7. Cấu trúc của luận văn
3.4. Các TN với “cái tôi” nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn “vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt”. (Vương Trí Nhàn). Trên nhiều trang viết của mình, ông luôn có một giọng điệu riêng, một cách nói riêng sáng tạo độc đáo. Đóng góp của ông cho nền văn học hiện đại Việt Nam là không thể phủ nhận.
Truyện Tây Bắc là tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con
đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Phải đến Truyện Tây Bắc, Tô Hoài mới có được sự thành công đặc sắc ở mảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Sự thành công ấy có được nhờ tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú về Tây Bắc của nhà văn.
Tìm hiểu các TN trong tác phẩm là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu tác phẩm, từ đó đánh giá về cái tôi - phong cách nghệ thuật và khả năng quan sát, miêu tả tinh tế của tác giả Tô Hoài. Nghiên cứu phong cách nghệ
thuật của một nhà văn là một vấn đề lớn, gồm nhiều yếu tố. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đưa ra những nhận xét khái quát về cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn từ việc tìm hiểu các TN sự vật, TN hoạt động, TN tính chất mà chúng tôi đã trình bày ở chương 2.
3.4.1. Ngôn ngữ có tính hình tƣợng cao nhờ so sánh, liên tƣởng độc đáo
Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ trong Truyện Tây Bắc là tính hình tượng cao, tư duy cảm tính, trực giác gắn với những sự vật cụ thể trong đời sống lao động, sinh hoạt thường ngày. Điều này có cơ sở từ thói quen tư duy hình tượng của đồng bào các dân tộc miền núi, tư duy theo cách hình dung, cắt nghĩa đời sống bằng hình ảnh cụ thể. Trong quá trình phản ánh hiện thực, Tô Hoài luôn có ý thức thể hiện đặc trưng tư duy và ngôn ngữ của người miền núi Tây Bắc. Tính hình tượng trong ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm chủ yếu được tạo nên bởi các phương thức so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, tượng trưng...Nhìn chung, đó là cách nói có hình ảnh, mang đậm bản sắc dân tộc, chất miền núi.
- Những đứa con cô Ảng là trứng của nhà quan, nhưng nhà quan không
nhận thì nó cũng chỉ bằng trứng con quạ, con cú trong rừng, cho nên làng
mới phạt vạ nó. [tr.11]
- Trên một cây xoan có bậc thang đóng vắt vào thân cây, bà Ảng ở túp lều
cành xoan ấy - chiếc lều như một cái tổ chim. [tr.15]
- Ngồi cầm miếng xôi đút vào miệng lão, cô Ảng thường ngồi phía trong
vách nhìn ra và bao giờ cũng trông thấy cái cằm bạnh của lão đưa đẩy chệu
chạo, mà cô Ảng thản nhiên như trông con trâu già nhai trầu. [tr.17]
- Phát nương mùa nắng thật quá vất vả. Người người đen xạm, hốc hác
như cái cây cháy trên nương vác về.[tr.40]
- Bân già sút đi hẳn. Bân già ốm, đi như một con vượn, lúc đứng chỉ thấy
- Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt
nghiến gỗ kéo dài... [tr.141]
- A Phủ khoẻ, chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê,
nhiều người nói: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong
nhà, chẳng mấy lúc mà giàu". [tr.143]
- Được ít lâu, một hôm A Phủ bỗng thấy dưới Bản Pe có một vệt đỏ như ổ
mối đùn.[tr.149]
- Mỵ ra đứng đầu nương trông xuống Bản Pe: cái đồn vẫn đỏ hoe như tổ
mối. [tr.151]
....
