7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.2. Trường nghĩa hoạt động của con người
Tìm hiểu các ĐT chỉ hoạt động của con người, chúng tôi nhận thấy đây là một TN lớn nhất trong số các TN mà chúng tôi tìm hiểu trong tác phẩm. Có 363 ĐT chỉ hoạt động của con người được sử dụng với sự lặp lại 5160 lần trong tác phẩm. Điều đó giúp chúng tôi khẳng định con người là đối tượng trung tâm mà nhà văn muốn hướng đến. Để tìm hiểu khía cạnh nào trong đời sống con người được nhà văn tập trung khai thác, chúng tôi tiến hành khảo sát hai tiểu trường: tiểu trường hoạt động vật lí và tiểu trường hoạt động tâm lí của con người trong cả hai thời điểm: hoà bình và chiến tranh. Kết quả khảo sát, thống kê như sau:
STT Trƣờng nghĩa
hoạt động con ngƣời
Số lƣợng (từ ngữ) Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Số lƣợng Tần số
1 Tiểu trường hoạt động vật lí 314 4872 86,5 94,4
2 Tiểu trường hoạt động tâm lí 49 288 13,5 5,6
Tổng 363 5160 100 100
Kết quả khảo sát thống kê đã giúp chúng tôi khẳng định: hoạt động vật lí của con người là loại hoạt động chủ yếu trong tác phẩm. Với 314 ĐT xuất hiện 4872 lần, hoạt động vật lí chiếm tới 94% trong tổng số 363 ĐT chỉ hoạt động của con người trong tác phẩm. Như vậy, con người trong Truyện Tây Bắc là con người hành động, con người với rất nhiều hoạt động, trạng thái khác nhau trong hoà bình và đặc biệt khi đất nước có chiến tranh. Nhưng, điều đó không có nghĩa là con người Tây Bắc không có hoạt động tâm lí. 49 ĐT chỉ hoạt động tâm lí của con người xuất hiện 288 lần diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau trong đời sống con người. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, ác liệt, con người không thể dành nhiều thời gian cho những giây phút yếu đuối, khổ đau hay mãi đắm chìm trong niềm vui sướng. Các nhân vật phải luôn hành động để giành quyền sống, quyền tự do cho
mình, cho bản làng, dân tộc mình. Lí do thứ hai là: Trong hệ thống nhân vật, bên cạnh những nhân vật chính diện là nhân dân ta, các nhân vật phản diện là bọn giặc Tây cướp nước hầu như không được miêu tả tâm lí. Bọn chúng chỉ như những công cụ chuyên cướp, phá, tàn sát nhân dân. Vì vậy, số lượng ĐT chỉ hoạt động tâm lí ít hơn so với hoạt động vật lí. Để hiểu rõ hơn về tính cách, cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hai tiểu trường hoạt động vật lí và hoạt động tâm lí của con người trong tác phẩm này.
a. TN hoạt động vật lí
Các ĐT chỉ hoạt động vật lí của con người trong tác phẩm được tác giả sử dụng với mức độ khác nhau trong mỗi thời kì khác nhau. Trong thời kì hoà bình có 123 từ được sử dụng với tần số 1192 lần, chủ yếu là các ĐT chỉ hoạt động sinh hoạt đời thường của con người. Trong thời kì đất nước có chiến tranh, số lượng các ĐT chỉ hoạt động vật lí của con người nhiều hơn (191 từ với 3680 lần xuất hiện) chỉ các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày gắn với thời chiến và các hoạt động kháng chiến của nhân dân. Như vậy, tìm hiểu 314 ĐT chỉ hoạt động vật lí của con người trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy hoạt động của con người chủ yếu là những hoạt động sau đây: hoạt động sinh hoạt đời thường, hoạt động kháng chiến và một số hoạt động khác liên quan đến phong tục, tập quán của người dân tộc miền núi.
