 1976, đến 1980 được chính phủ ban hành pháp lệnh về Grameen bank. Theo đó vốn điều lệ được ấn định là 250 triệu Taka (tương đương 6 triệu USD), vốn thực có là 150 triệu Taka, trong đó nhà nước cấp 18 triệu Taka, phần còn lại (132 triệu Taka) do huy động vốn cổ phần của các thành viên.

Grameen Bank hoạt động dịch vụ khách hàng theo các nguyên tắc:

Thứ nhất, để phát triển, Grameen Bank phải tự bù đắp được chi phí hoạt động. Như vậy, nó hoạt động như các ngân hàng thương mại khác, không được bao cấp bằng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ.

Thứ hai, Grameen Bank thực hiện cơ chế lãi suất thực dương. Do vậy, lãi suất cho vay tới các thành viên thường cao hơn lãi suất thị trường. Hiện nay, lãi suất cho vay của Grameen Bank khoảng 16% - 18%/năm. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại khác, cho vay hộ giàu có tài sản thế chấp với lãi suất 12% - 13%/năm.

Thứ ba, Grameen Bank cho vay trực tiếp đến hộ nghèo thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn.

Thứ tư, Grameen Bank cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm "tiết kiệm - vay vốn". Thủ tục vay vốn ở ngân hàng rất đơn giản, thuận tiện. Một người muốn vay vốn chỉ cần làm đơn và được nhóm "tiết kiệm - vay vốn" bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Thứ năm, để phục vụ đúng đối tượng, người vay phải đủ chuẩn mục đối với người nghèo. ở Băng-la-đét, chuẩn mực phân loại người nghèo là những hộ có dưới

0,4 acre đất canh tác và có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. (1 acre = 4.047 m2) .

Thứ sáu, Grameen Bank được quyền đi vay để cho vay và được uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước, huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm, được phát hành trái phiếu vay nợ.

Grameen Bank thực chất là một ngân hàng thương mại cổ phần, thực hiện theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính phủ cho hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính, ngân hàng hiện hành của Băng-la-đét như: Ngân hàng quy định khấu trừ 5% số tiền vay để nộp thuế nhóm và 5% số tiền vay để lập quỹ bảo hiểm... Về nhân sự, họ thu dụng những người có tâm huyết với người nghèo vào làm việc cho ngân hàng. Thủ tục cho vay không thực hiện theo nguyên tắc thế chấp tài sản, nhưng thay vào đó là hệ thống quy trình, quy tắc nghiệp vụ, xây dựng quy chế thành viên, trách nhiệm tập thể của những người vay vốn; hệ thống kiểm soát, thống kê báo cáo, kỷ cương quản lý bằng các biện pháp tổ chức kinh tế nghiêm ngặt, vận dụng linh hoạt với việc giáo dục tín ngưỡng, với các thể chế tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thái bình (Trang 41 - 43)