TN đặc điểm, tính chất của sự vật nhân tạo

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 86 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.3. TN đặc điểm, tính chất của sự vật nhân tạo

Kết quả khảo sát tư liệu cho chúng tôi nhận thấy có 72 TT được sử dụng lặp lại 93 lần để miêu tả về các sự vật nhân tạo. Đa số các sự vật nhân tạo chỉ được nhắc tới khi nói về hành động của con người, ít khi được miêu tả bằng các TT. Trong số các sự vật nhân tạo, có 2 sự vật được miêu tả nhiều hơn cả

tiếng trốngtiếng súng. 16 TT được dùng để miêu tả về tiếng trống: dài,

đùng đùng, thẽ thọt, văng vẳng, ầm ầm, ghê rợn, vang động, tang tang, choáng óc, ...

13 TT được dùng để miêu tả về tiếng súng: to, nhỏ, rào rào, tới tấp, loạn xạ, ình ình, bần bật...

Những TT được sử dụng đa số là những từ láy, từ tượng thanh có giá trị biểu đạt cao. Nó tái hiện một không gian vang động những âm thanh của sự tàn phá và hủy diệt trong hoàn cảnh chiến tranh:

- Lúc đó, tiếng súng rào rào nổ vào đồn. Rồi mooc-chi-ê câu ra, tiếng lựu

đạn âm vào trong. Nghe súng loạn xạ, cả đạn mooc-chi-ê vọt qua đầu...[tr.108]

- Tiếng súng to lại dội ình ình càng ngày càng vang động đằng sau núi.

[tr.115]

Những âm thanh kinh hoàng ấy một lần nữa khắc sâu chủ đề tác phẩm: lên án chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ quyền sống của con người.

2.2.4. Tiểu kết

Trong chương 2, chúng tôi tìm hiểu các TN sự vật, TN hoạt động - trạng thái và TN đặc điểm - tính chất. Qua khảo sát, thống kê và phân loại, chúng tôi nhận thấy:

1. Chiếm số lượng lớn nhất, có tần số xuất hiện nhiều nhất là TN hoạt động - trạng thái (591 từ, 5457 lần xuất hiện). Đứng thứ hai là TN sự vật (485 từ, 6001 lần xuất hiện). Có tần số xuất hiện ít hơn hẳn là TN đặc điểm – tính chất (502 từ, 730 lần xuất hiện).

2. Chúng tôi đã tìm hiểu TN sự vật trên cơ sở TN sự vật tự nhiên (114 DT, xuất hiện 1120 lần); TN người (224 từ, xuất hiện 4023 lần); TN sự vật nhân tạo (148 từ, 858 lần xuất hiện) và nhận thấy:

2.1. Đề tài của tập truyện ngắn này là đề tài chiến tranh. Truyện Tây Bắc ghi lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh dũng của nhân dân Tây Bắc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.2. Tìm hiểu TN sự vật tự nhiên giúp chúng tôi nhận thấy không gian nghệ thuật của tác phẩm là khung cảnh vùng núi phía Tây miền Bắc nước ta. Đó là không gian có núi cao, rừng sâu, sông suối uốn quanh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Thế giới động vật và thực vật Tây Bắc cũng rất giàu có, tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Nhưng, khi đất nước có chiến tranh, đạn bom của kẻ thù đã tàn phá khiến thiên nhiên cũng phải héo úa, lụi tàn.

2.3. Những sự vật nhân tạo được nhắc tới trong tác phẩm là: đồ vật, vũ khí, đạn dược...Đó là những sự vật gắn bó với đồng bào dân tộc vùng cao và in dấu cuộc chiến tranh chống quân xâm lược.

3. Chúng tôi đã tìm hiểu TN hoạt động – trạng thái trên cơ sở TN chỉ sự vận động, biến đổi của tự nhiên (159ĐT, 210 lần xuất hiện); TN chỉ hoạt động, trạng thái của con người ( 363 ĐT, 5160 lần xuất hiện); TN hoạt động của sự vật nhân tạo (69 từ, 87 lần xuất hiện). Qua khảo sát, phân loại chúng tôi nhận thấy:

3.1. TN chỉ sự vận động, biến đổi của tự nhiên cho thấy thiên nhiên Tây Bắc không phải là những vật vô tri vô giác mà như những người bạn gắn bó với con người. Thiên nhiên Tây Bắc có trạng thái, có hoạt động và biến đổi theo từng khoảnh khắc lịch sử: có thiên nhiên yên bình, thơ mộng khi đất nước hòa bình, có thiên nhiên đầy thử thách, khắc nghiệt khi đất nước có chiến tranh. 3.2. TN chỉ hoạt động, trạng thái của con người giúp người đọc nhận thấy hoạt động của các nhân vật trong tác phẩm thiên về hoạt động vật lí. Đó là hoạt động sinh hoạt đời thường của con người, hoạt động liên quan đến phong

tục và chủ yếu là hoạt động trong kháng chiến. Các từ ngữ thuộc tiểu trường hoạt động tâm lí cho thấy hai trạng thái tâm lí đối lập của con người: tích cực (vui vẻ, yêu đời) trong thời kì hòa bình và tiêu cực (buồn bã, đau thương) khi đất nước bị đô hộ.

3.3. TN chỉ hoạt động của sự vật nhân tạo tái hiện không khí khốc liệt của chiến tranh qua hoạt động của các loại vũ khí. Đồng thời qua hoạt động của âm thanh tiếng trống, người đọc còn cảm nhận được sự nặng nề, tù hãm của cuộc sống người dân Tây Bắc dưới ách thực dân.

4. Các từ ngữ thuộc TN đặc điểm – tính chất là các TT chỉ đặc điểm - tính chất của sự vật tự nhiên ( 199 từ, 219 lần xuất hiện) và các TT chỉ đặc điểm - tính chất của con người ( 231 từ, 418 lần xuất hiện), TT chỉ đặc điểm - tính chất của sự vật nhân tạo ( 72 từ, 93 lần xuất hiện)

4.1. TN đặc điểm – tính chất của sự vật tự nhiên miêu tả thiên nhiên Tây Bắc ở hai trạng thái đối lập: một thiên nhiên hùng vĩ, lãng mạn, đầy chất thơ và một thiên nhiên u ám, lạnh lẽo khi đất nước bị giặc Pháp đô hộ.

4.2. TN chỉ đặc điểm – tính chất của con người giúp người đọc nhận diện rõ hơn về hai tuyến nhân vật đối lập trong tác phẩm: quân ta và quân địch. Quân ta là những người dân Tây Bắc mang vẻ đẹp núi rừng, kiên cường, giàu ý chí. Quân địch là những tên kẻ cướp, những con quỷ đội lốt người.

4.3. TT chỉ đặc điểm – tính chất của sự vật nhân tạo tái hiện không khí khốc liệt của chiến tranh qua âm thanh tiếng trống thúc và tiếng súng nổ. Những tội ác của quân xâm lược và tình cảnh tan tác của người dân Tây Bắc phần nào được tái hiện qua những TT này.

CHƢƠNG 3

VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỪ NGỮ THUỘC CÁC TRƢỜNG NGHĨA KHÁC NHAU

TRONG TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)