TN hoạt động vật lí của con ngƣời Số lƣợng
(từ ngữ)
Tần số xuất hiện
HĐ sinh hoạt đời thường 72 543
HĐ kháng chiến 213 4263
HĐ liên quan đến phong tục, tập quán 29 66
* Tiểu trường hoạt động sinh hoạt đời thường của con người
Đề tài của tác phẩm Truyện Tây Bắc là cuộc sống và con đường đến với cách mạng của người dân vùng Tây Bắc Tổ Quốc trong thời kì trước Cách mạng. Đó là cuộc sống nghèo khổ, vất vả của những người dân miền núi. Vì thế, bên cạnh những ĐT, ĐN chỉ hoạt động thường ngày của người nông dân như: cày, bừa, đánh trâu ra ruộng, bắt ốc, bắt hiu...còn có những ĐT chỉ hoạt động gắn liền với cuộc sống của người dân miền núi: phát nương, đào mai,
đào măng, đi săn sơn dương, săn bò tót...Những công việc của nhà nông như
đã thành nếp, thành thói quen hằng ngày của con người:
Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến
mùa thì đi phát nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào
cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm
suốt đời như thế. [tr.134]
Đó là cuộc sống của My - một cô gái HMông sống kiếp con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Mỵ đã phải trải qua những chuỗi ngày đắm chìm trong công việc, hết việc nọ đến việc kia khiến cô không còn định hình được thời gian nữa. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc cả đêm cả ngày.
Còn cuộc sống của Ính - một cô gái Mường thì khác hẳn: Đàn bà Mường
Giơn xưa nay chỉ biết dệt vải, khâu chăn, áo và đi chợ sắm Tết, không ai biết
cày biết bừa. Hay người Dao, người Xá là nông dân nhưng do địa hình sinh
sống nên họ không biết đến cái cày, cái bừa:
Những làng Dao, làng người Xá ở ven suối Nậm Giơn, không có ruộng,
quanh năm chỉ sống trông vào dòng nước, chuyên đánh cá mang vào bản đổi
thóc cho các làng Thái trong cánh đồng. [tr.57].
Như vậy, khác với công việc của những người nông dân miền xuôi, người dân miền núi không chỉ đơn thuần cày, cuốc để có cái ăn, họ còn phải tự tìm kiếm thức ăn từ tự nhiên. Vì vậy, những từ ngữ diễn tả hoạt động của con
người khá phong phú: vớt hiu, bắt ốc, vét rêu đá, đào mai, đào măng, săn nai, bẫy chuột...
Trong 72 ĐT chỉ hoạt động sinh hoạt của con người, có 7 ĐT, ĐN chỉ hoạt động mang đậm dấu ấn cuộc sống người dân miền núi thời phong kiến. Đó là các ĐT: đi ở, đi làm cuông, đi hầu quan, phạt vạ, đem con đổi tiền...Những từ ngữ này cho thấy cuộc sống tủi nhục, đắng cay của những con người bé nhỏ dưới đáy cùng xã hội, bị đày đoạ cả đời trong bàn tay quan lại, địa chủ phong kiến:
Người con gái mười bảy đành đem chân đi nâng giấc ông lão sáu mươi.
Tối ngày Ảng ngồi một xó nhà, rót nước, nướng thịt, bưng xôi, đun nước
tắm. Con mắt mờ mịt không còn lúc nào ngước trông ra cho thấy được mùa
nào có con chim nào đã về qua dưới cửa sổ.[tr.10]
Cuộc đời người con gái xinh đẹp ấy thật đắng cay khi cô có con, không ai biết bố nó là người nào, cô phải đem một con lên núi cho người Dao, đổi lấy
mười hai đồng bạc trắng về nộp làng.
Tóm lại, khảo sát 543 lần xuất hiện của các ĐT, ĐN chỉ hoạt động sinh hoạt đời thường của con người trong tác phẩm giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cuộc sống của con người Tây Bắc đầy khó khăn, vất vả, bị đoạ đầy cả thể xác và tinh thần. Đó cũng là cơ sở và động lực để sau này họ giác ngộ và đứng lên đi theo cách mạng giải phóng cuộc đời mình.
