Trường nghĩa hoạt động của của sự vật nhân tạo

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 76 - 137)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.3. Trường nghĩa hoạt động của của sự vật nhân tạo

Các sự vật nhân tạo là sản phẩm của con người, được sử dụng bởi con người. Hoạt động của các sự vật đó thực chất là hoạt động do con người điều khiển. Vì vậy chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu các ĐT chỉ hoạt động con người ở mục trước. Ở mục 2.2.1.3 chúng tôi đã xác định các sự vật nhân tạo được nhắc đến trong tác phẩm gồm có các đồ vật, lương thực thực phẩm, công trình xây dựng, trang phục, vũ khí. Trong số các sự vật nhân tạo này không phải sự vật nào cũng có hoạt động. Kết quả khảo sát cho thấy, các sự vật có hoạt động chủ yếu là đồ vật và vũ khí. Có tất cả 69 ĐT chỉ hoạt động của sự vật nhân tạo với 87 lần xuất hiện trong tác phẩm. Trong số các đồ vật, tác giả chủ yếu nhắc tới hoạt động của cái trống. Tiếng trống và các hoạt động, trạng thái của nó được miêu tả bởi 26 ĐT khác nhau: gọi, báo, thúc,

âm, vẳng, vọng, truyền, điểm, buông, đổ hồi... Sở dĩ âm thanh tiếng trống

được nhắc đến nhiều như vậy là do hoàn cảnh chiến tranh được ghi lại trong tác phẩm. Khi dồn dân vào các làng tập trung, quân giặc dùng tiếng trống làm hiệu lệnh thay cho mọi thông báo bằng lời. Lúc là tiếng trống gọi dân nộp

trống báo sáng, báo tối, báo khuya...Mỗi khi nghe tiếng trống là một lần bọn giặc sách nhiễu, đàn áp dân ta. Vì thế người dân Tây Bắc ghê sợ tiếng trống. Nó trở thành nỗi ám ảnh, lo lắng với họ.

Ngoài hoạt động của tiếng trống, tác giả còn nhắc tới hoạt động của các loại vũ khí, đặc biệt là súng. Có 15 ĐT được sử dụng nhằm diễn tả khả năng hoạt động, sức công phá mạnh của súng đạn, qua đó giúp người đọc thấy rõ tính chất tàn phá, hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh. Đó là các ĐT: nổ,

bắn, quay vòng, dội, nổi lên,...Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp

ở khu vực miền núi phía Tây Bắc, lực lượng kháng chiến của ta phải chiến đấu với vũ khí thô sơ như: mũi tên, chông tẩm thuốc độc, ngọn lao,...Súng, đạn đa phần là của kẻ thù dùng để sát hại nhân dân ta. Những ĐT mạnh được Tô Hoài sử dụng cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh mà nhân dân Tây Bắc đã phải trải qua.

2.2.3. Trƣờng nghĩa đặc điểm, tính chất

Chúng tôi tiến hành khảo sát TN đặc điểm, tính chất trên cơ sở TN đặc

điểm, tính chất của SV tự nhiên, TN đặc điểm, tính chất của con người, TN đặc điểm, tính chất của sự vật nhân tạo. Kết quả thống kê, phân loại được thể hiện qua bảng sau:

STT Trƣờng nghĩa đặc điểm, tính chất Số lƣợng (từ ngữ) Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Số lƣợng Tần số

1 TN đặc điểm, tính chất của con người 231 418 46 57,3 2 TN đặc điểm, tính chất của sự vật tự nhiên 199 219 39,6 30 3 TN đặc điểm, tính chất của sự vật nhân tạo 72 93 14,4 12,7 Tổng 502 730 100 100

Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy:

So với TN sự vật, TN hoạt động – trạng thái, TN đặc điểm – tính chất có số lượng từ ngữ lớn thứ hai nhưng tần số xuất hiện ít nhất. Hệ thống TT được sử dụng phong phú, ít lặp lại khi miêu tả những đặc điểm – tính chất của sự vật. Trong tổng số 502 TT với 730 lần xuất hiện, TN đặc điểm, tính chất của con người có số lượng từ ngữ và tần số xuất hiện lớn nhất (231 TT, 418 lần xuất hiện). Đứng thứ hai là TN đặc điểm, tính chất của SV tự nhiên (199 TT, 219 lần xuất hiện). Như vậy, một lần nữa chúng tôi có thể khẳng định con người là vấn đề được quan tâm hơn cả trong tác phẩm. Thiên nhiên hay những sự vật nhân tạo khác chỉ là bức phông nền điểm tô giúp cho sự xuất hiện của các nhân vật thêm rõ ràng, đậm nét hơn mà thôi.

