Khái niệm đoản ngữ, phân loại đoản ngữ

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 36 - 137)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Khái niệm đoản ngữ, phân loại đoản ngữ

Đoản ngữ (cụm từ chính phụ) là cụm từ trong đó có một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ đứng quây quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa.

Dựa vào thành tố trung tâm, người ta phân loại đoản ngữ thành: danh ngữ (cụm DT), động ngữ (cụm ĐT) và tính ngữ (cụm tính từ)

+ Khái niệm: DN là cụm từ chính phụ có DT làm trung tâm. DN có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình DT, nhưng hoạt động trong câu giống như một DT: hai ngôi nhà đó, cả ba cậu học trò thông minh ấy, tất cả những cái quan niệm lạc hậu của ông,…

+ Cấu tạo DN: DN đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

* Động ngữ (ĐN)

+ Khái niệm: ĐN là cụm từ có ĐT làm trung tâm.

Cụm ĐT có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình ĐT, nhưng hoạt động trong câu giống như một ĐT.

+ Cấu tạo: ĐN đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,…

* Tính ngữ

Tính ngữ là cụm từ chính phụ có TT làm trung tâm. VD: rất xa trường, hơi giống mẹ,…

Mô hình đầy đủ của tính ngữ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định;…

Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;…

1.4. Phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chƣơng

Trên cơ sở các thành tựu về trường nghĩa, sự chuyển nghĩa, các phương thức chuyển nghĩa, Đỗ Hữu Châu cũng đề xuất nguyên tắc phân tích từ ngữ trong giảng văn mà thực chất là phân tích tác phẩm xuất phát từ việc xem xét các từ vựng theo các trường nghĩa mà nó phụ thuộc vào. Ông chú ý đến việc từ được dùng theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển. Ở đây, chúng tôi chỉ nhắc lại một số nội dung cơ bản trong công trình nghiên cứu của ông:

- Đối tượng của phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương bao gồm cả từ, ngữ cố định, cụm từ tự do…Thông thường đây là những ẩn dụ hay hoán dụ có hình thức diễn đạt trên từ.

- Việc phân tích từ ngữ phải đạt 2 yêu cầu: yêu cầu phát hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ và yêu cầu phát hiện ra các giá trị nghệ thuật của nó. Hai yêu cầu này tuy khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau.

- Ngôn ngữ thường có tính nhiều nghĩa. Phân tích từ ngữ là phải phát hiện cho được những nghĩa khác nhau chứa đựng trong từ ngữ, từ nghĩa cụ thể, trực tiếp đến nghĩa trừu tượng, gián tiếp. Từ ngữ trong tác phẩm thường nằm trong các trường hợp ngữ nghĩa sau:

+ Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ và chỉ dùng trong nghĩa đó.

+ Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ dùng trong nghĩa tu từ.

+ Từ ngữ vừa được dùng trong nghĩa chính, vừa được dùng trong nghĩa bóng hay nghĩa tu từ.

- Hiện tượng nhiều nghĩa trong nghệ thuật là một hiện tượng thường gặp. Nguyên tắc để phân tích hiện tượng nhiều nghĩa trong tác phẩm là: Bất cứ từ ngữ được dùng trong trường hợp nào khi phân tích cũng phải bám sát nghĩa chính, hiểu chính xác nghĩa của từ. Từ đó, dựa vào những quy tắc chuyển nghĩa, dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa mà tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập

trung nghiên cứu các TN chủ yếu trên cơ sở nghĩa chính của từ. Nếu điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ nghiên cứu hiện tượng nhiều nghĩa ở những công trình tiếp theo.

1.5. Sơ lƣợc về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Truyện Tây Bắc

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, … Năm 1938, tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu

thợ dệt Thanh niên dân chủ Hà Nội. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn

hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu quốcCờ giải phóng.

Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như: Uỷ viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.

Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân vănTiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O

chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà nghèo (1944 ). Từ các tác phẩm này,

người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông.