Kết quả khảo sát tư liệu của chúng tôi cho thấy, có 26 lần Tô Hoài sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng trong tác phẩm. Mô hình cấu trúc so sánh phổ biến ở những câu văn đó thường là: A như B, A bằng B. Đó là cấu trúc quen thuộc, cấu trúc truyền thống. Điều đặc biệt trong cấu trúc so sánh của nhà văn là quan hệ giữa hai vế so sánh là quan hệ giữa cái cụ thể và cái cụ thể: cái đồn
- tổ mối; A Phủ - con ngựa, con trâu; Bân - con vượn.. Trong rất nhiều hình
ảnh so sánh, vế so sánh thường là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người dân miền núi. Những hình ảnh đó khiến chân dung nhân vật vừa sinh động, vừa cụ thể lại rất đa dạng, dễ liên tưởng, dễ hiểu. Đồng thời, cách sử dụng nghệ thuật so sánh như thế còn khiến cho lời văn, tác phẩm của Tô Hoài trở nên bình dị, dễ đi vào đời sống nhân dân, được nhân dân đón nhận với những cảm xúc chân thành, trìu mến nhất.
Song, cũng có khi, những so sánh, nhân hoá, ẩn dụ của Tô Hoài rất giàu sức biểu cảm:
- Đám mây lốm đốm xám như đuôi con sóc nối nhau bay quẩn sát ngọn
cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng,
đã thấy lồ lộ đằng xa một bức vách đá trắng toát. [tr.15]
- ... vợ chồng thật sự yêu nhau cũng cứ phải giả vờ xa cách như mặt trăng
mặt trời. [tr.26]
- Bọn lính đùng đùng kéo lên càn quét vùng Mèo trên núi, như một trận
gió giật xoáy qua đấy. [tr.52]
- Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên
mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. [tr.134]
Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ này thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế của nhà văn đồng thời làm cho trang văn Tô Hoài như bàng bạc chất thơ. Lối nói giàu hình ảnh ấy được coi là trợ thủ đắc lực số một giúp tăng thêm sức gợi hình gợi cảm, tính thẩm mĩ vốn là những thuộc tính cần có của văn chương, đặc biệt văn chương về đề tài miền núi.
3.4.2. Lời kể chân thật, tự nhiên, đậm chất miền núi
Một đặc điểm nữa mà chúng tôi nhận thấy trong ngôn ngữ của nhà văn Tô Hoài được thể hiện qua Truyện Tây Bắc là sự hồn nhiên, tự nhiên, chân thật. Đặc điểm này cũng được bắt nguồn từ thói quen tư duy, tính cách hồn nhiên, chân thật của người miền núi. Phong Lê từng nhận xét: “Chưa phải là kĩ thuật, là nghề nghiệp mà chủ yếu là do thôi thúc nội tâm, do ý thức trách nhiệm của người viết trước dân tộc mình mà văn học miền núi sớm có những trang văn chân thật, lắm khi đến thật thà, và do vậy mà xúc động. Sự sống thực và tình cảm thực, cách nhìn và cách nghĩ thực, cùng với cách phô diễn không bắt chước, không vay mượn - đó là nét lớn quy định phong cách chung của các trang văn xuôi - dẫu ở địa bàn nào, thuộc dân tộc nào”. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hoá trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà
có”. Với sự nhận thức ấy, Tô Hoài đã luôn luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân. Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng ngôn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó. Mặt khác, ông còn sử dụng thành công những từ ngữ địa phương đậm bản sắc dân tộc.
Đây là cách suy nghĩ, cách diễn đạt rất thô mộc, chân thật của bà lão Ảng
(Cứu đất cứu mường) khi nghĩ về kiếp sống khổ sở, tủi nhục của mình: Con
ơi! Vì mẹ khổ mà hai con của mẹ, đứa thì hoá ra trâu, đứa thì hoá ra bò.
[tr.12]
Cách nghĩ, cách nói của Mỵ và A Phủ có nét tương đồng. Họ thường không hay nói vòng vo mà nói thẳng, trực tiếp vào vấn đề. Họ nghĩ thế nào thì nói thế ấy, không bóng gió, cầu kì, trừu tượng hay hoa mĩ. Đó cũng là bản tính của những người dân miền núi: thẳng thắn, bộc trực, dứt khoát.