* Tiểu trường hoạt động liên quan đến kháng chiến của con người
Trong tác phẩm, chúng tôi khảo sát được 213 ĐT chỉ hoạt động của con người trong kháng chiến với sự lặp lại 4263 lần (chiếm 68 % tổng số các ĐT chỉ hoạt động vật lí của con người). Kết quả đó giúp chúng tôi nhận thấy hoạt động chủ yếu được nhắc đến trong tác phẩm là hoạt động trong chiến tranh của cả quân ta và quân địch. Trong số đó có 127 ĐT chỉ hoạt động mang sắc thái tiêu cực của quân giặc đàn áp nhân dân ta (chiếm 60 %) cho thấy mức độ
Khảo sát các ĐT chỉ hoạt động liên quan đến kháng chiến mang sắc thái tiêu cực giúp chúng tôi khắc sâu một khía cạnh trong chủ đề tác phẩm là tố cáo tội ác của quân xâm lược, lòng căm thù giặc sâu sắc. Những ĐT này là bằng chứng sống về những hành động phi nhân tính của quân thù.
Trong tác phẩm có 86 ĐT chỉ hoạt động của con người trong kháng chiến mang sắc thái tích cực với sự lặp lại 1153 lần. Sở dĩ các ĐT thuộc tiểu trường này có số lượng ít hơn (chiếm 40%) vì phần lớn dung lượng tác phẩm dành cho những trang miêu tả về cuộc sống con người trong chiến tranh huỷ diệt. Khi nhân dân giác ngộ, đến với cách mạng và vùng lên đấu tranh giải phóng cuộc đời cũng là lúc trang truyện khép lại. Tuy xuất hiện ít nhưng những ĐT này đã phản ánh ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, bất khuất của nhân dân vùng cao Tây Bắc.
* Tiểu trường hoạt động liên quan đến phong tục, tập quán của người dân miền núi
Trong Truyện Tây Bắc, người đọc bắt gặp một số hoạt động phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc của người dân Tây Bắc.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có 29 ĐT chỉ những hoạt động này với tần số xuất hiện 66 lần. Đó là các ĐT: xử kiện, cúng ma, nhảy đồng,
trình ma, ốp đồng, thổi khèn, thổi sáo, đánh quay, đánh pao...Những ĐT
thuộc tiểu trường này có thể chia thành hai nhóm: những ĐT chỉ hoạt động tích cực phản ánh nét đẹp văn hoá của người dân Tây Bắc (16 từ, chiếm 55% số lần xuất hiện của các ĐT liên quan đến phong tục tập quán) và những ĐT chỉ hoạt động mang sắc thái tiêu cực phản ánh những hủ tục lạc hậu (13 từ, chiếm 45%). Trong số ba truyện ngắn thì Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thể hiện rõ nhất chất dân tộc trong ngòi bút Tô Hoài. Bằng sự hiểu biết sâu sắc của mình, Tô Hoài đã thể hiện màu sắc dân tộc vô cùng sinh động của đồng bào dân tộc HMông qua những hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt của họ như: phạt vạ, trình ma, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi xuân…
Khảo sát các ĐT chỉ hoạt động liên quan đến phong tục, tập quán của con người giúp chúng tôi được sống lại một thời kì lịch sử rất phong phú và hiểu thêm về cuộc sống, văn hoá của người dân Tây Bắc. Chính màu sắc dân tộc này đã làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt và sức sống với thời gian như là một nét đẹp văn hóa dân tộc.