2.2.3.1. TN đặc điểm, tính chất của sự vật tự nhiên

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong tác phẩm, nhà văn sử dụng

199 TT miêu tả các sự vật tự nhiên. So với TN hoạt động thì TN đặc điểm – tính chất có số lượng không nhiều. Tìm hiểu các TT này chúng tôi nhận thấy nhà văn có xu hướng sử dụng TT với hai hệ thống ý nghĩa trái ngược nhau, cùng tồn tại song song: một hệ thống TT miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng hoang sơ, lãng mạn, đầy chất thơ và một bức tranh thiên nhiên buồn, u ám, lạnh lẽo khi đất nước có chiến tranh.

TN đặc điểm, tính chất của SV tự nhiên Số lƣợng Tần số

xuất hiện

TT miêu tả thiên nhiên lãng mạn, đầy chất thơ 163 178 TT miêu tả thiên nhiên buồn, u ám, lạnh lẽo 33 41

Tổng 199 219

Trong tổng số 199 TT miêu tả các sự vật tự nhiên, có đến 163 TT miêu tả bức tranh thiên nhiên Tây Bắc, địa hình của vùng Tây Bắc tươi sáng, đậm

chất thơ. Đó là các TT: xanh biếc, đỏ, vàng, vàng rực, thánh thót, cuốn dài, thoai thoải, nghiêng nghiêng...

- Con chim kỳ xanh biếc, chân đỏ. Ít ai trông thấy chim kỳ, chỉ nghe tiếng

nó thánh thót cao thấp như tiếng kèn gọi phường săn....Một buổi sớm nghe

tiếng chim kỳ cuốn dài theo gió từ khe Mông Mang đưa ra... [tr.5]

- Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió

và rét dữ dội.

Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên

mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra

màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát. [tr.134-135]

Những TT chỉ màu sắc rực rỡ, tươi sáng đã vẽ lên bức tranh Tây Bắc đầy sức sống. Những gam màu nóng được biểu hiện bằng những TT ở mức độ cao: xanh biếc, đỏ thậm, đỏ hau, vàng ửng,...góp phầnmiêu tả vẻ tươi đẹp của thiên nhiên Tây Bắc trong những tháng ngày hòa bình, yên ả.

Nhưng thiên nhiên Tây Bắc không phải lúc nào cũng đẹp, bình yên và thơ mộng như thế. Trái lại, khi đất nước bị bọn thực dân, phong kiến đô hộ, áp bức, thiên nhiên Tây Bắc cũng bị biến đổi theo. Không còn những gam màu tươi sáng, rực rỡ nữa, thay vào đó là 33 TT miêu tả không khí tĩnh lặng, u buồn, lạnh lẽo: buồn thảm, đùng đục, bềnh bệch, vàng úa, bầm tím, tối mịt,

đen xì...Giữa con người và thiên nhiên Tây Bắc luôn có sự gắn bó, song hành.

Vì thế, khi đất nước có chiến tranh, không khí đượm màu đau thương, tang tóc khiến những sự vật tự nhiên tưởng như vô tri vô giác cũng mang tâm trạng buồn, ảm đạm.

- Một con bìm bịp rúc gọi bóng tối, tiếng kêu rơi xuống buồn thảm. An

trông ra, thấy trời đùng đục. [tr.53]

- Mặt trời đã lặn sau đỉnh đèo Lạn Phạ. Trông lên vừa thấy tường đồn,

tường châu đã vàng úa trên những tụm cây hoa mào gà bầm tím như máu

- Nhưng những ngọn hóp bờ rào làng đã dựng đứng, đen xì, tua tủa trước mặt, Ính ngơ ngẩn thấy lại mình đã về đến trước cái mả lúc chặp tối, vừa chui

ra, bây giờ lại chui vào. [tr.80]

Hệ thống TT được nhà văn sử dụng hợp lí, giàu tính gợi hình càng làm tăng ấn tượng ghê rợn về cảnh tượng đang bày ra trước mắt người đọc.

Tóm lại, khảo sát các TT miêu tả bức tranh thiên nhiên Tây Bắc chúng tôi nhận thấy:

Mặc dù số lượng TT không nhiều, nhà văn chỉ chọn lọc những tính chất, đặc điểm tiêu biểu nhất của sự vật để miêu tả nhưng những TT đã góp phần khắc hoạ sự vật một cách rõ nét, sinh động, có hồn.