- Người ta có trâu thì con trâu làm đỡ một nửa công, đằng này không có,
hai vợ chồng làm cả việc con trâu. [tr.149]
- Con chó đẻ ra thằng Tây. Tôi khiêng lợn xuống, nó trói tôi nằm hai ngày một chỗ với con lợn. Nó bảo tôi nuôi cán bộ nên bắt tôi về bỏ tù. Tôi bảo: tao không biết cán bộ đâu, tao không biết nuôi ai, từ khi tao về ở đây mới chỉ có mày đến, mày lấy lợn của tao thế là mày bắt tao phải nuôi mày đấy. Chúng nó đánh tôi nhiều lắm. Cái tóc tôi dài thế này, cái tóc bố mẹ tôi để cho, mà một lũ nó đè đầu tôi xuống, nó đem cắt hết đi. Rồi nó bắt tôi khiêng đá, bắt tôi
khiêng nước...Con chó đẻ ra thằng Tây! [tr.152]
Khảo sát 504 lời thoại trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy đa số các lời thoại đều ngắn gọn, hồn nhiên, thô mộc như bản tính kiệm lời của người miền núi. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Tên tác phẩm Tổng số lời thoại
Lời thoại ngắn
Số lƣợng Tỉ lệ
Cứu đất cứu mường 43 34 79.1%
Mường Giơn 378 279 73.8%
Vợ chồng A Phủ 83 68 81.9%
Tổng 504 381 75.6%
Dưới đây là một số ví dụ:
Sau 3 năm xa cách mẹ, Nhấn quyết định xuống Mường Cơi tìm gặp mẹ để xem mẹ sống thế nào, em gái còn hay mất. Ròng rã suốt nửa tháng trời, vượt qua vòng kiểm soát của địch, Nhấn mới gặp được mẹ.
Câu đầu tiên Nhấn hỏi mẹ: - Em tôi đâu?
- Vào nhà quan Cầm Vàng rồi. - Đã bao lâu?
- Hai năm nay.
- Nó có hay về với mẹ không? - Từ khi đi chưa về.
Bà Ảng nói rồi khóc. Nhấn bảo:
- Rồi bộ đội ta sẽ về đón nó. Bây giờ mẹ đi với tôi. [tr.13]
Cuộc đối thoại giữa Sạ và Ính tuy ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều tình cảm mà hai người chưa thể nói với nhau. Tưởng Sạ đã chết, Ính và cả gia đình đau đớn. Rồi đột ngột Sạ trở về với tư cách là một người cán bộ hướng dẫn nhân dân đấu tranh cách mạng. Vốn có sự kính trọng, yêu quý với người anh rể từ xưa, nay tình cảm ấy đã lớn lên thành những rung động đầu đời cùng sự ngưỡng mộ trong Ính. Giờ phút chia tay, bao điều muốn nói, nhưng Ính chỉ nghẹn ngào:
- Anh Sạ không về nhà? Sạ cúi xuống, khẽ gỡ tay, nói:
- Về sao được, em quên bí mật à? Lần khác anh về. - Anh lại về, anh nhé.
- Ừ. Này em Ính ! - Anh bảo gì? Sạ nói tự nhiên:
- Bao giờ kháng chiến mà thành công, anh được phép cấp trên cho về chơi làng, anh lại đến xin ở rể nhà bố, em ạ.
Ính lúng túng không biết nói thế nào, chỉ nhắc lại:“Anh về, anh nhé!”
[tr.109 ].
Trong những đoạn đối thoại này, ngôn ngữ của các nhân vật mang phong cách gần gũi với khẩu ngữ tự nhiên. Lời của các nhân vật thường được rút gọn thành phần câu. Nội dung ngắn gọn, chỉ vừa đủ thông tin cho lời hỏi trước đó. Cách diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí, trình độ tư duy của người nông dân lao động miền núi. Rõ ràng, phải là người hòa nhập tự nhiên với bản sắc văn hóa – ngôn ngữ dân tộc, Tô Hoài mới viết được như thế.