Tô Hoài sáng tác ở nhiều thể loại với nhiều đề tài khác nhau, trong đó đề tài miền núi chiếm một phần lớn trong kho tàng sáng tác đồ sộ của ông. Trong

các sáng tác của Tô Hoài, Tây Bắc không còn là miền đất xa lạ, nó đã trở thành quê hương thứ hai của ông. Ông viết về Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình. Bởi lẽ, với Tô Hoài: “Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”, hình ảnh Tây Bắc “lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy nhà văn viết thành công nhiều tác phẩm về miền đất này. Có thể xem ông là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặt nền móng cho nền văn học viết về đề tài Tây Bắc.

Tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu

quốc(1948). Nhưng phải đến Truyện Tây Bắc, Tô Hoài mới có được sự thành

công đặc sắc ở mảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường

Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Hình ảnh người lao động miền

núi Tây Bắc nghèo khổ, mà nhất là người phụ nữ trong tập truyện này được Tô Hoài miêu tả với tất cả niềm cảm thông sâu sắc. Cảnh đời của Mỵ, một cô dâu gạt nợ chết dần, chết mòn trong địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra, hay thân phận của cô Ảng, từ cô gái có vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi bị xem như món đồ chơi qua tay nhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành bà lão Ảng ăn mày..., đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sống đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nề của thực dân và phong kiến ở miền núi. Mặt khác, qua tập truyện trên, Tô Hoài đã khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi Tây Bắc, cũng như lí giải thành công về con

đường tất yếu họ phải tìm đến để thoát khỏi cuộc sống bị đọa đày áp bức, đó là con đường cách mạng.

Có thể nói, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tô Hoài về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng. Tài năng nghệ thuật của Tô Hoài khi viết về miền núi càng về sau càng được phát huy và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ sau 1955 như: Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ

Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu,... Nhà văn tiếp tục ngợi ca phẩm chất tốt

đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua những hình ảnh thực như : Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộc Nùng), Giàng A Thào, Vừ A Dính (dân tộc HMông)... Tất cả họ đều thủy chung, gắn bó son sắt với cách mạng và cuộc đời mới. Nhiều người đã ngã xuống vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho quê hương đất nước.

Là cây bút mở đường cho văn xuôi cách mạng về đề tài miền núi, Tô Hoài đã có cách tiếp cận và thể hiện miền núi rất riêng, tạo nên một phong cách độc đáo không lẫn với sáng tác cùng đề tài của các nhà văn khác. Đời thường, bình dị và trầm buồn, đó là miền núi của Tô Hoài. Những đặc trưng phong cách này đã khơi gợi lịch sử nhiều đau thương của miền núi theo một cách riêng, gần gũi và nhân bản. Nét dịu dàng, sâu lắng, giàu chất thi họa của nó cũng là một đặc sắc thẩm mĩ, vừa mộc mạc cổ điển vừa có sức sống lâu bền. . Tô Hoài xứng đáng là một tấm gương trong lao động nghệ thuật để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.6. Tiểu kết

Ở chương 1, chúng tôi đề cập tới những vấn đề lí thuyết về trường nghĩa của một số nhà nghiên cứu có tên tuổi. Đặc biệt, quan niệm về trường nghĩa của GS Đỗ Hữu Châu được chúng tôi sử dụng làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài của luận văn này. Về phân loại TN, theo GS Đỗ Hữu Châu có 4

loại: TN biểu vật, TN biểu niệm, trường tuyến tính và trường liên tưởng. Về hiện tượng chuyển nghĩa của từ, có hai phương thức phổ biến là ẩn dụ và hoán dụ. Trong số các TN trên, chúng tôi vận dụng TN biểu vật, TN biểu niệm và TN tuyến tính là cơ sở cho việc xác lập và tìm hiểu các TN.

Về vấn đề từ loại, có 10 đơn vị từ loại. Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng một trong số tiêu chí thành lập trường là tiêu chí từ loại. Chúng tôi dựa vào 3 loại từ loại chính là: DT, ĐT và TT.

Về vấn đề phân tích ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, chúng tôi chỉ dừng lại phân tích nghĩa chính của từ. Các hiện tượng chuyển biến ý nghĩa của từ, chúng tôi sẽ tìm hiểu trong những công trình tiếp theo.Với luận văn này, việc tìm hiểu các TN trong tác phẩm Truyện Tây Bắc nhằm hướng đến 2 mục tiêu: phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn chương để lĩnh hội chủ đề và hình tượng nghệ thuật của tác phẩm; phân tích từ ngữ trong tác phẩm để thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả.

