Tình hình sử dụng đất tại Hà Tĩnh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tình hình sử dụng đất tại Hà Tĩnh trong thời gian qua

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy kinh tế, xã hội tỉnh nhà ngày càng phát triển. Sở TN&MT đã triển khai có hiệu quả công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của cấp tỉnh và 11 huyện, thành phố.

Thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, xác định giá đất bồi thường GPMB đáp ứng yêu cầu tiến độ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn. Đến thời điểm này toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 85 % tổ chức và 95% Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, 70,6 % đất ở nông thôn cho các hộ gia đình, cá nhân.

Công tác chuyển đổi ruộng đất, rà soát đất lâm nghiệp gắn với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai hiệu quả, 161/225 xã đã hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2, đạt 72%, bình quân sau chuyển đổi mỗi hộ sử dụng 3-4 thửa/hộ (trước chuyển đổi 7-8 thửa/hộ); tổ chức kiểm tra, rà soát, thu hồi 19.229 ha đất của 19 tổ chức trên địa bàn, lập phương án giao cho các tổ chức cá nhân sử dụng hiệu quả hơn. Triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 5 huyện đã cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất theo dự án “tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính Hà Tĩnh giai đoạn 2008 - 2015”, với tổng kinh phí đo đạc theo dự toán 116 tỷ đồng.

Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều vướng mắc, bất cập, tồn đọng. Để giải quyết dứt điểm những tồn đọng đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh Hà Tĩnh phải vào cuộc quyết liệt hơn, xây dựng lộ trình cụ thể, xử lý dứt điểm các tồn đọng dựa trên các quy định của luật đất đai và khoáng sản, cũng như những cơ chế, chính sách chung của tỉnh nhà. UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát lại hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, kiên quyết thu hồi những trường hợp cấp đất, cấp mỏ trái phép, sai thẩm quyền và sử dụng không đúng mục đích; tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi ruộng đất; gắn việc khai thác khoáng sản với chế biến sâu, dựa trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại; xây dựng quy hoạch, đánh giá chiến lược bảo vệ môi trường trên toàn địa bàn…

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)