Những TT miêu tả thiên nhiên Tây Bắc được sử dụng một cách đầy dụng ý. Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng là thiên nhiên trong hoà bình, cuộc sống tươi vui, ấm áp, sinh động. Vì thế nhà văn Tô Hoài, khi miêu tả thiên nhiên Tây Bắc thời kì này đều sử dụng những ĐT và TT chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất ở trạng thái động. Vạn vật hoạt động mãnh liệt như tuôn trào nhựa sống, hướng tới ánh sáng. Bức tranh Tây Bắc giàu chất thơ đẹp một vẻ đẹp tươi vui, trẻ trung, khoẻ khoắn.

Ngược lại, những TT chỉ màu sắc trong những đoạn văn viết về thời kì chiến tranh đều là những gam màu lạnh, u tối gợi không gian buồn, thảm đạm. Các sự vật tự nhiên được miêu tả hầu như ở trạng thái tĩnh, lặng, hoang vắng, có phần ghê rợn. Sử dụng TT một cách đầy hiệu quả, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về một Tây Bắc u buồn, lạnh lẽo bởi chiến tranh. Như vậy, hai hệ thống TT, hai hệ thống ngôn ngữ, hai lớp hiện thực tồn tại song song góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng và khắc sâu chủ đề tác phẩm. Qua tác phẩm, Tô Hoài muốn tố cáo tội ác của quân xâm lược đã giày xéo, tàn phá mảnh đất Tây Bắc thơ mộng, trữ tình khiến nó trở nên tan hoang, xơ xác. Nhưng, với ý chí và sức sống bất diệt, nhân dân Tây Bắc vẫn vùng lên, giành lại cuộc sống hoà bình cho mảnh đất thân yêu của mình.

2.2.3.2. TN đặc điểm, tính chất của con người

So với hệ thống TT miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật tự nhiên, hệ thống TT chỉ đặc điểm, tính chất của con người có số lượng lớn hơn hẳn (231 từ, xuất hiện 418 lần). Những TT miêu tả đặc điểm, tính chất con người có khả năng gợi tả lớn. Có khi nhờ một vài TT tiêu biểu, người đọc có thể nhận ra chân dung, tính cách, số phận của cả con người ấy. Căn cứ vào ý nghĩa của các TT, người đọc còn cảm nhận được thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật được miêu tả. Kết quả khảo sát cho phép chúng tôi có thể chia TN đặc điểm, tính chất của con người hai nhóm: TT miêu tả quân ta và TT miêu tả quân địch. Cách sử dụng TT cho mỗi kiểu nhân vật này cũng có sự khác biệt lớn. TN đặc điểm, tính chất của con ngƣời Số lƣợng Tần số xuất hiện TT miêu tả quân ta 143 316 TT miêu tả quân địch 88 102 Tổng 231 418

a. Tiểu trường nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất của quân ta

Trong số 231 TT miêu tả con người, tác giả sử dụng 143 TT chỉ đặc điểm, phẩm chất của con người Tây Bắc. Đó là những con người mang vẻ đẹp núi rừng, khoẻ mạnh, rắn rỏi:

Nhấn không phải người Dao. Dù cái áo chàm tay rộng rách lướp tướp kia,

dù mái tóc đen kín gáy lại xoã xuống khuôn mặt xạm như mặt người ngồi

khói cả mùa đông vừa bước ra cửa rừng kia, ai chỉ mới thoạt trông tầm vóc

người nhỏ lẳn và con mắt sắc, vành cằm nở, cũng biết được Nhấn không phải

Đây là đoạn văn duy nhất trong cả tác phẩm, tác giả miêu tả khá chi tiết về ngoại hình nhân vật. Các TT tạo nên những nét vẽ hoàn toàn chân thực về nhân vật Nhấn - một đứa trẻ sớm phải chịu gian khổ từ nhỏ, không được mẹ chăm sóc, nuôi nấng, bị bán đi rồi sống như một đứa trẻ mồ côi. Nhưng khi lớn lên, Nhấn đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một người du kích đầy nhiệt huyết, gắn bó và quyết tâm bảo vệ núi rừng.

Ngoài nhân vật Nhấn, trong Truyện Tây Bắc còn rất nhiều những nhân vật khác, mỗi nhân vật đều được tác giả khắc hoạ bằng những nét vẽ riêng, không thể lẫn với bất cứ ai khác. Đó là một cô Ảng đã một thời đẹp nức tiếng

Mường Cơi nhưng bị dập vùi bởi bàn tay bọn quan lại phong kiến đến nỗi

rách quá, ốm quá, già quá khiến người ta đều gọi cô là bà lão Ảng, bà lão

Ảng ăn mày. Đó là ông Tạo On làm thân tạo bản nhưng chỉ như con muỗi đậu

dưới chân quan phìa, chỉ là thứ công cụ, tay sai vô điều kiện, sẵn sàng bị

đánh đập bất cứ lúc nào. Miêu tả nhân vật này, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều TT có khả năng gợi tả hình dáng, tính cách thậm chí cả số phận, cuộc đời của ông Tạo On:

- Các quan to đi chơi thì những quan như ông Tạo On lại bận tất tưởi. [tr.44]

- Ông Tạo On lật đật chạy về nhà...lật đật đi khắp các nhà trong làng . - Có tiếng chân lập cập lên thang. Rồi ông Tạo On thò đầu lên, tay xách

theo cái bu đựng hai con gà. Ông Tạo On rên rẩm hỏi ông Mờng...[tr.51]

- Lúc nào ông cũng run rẩy, xanh xám. [tr.68]

Còn nhân vật Ính, nhà văn Tô Hoài không một lần miêu tả về ngoại hình nhân vật này nhưng qua lời kể chân thật, người đọc vẫn có thể hình dung về người con gái này. Khi miêu tả tiếng cười của Ính, Tô Hoài luôn sử dụng những tính từ giúp hé mở phần nào về tính cách nhân vật này. Trong những ngày hoà bình, đùa vui với chị Mát, anh Sạ trong rừng, tiếng cười của Ính:

trung, hồn nhiên, yêu đời, trong sáng. Nhưng khi Mường Giơn bị chiếm đóng, nhà văn không lần nào miêu tả về tiếng cười của Ính nữa. Thay vào ánh mắt vui tươi khi xưa là đôi mắt đỏ hoe, mọng nước. Không còn vẻ hồn nhiên nữa, lúc nào Ính cũng lo lắng, ngẩn ngơ, nhớ thương chị Mát, anh Sạ, lo sợ khi bị giặc truy tìm:

- Ính không dám nhúch nhích, người cứ lạnh ngắt đi...Hàm răng Ính nghiến

chặt, nước mắt, mồ hôi ướt hết hai cánh tay áo. [tr.52]

- Hai chị em Ính ngồi lặng. [tr.53]

- Hai mắt cô Ính đỏ hoe, mọng nước mắt. [tr.60] ...

Bom đạn kẻ thù không tiêu diệt được ý chí, sức chiến đấu của người con gái bé nhỏ ấy. Khi thấy Bân làm tay sai cho giặc, Ính đã kiên quyết đấu tranh giúp Bân tỉnh ngộ:

- Ính cau mặt, cương quyết bảo...[tr.78]

- Ính nói dần dần hăng, đôi má nhợt nhạt tái đi mà đôi mắt thì long lanh

lên, khiến cho Bân không dám nhìn. [tr.79]

Rồi sau này, Ính và chị Yên - hai người phụ nữ yếu đuối đã cùng nhau xuyên đường rừng đêm để đến với cán bội cách mạng. Hai người cứ băng

băng chạy trong bóng tối nhập nhoạng. [tr.123]. Ánh sáng cách mạng đã giúp

Ính bình tĩnh hơn, vui hơn, yên tâm hơn và mạnh bạo hơn.

Với sử dụng TT hợp lí, phương thức miêu tả khá chi tiết, chân thực, mỗi nhân vật được nhà văn Tô Hoài gợi ra với một thần thái riêng. Ở họ, người đọc đều nhận thấy những dấu vết của cuộc chiến tranh gian khổ nhưng mỗi người lại tìm cho mình một con đường riêng: Ông Tạo On, Bân chấp nhận làm tay sai cho giặc nhưng dằn vặt, nhục nhã. Gia đình Ính, Sạ, chị Yên đấu tranh bất khuất, kiên cường. Hệ thống TT dùng để miêu tả cũng phần nào thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng của tác giả với những con người như Ính. Đó cũng là vẻ đẹp của ý chí, sức sống bất diệt của nhân dân Tây Bắc.

b. Tiểu trường nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất của quân địch

So với hệ thống TT miêu tả vẻ đẹp con người Tây Bắc, hệ thống TT miêu tả quân giặc cướp nước có số lượng ít hơn (88 từ, chiếm 38%). Có thể lí giải cho sự chênh lệch này như sau:

Thứ nhất, so sánh về số lượng nhân vật được miêu tả chi tiết trong tác phẩm thì phần nhiều hơn vẫn là quân ta (những người dân Tây Bắc, những người chiến sĩ cách mạng).

Thứ hai, mặc dù được nhắc đến nhiều lần nhưng nhà văn Tô Hoài không miêu tả chi tiết từng gương mặt, từng hình dáng...của bọn lính nguỵ, lính Tây mà chỉ mang đến và truyền cho người đọc sự cảm nhận chung nhất về những

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 76 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)