7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1.Địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng, đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Phía Tây là dãy Trường Sơn nằm dọc biên giới Việt - Lào, bao gồm các núi cao từ 1000m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2.000m như Pulaleng (2.711 m), Rào Cỏ (2.335 m).
Địa hình của Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình là 1.500 m), kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng nhỏ hẹp (độ cao trung bình 5 m) và cuối cùng là các bãi cát ven biển.
3.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.2.1. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 599.717 ha. Tình hình sử dụng đất năm 2009 như sau: Đất nông nghiệp: 477.000 ha chiếm 79,54%, đất phi nông nghiệp: 84.052 ha chiếm 14,03%, đất chưa sử dụng: 38.655 ha chiếm 6,44%.
Tài nguyên đất của Hà Tĩnh khá đa dạng, bao gồm 9 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa, đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tụ, và nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất phù sa (chiếm tương ứng 51,6% và 17,73% diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Đất đỏ vàng được hình thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày và là loại rất có tiềm năng của tỉnh.
3.1.2.2.2. Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có 137km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo). Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi...7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng đang chú trọng vào việc phát triển du lịch biển. Với bờ biển thoải, cảnh quan thiên nhiên đẹp, Hà Tĩnh đã xây dựng các khu du lịch sinh thái biển như: Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Đèo Con (Kỳ Anh)...
3.1.2.1. Điều kiện Kinh tế - Xã hội của Hà Tĩnh
3.1.2.1.1. Dân cư và nguồn lao động tại Hà Tĩnh
1/4/1999, tỉnh Hà Tĩnh có 1.268.968 người, năm 2006 dân số đạt mức 1.245.670 người, năm 2009 đạt 1.226.360 người và tính đến năm 2010 dân số Hà Tĩnh đạt mức 1.227.673 người. Về dân số, Hà Tĩnh đứng thứ 21 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (sau Thanh Hóa và Nghệ An).
Mật độ dân số năm 2010 của Hà Tĩnh là 205 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao ở vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện, thị trong tỉnh. Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng dân số của tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, hàng năm dân số vẫn tăng lên hàng nghìn người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm xấp xỉ 0,65%, năm 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 0,6%.
3.1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Tính đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11,5%, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 1,92%, Công nghiệp - xây dựng tăng 22,3%, Thương mại dịch vụ tăng 9,5%, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 6.747 tỷ đồng, GDP bình quân đầu ngư ời đạt 10,5 triê ̣u đồng /năm. Cơ cấu kinh tế : Nông nghiê ̣p: 35,01%; Công nghiê ̣p - xây dựng: 34,56%; Dịch vụ: 30,43%.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nhìn chung khá cân đối, tỉnh Hà Tĩnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày một tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm.