7. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Trang phục
Kết quả khảo sát tư liệu của chúng tôi cho thấy: có 14 DT chỉ tên các loại trang phục của người dân tộc với 75 lần xuất hiện. Có 10 ĐT và 12 TT được dùng để miêu tả về các loại trang phục đó. Những số liệu đó giúp người đọc hình dung về cách ăn mặc độc đáo của người dân mỗi dân tộc khác nhau:
Các chị Mèo đỏ, váy thêu, áo khoác, khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị Mèo
trắng chít khăn xếp nếp phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn. Con trai thì áo
trẽn, bịt đầu khăn trắng, thắt lưng màu thiên thanh. [tr.160]
Trang phục của phụ nữ Mường không được miêu tả trực tiếp nhưng qua câu văn sau người đọc có thể hình dung về cách ăn mặc của họ:
Mẹ của Ảng thì bắt con mặc váy vá, đừng quấn thắt lưng thêu, đừng mang
khăn bịt đầu trắng. [tr.9]
Trang phục phổ biến của phụ nữ miền núi là váy, thắt lưng và khăn bịt đầu. Đó là những trang phục truyền thống, được làm nên từ chính đôi bàn tay khéo léo của họ đồng thời thể hiện vẻ đẹp giản dị, kín đáo, đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao.
Trang phục của mỗi người dân Tây Bắc không chỉ để làm đẹp mà còn chứa đựng những dấu hiệu cho biết tuổi tác, hoàn cảnh hay địa vị của họ trong xã hội. Chẳng hạn, trang phục của A Sử:
- A Sử đi trước, nạm vòng bạc ở cổ rủ xuống những tua chỉ xanh đỏ mà
chỉ riêng con cái nhà quan trong làng mới được đeo.[tr.139]
- A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng
lên đầu.[tr.136]
Chỉ bằng vài nét chấm phá, Tô Hoài đã tạo dựng bức tranh đầy sắc màu về những cách ăn mặc khác nhau của người dân các dân tộc thiểu số. Trang phục của họ thường bao gồm váy, áo, khăn, thắt lưng, vòng và thường rực rỡ săc màu: trắng, đỏ, xanh...Những sản phẩm ấy được tạo ra nhờ chính đôi bàn tay khéo léo của họ: dệt, thêu, đóng...Các ĐT chỉ cách ăn mặc của họ cũng rất
khác với người dân miền xuôi. Không phải mặc áo, quàng khăn mà là chít
khăn, bịt đầu, thay áo... Đó là một trong những nét đẹp văn hoá rất đáng trân
trọng và giữ gìn đồng thời là yếu tố quan trọng tạo nên chất dân tộc cho văn Tô Hoài.