Ngoài những cơ sở lí luận trên, những thông tin về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Truyện Tây Bắc cũng là tiền đề vững chắc giúp chúng tôi phân tích giá trị của các TN trong tác phẩm. Là một nhà văn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ và phong phú, có tài năng nghệ thuật bậc thầy, có vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, con người Tây Bắc, Tô Hoài đã đóng góp vào kho tàng văn học về Tây

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TRƢỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA

TRONG TRUYỆN TÂY BẮC

2.1. Kết quả thống kê, phân loại các trƣờng nghĩa

Dựa trên những hiểu biết về trường nghĩa như đã trình bày ở trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại các trường nghĩa trong tác phẩm Truyện Tây Bắc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm có những loại trường nghĩa chính như sau:

STT Trƣờng nghĩa Số lƣợng (từ ngữ) Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Số lƣợng Tần số 1 Sự vật 486 6001 31 49,2 2 Hoạt động - trạng thái 591 5457 37,3 44,8 3 Đặc điểm - tính chất 502 730 31,7 6 Tổng 1579 12188 100 100

Kết quả khảo sát cho thấy các từ ngữ trong tác phẩm Truyện Tây Bắc của

nhà văn Tô Hoài thuộc ba trường nghĩa khác nhau là: TN sự vật, TN hoạt động - trạng thái, TN đặc điểm - tính chất. Giữa ba TN này có sự khác biệt về số lượng và tần số xuất hiện. Chiếm số lượng nhiều nhất nhưng tần số xuất hiện chỉ đứng thứ hai là nhóm TN chỉ hoạt động (591 từ, 5457 lần xuất hiện). Điều đó cho thấy rất nhiều hoạt động khác nhau được nhắc đến trong tác phẩm cùng vốn từ phong phú, khả năng quan sát, miêu tả tinh tế tác giả.

Có số lượng ít nhất nhưng có tần số xuất hiện cao nhất là TN sự vật (486 từ, 6001 lần xuất hiện). Kết quả này cũng cho thấy sự sinh động, đa dạng của các sự vật được miêu tả và thế giới nhân vật phong phú của tác phẩm. Việc sử

dụng các DT với tần số cao cho thấy sự quan tâm đặc biệt, chủ ý nhấn mạnh của nhà văn với một số sự vật tiêu biểu trong tác phẩm.

Những từ ngữ chỉ đặc điểm - tính chất của con người và thiên nhiên là 502 với 730 lần xuất hiện giúp diễn tả các trạng thái, tính chất khác nhau, muôn hình muôn vẻ của thế giới tự nhiên và con người trong giai đoạn hoà bình và khi đất nước có chiến tranh. Đây là TN có tần số xuất hiện thấp nhất (chỉ chiếm 6% tổng số lần xuất hiện của các TN). Điều đó cho thấy nhà văn Tô Hoài không sử dụng lặp lại một TT cho một hay nhiều sự vật. Ông luôn tìm thấy những đặc điểm mới mẻ trong cùng một sự vật ấy và diễn đạt nó bằng hệ thống TT khá phong phú, sinh động. Đó là kết quả của tài năng quan sát, miêu tả tinh tế của nhà văn.

Tóm lại, kết quả khảo sát thống kê và phân loại trên đã giúp chúng tôi có được sự định hướng ban đầu một cách vững chắc và có cơ sở khi tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm và cách đánh giá về tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài.

2.2. Khảo sát, miêu tả các trƣờng nghĩa 2.2.1. Trƣờng nghĩa sự vật

TN sự vật bao gồm các từ ngữ chỉ sự vật tự nhiên, sự vật là con người hoặc những sự vật do con người làm ra như: đồ vật, công trình xây dựng, vũ khí, trang phục...Kết quả khảo sát thống kê các từ ngữ thuộc TN này được thể hiện qua bảng sau: TN sự vật Số lƣợng Tần số TN người 224 4023 TN sự vật tự nhiên 114 1120 TN sự vật nhân tạo 148 858 Tổng 486 6001

Trong bảng trên và trong toàn bộ luận văn, chúng tôi sắp xếp và trình bày

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 36 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)