Đối với Tô Hoài – một nhà văn dân tộc Kinh viết về dân tộc và miền núi, việc hiểu biết và tiếp thu ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc ít người để chuyển hóa vào tác phẩm là một việc làm đòi hỏi cả tài năng và công sức. Tô Hoài nắm vững từ cách xưng hô, các thành ngữ, tục ngữ, cách nói đậm chất dân tộc của người dân Tây Bắc. Trong Truyện Tây Bắc có 25 DT chỉ tên những chức quan thời phong kiến ở miền núi: chánh, chức việc, lí dịch, chúa
đất, tri châu, thống lý, lý trưởng, tạo bản, phó phìa...Những DT đó đã gợi ra
sắc màu miền núi cho tác phẩm. Chất miền núi còn được thể hiện đậm nét hơn khi tác giả dùng tiếng lóng của dân tộc HMông trong lời của các nhân vật và lời kể: pá chính (biểu lộ sự tức giận, có nghĩa như một tiếng chửi), thống quán (một chức việc như phó lý), xéo phải ( như trưởng thôn), thị sống (một chức việc đi hầu thống lý như người làm mõ thời trước)....Hay qua cách xưng
hô dân dã: mày – tao, tôi – bố, tôi – mẹ... Có lúc tác giả còn đưa thành ngữ, tục ngữ, những bài hát của đồng bào các dân tộc ít người vào tác phẩm.
Nếu người Kinh có câu:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
thì Tô Hoài viết: Em như bó củi trong rừng lấy về, đặt đâu em ở đấy. [tr.43]. Nếu người Kinh nói: chết cũng không sợ thì người Thái nói: chết cũng liều theo.
Mở đầu truyện ngắn Cứu đất cứu mường là bài hát tiếng dân tộc Mường ở châu Phù Yên:
Phải năm đất nước loạn lạc, núi lở sông cạn Cuối đồng mường ta rậm cỏ, giặc Tây ác đóng Ngọn suối mường ta cạn nước, giặc Thổ ác đóng
Người trong mường ta phải đem nhau đi ăn rừng ở nương Đã bao nhiêu tháng
Còn đến bao nhiêu năm [tr.5]
Trong tác phẩm, nhiều lần người đọc còn được lắng nghe những bài hát quen thuộc của người dân tộc trong những lễ hội mùa xuân hay bài Kể cho
chồng đi lính cho Tây nghe tội ác thằng Tây ở Chiềng Cuội, bài vè Tội ác Tây
ở Chiềng Cuội...
Việc nâng cao tính chất dân tộc miền núi cho ngôn ngữ văn học không chỉ dừng lại ở việc chêm cài thành ngữ, tục ngữ dân tộc hay cách diễn đạt của người dân tộc thiểu số vào lời văn. Điều quan trọng là phải thấu tỏ được nếp tư duy và điệu tâm hồn của tộc người. Tô Hoài đã làm được cả hai điều đó. Tô Hoài là một tấm gương về sự hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi và chuyển hóa ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.
3.5. Tiểu kết
Các TN trong Truyện Tây Bắc có vai trò rất lớn trong việc biểu hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đồng thời thể hiện “cái tôi” nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài.
1. Các TN trong Truyện Tây Bắc đã phản ánh, ghi lại một cách chân thực và sinh động vẻ đẹp, sự phong phú giàu có của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc. Đó là vùng đất “sơn thủy hữu tình” với các tiểu vùng khí hậu hết sức đa dạng. Trong các cánh rừng Tây Bắc còn có biết bao loài động vật, thực vật mà trời đất đã ban tặng cho nơi đây. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng, đậm chất thơ, tràn đầy sự sống. Con người và thiên nhiên chan hòa, gắn bó với nhau, cùng nhau vượt qua mọi gian nan của cuộc sống.
2. Các TN trong tác phẩm đã phản ánh vẻ đẹp văn hóa phong phú đa dạng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Qua những phong tục: cưới hỏi, lễ Tết, trang phục, ẩm thực, người đọc cảm nhận rõ hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Ngoài những tập tục lạc hậu cần loại bỏ, đa số những tập tục của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đều là những giá trị văn hóa đáng trân trọng, giữ gìn.
3. Các TN trong Truyện Tây Bắc đã tái hiện cụ thể, chân thực một thời kì lịch sử đau thương mà anh dũng mà nhân dân Tây Bắc đã trải qua. Dưới bầu trời nô lệ, người dân Tây Bắc đã phải chịu bao khó khăn, gian khổ, mất mát, hi sinh đặc biệt là người phụ nữ. Nhưng, đạn bom kẻ thù không tiêu diệt được sức sống, sức chiến đấu của những con người kiên cường, bất khuất nơi đây.