Sự đa dạng của địa hình Tây Bắc

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Sự đa dạng của địa hình Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía Bắc của Việt Namvới

địa hình núi cao, dốc và chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước, được gọi là “miền đất của những núi và cao nguyên”. Vùng đất nàycó nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng. Tây Bắc có 3 hệ thống sông chính: Sông Đà, Sông Lô và Sông Hồng. Trong đó hệ thống sông Đà lớn nhất.

Tìm hiểu các TN trong Truyện Tây Bắc giúp chúng tôi thấy rõ những đặc điểm địa hình của vùng núi phía Tây Tổ Quốc. Kết quả khảo sát tư liệu của chúng tôi cho thấy, trong số những sự vật tự nhiên mà nhà văn đề cập đến, có tần số xuất hiện nhiều hơn cả là những từ sau: rừng (71 lần), i (38 lần),

lũng (27 lần), suối (32 lần), sông (14 lần),....Ngoài ra, tác giả còn sử dụng 28 TT miêu tả đặc điểm, tính chất của núi, rừng, sông, suối. Những số liệu đó đã giúp chúng tôi hình dung về bức tranh địa hình Tây Bắc.

- Nhưng hai bên sườn núi trong các lũng vẫn chỉ sừng sững một màu đá

xám ngắt, không thấy đâu một chút vàng lúa chín. [tr.5-6]

- Nhưng lúc này ở rừng sâu đâu đâu cũng đương tấp nập công việc.[tr.6]

- Đoàn người chuyển lũng đêm lần lần đi sâu hơn, đi lên cao nữa, lên đến

những đỉnh núi cổ bồng thắt ngẵng lại,...[tr.22]

- Một tổ quân báo chúng tôi vượt vùng rừng núi đai trắng vào chuẩn bị

- Ba người đương trèo lên lũng, lượn quanh tít tắp mãi dưới ghềnh đá.

[tr.23]

- Hôm đoàn dân công lại đi, có đông người các lũng đã bỏ cả gặt, cứ

đứng trên mỏm núi nhìn ra cánh rừng đương thoai thoải xuống sông Đà

[tr.7]

- Hôm ấy phiên Nhấn canh lũng cho các nhà đi phát nương. Nhấn xách

nỏ, đeo ống tên me (tên thuốc độc) len lỏi vòng hai ngọn núi rồi Nhấn trèo

lên trạm gác trên một cây cao nhìn xuống thung [tr.19]

Tây Bắc là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Ngoài những cánh rừng xanh bạt ngàn, những dãy núi cheo leo, hiểm trở, Tây Bắc còn là ngọn nguồn của sông Đà. Tô Hoài đã 46 lần nhắc đến các từ sông, suối và sử dụng 11 ĐT và TT miêu tả về hoạt động, đặc điểm của những dòng sông, dòng suối nơi đây:

- Suối Nước nóng chảy một dòng ven rừng, quanh năm bốc hơi ấm ngùn

ngụt, ám trắng cả hai bờ đá. [tr.31]

- Suối Nậm Giơn chảy về sau làng có nhiều vũng đá tuôn ra thành những

cái giếng nước nóng. Mùa lạnh năm ấy, quan Bang kỳ đi chơi, lại đưa cả

quan Ba trên đồn về tắm suối nước nóng.[tr.44]

- Bây giờ, buổi sáng mùa đông khô ráo. Từ mặt đất, mây mù dần cất cao như một mành sương cuộn lên, lần đầu tiên trông thấy đồng lúa chín, rồi

nước suối Nậm Giơn óng ánh sáng, rồi các nóc nhà trong làng nhấp nhô, rồi

thấy ngang lưng quả núi xanh ngắt.[tr.124]

Mặc dù không tập trung miêu tả về từng con sông, con suối trong những đoạn văn riêng biệt, chỉ điểm qua trong mạch kể nhưng Tô Hoài vẫn khéo léo gợi ra vẻ đẹp của dòng suối Nậm Giơn. Dòng suối nhỏ uốn lượn sau những cánh rừng, hơi nước bốc lên mù mịt quanh năm khiến hai bờ đá cũng được nhuộm một màu trắng muốt. Vẻ đẹp mềm mại, lấp lánh của dòng suối, nước suối ấm áp, không khí mát mẻ trong lành không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc mà còn là thứ trang sức vô giá mang lại vẻ đẹp tinh khiết, nước

da trắng nõn nà cho những người con gái Muờng Giơn khiến nơi đây trở thành điểm ghé thăm của các quan bang, quan đồn phong kiến.

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 92 - 94)