b. TN hoạt động tâm lí
So với TN hoạt động vật lí, TN hoạt động tâm lí có số lượng ít hơn hẳn (49 từ, 288 lần, chiếm 13,4% số từ ngữ thuộc TN hoạt động của con người). Trong thời kì hoà bình, tác giả chỉ sử dụng 23 từ chỉ hoạt động tâm lí của con người (chiếm 47% số lượng ĐT chỉ hoạt động tâm lí). Trong thời kì chiến tranh, việc miêu tả tâm trạng con người được quan tâm nhiều hơn (26 từ, 200 lần, chiếm 53%). Trong mỗi thời kì, chúng tôi đều tiến hành phân loại các ĐT chỉ hoạt động tâm lí có sắc thái tích cực và các ĐT chỉ hoạt động tâm lí có sắc thái tiêu cực. Kết quả thu được được thể hiện qua bảng sau:
TN hoạt
động tâm lí Thời kì hoà bình Thời kì chiến tranh
HĐTL tích cực Số lƣợng Tần số Số lƣợng Tần sô 11 54 8 36 HĐTL tiêu cực Số lƣợng Tần số Số lƣợng Tần số 12 34 18 164
*Tiểu trường chỉ hoạt động cảm xúc, trạng thái tâm lí tích cực
Tổng hợp cả hai thời kì hoà bình và chiến tranh, có 19 ĐT chỉ hoạt động tâm lí tích cực của con người được sử dụng 90 lần (chiếm 30 % số lượng các ĐT chỉ hoạt động tâm lí) trong đó: thời kì hoà bình có 11 từ, thời kì chiến tranh có 8 từ. Các ĐT chỉ hoạt động tâm lí có sắc thái tích cực là những động từ diễn tả tâm trạng vui mừng, những suy nghĩ mang màu sắc tươi sáng của con người như: cười, vui, mừng, mong ước, náo nức, bối rối, yêu, nhớ, âu
yếm...Trong đó, từ cười được sử dụng với tần số cao nhất (32 lần, chiếm 35,5%) từ nhớ được sử dụng 24 lần, chiếm 26,6%). Có những trang văn, người đọc như được tràn ngập trong tiếng cười của ba anh em Sạ, Mát và Ính:
Ính vẫn chưa hiểu ra sao, nhưng Mát đã cười, hai má hồng lịm lên...Cả ba
anh em cùng cười nghiêng ngả. Thấy cười thì Ính cũng cười, mà cười to hơn
cả anh chị. [tr.27].
Tiếng cười của tuổi trẻ hồn nhiên, yêu đời, tiếng cười của những tháng ngày êm ấm, không vướng bận chút âu lo khiến người đọc cũng cảm thấy náo nức, xuyến xao như được chứng kiến những cuộc vui, những trò chơi thú vị ấy:
Sạ và Mát im lặng. Nhưng, tự dưng Ính cứ cười giòn tan. Tiếng cười vang
hoà với tiếng đùa cợt của đám nô giỡn đưa lại. [tr.30]
Sau này, khi đã trải qua chiến tranh, hoà bình trở lại nhưng tiếng cười của Ính không còn giòn tan, vô tư như trước nữa. Những đau thương mất mát vẫn còn hiện hữu. Đi bên Sạ, Ính chỉ cười lặng lẽ:
Sạ nhìn Ính, âu yếm. Hai người nhìn nhau. Sạ nín lặng. Ính thì mỉm cười
lặng lẽ. [tr.130]
Như vậy, khảo sát các ĐT chỉ hoạt động tâm lí tích cực của con người, chúng tôi nhận thấy:
Các ĐT chỉ hoạt động tâm lí tích cực của con người có số lượng nhỏ. Điều đó phần nào thể hiện cảm xúc chủ đạo của tác phẩm không phải là những niềm vui, những gam màu tươi sáng mà chủ yếu diễn tả những tâm trạng buồn, tiêu cực, những sắc màu u tối trong bức tranh tâm trạng con người. Các ĐT chỉ hoạt động tâm lí tích cực của con người thường chỉ được miêu tả gắn với số ít nhân vật nhất định: những đám trẻ, Ính, Mát, Sạ...bởi ở những con người trẻ tuổi ấy luôn tràn ngập lòng yêu đời, niềm tin vào cuộc sống.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy có tất cả 30 ĐT chỉ hoạt động tâm lí tiêu cực với tần số xuất hiện 198 lần. Đó là các ĐT: buồn, lo, sợ, run, rên,
khóc...Trong số đó, từ khóc xuất hiện với tần số cao nhất (47 lần, chiếm 24%
số lần xuất hiện của các ĐT chỉ trạng thái tâm lí tiêu cực). Trái với các ĐT chỉ hoạt động tâm lí tích cực, các ĐT chỉ hoạt động tâm lí tiêu cực xuất hiện ở phần đầu tác phẩm (thời kì hoà bình) ít hơn hẳn so với phần sau (thời kì chiến tranh): 12 từ và 18 từ. Điều đó đã phần nào hé mở nội dung tác phẩm: Khi đất nước bình yên, con người không phải trải qua những trạng thái tâm lí u buồn, lo sợ còn khi đất nước chìm trong lửa đạn thì không khí bao trùm cuộc sống con người là đau buồn, tang tóc. Các ĐT chỉ hoạt động tâm lí tiêu cực chính là những ĐT mang sắc thái ý nghĩa đó.