7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3.2. TN đặc điểm, tính chất của con người
So với hệ thống TT miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật tự nhiên, hệ thống TT chỉ đặc điểm, tính chất của con người có số lượng lớn hơn hẳn (231 từ, xuất hiện 418 lần). Những TT miêu tả đặc điểm, tính chất con người có khả năng gợi tả lớn. Có khi nhờ một vài TT tiêu biểu, người đọc có thể nhận ra chân dung, tính cách, số phận của cả con người ấy. Căn cứ vào ý nghĩa của các TT, người đọc còn cảm nhận được thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật được miêu tả. Kết quả khảo sát cho phép chúng tôi có thể chia TN đặc điểm, tính chất của con người hai nhóm: TT miêu tả quân ta và TT miêu tả quân địch. Cách sử dụng TT cho mỗi kiểu nhân vật này cũng có sự khác biệt lớn. TN đặc điểm, tính chất của con ngƣời Số lƣợng Tần số xuất hiện TT miêu tả quân ta 143 316 TT miêu tả quân địch 88 102 Tổng 231 418
a. Tiểu trường nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất của quân ta
Trong số 231 TT miêu tả con người, tác giả sử dụng 143 TT chỉ đặc điểm, phẩm chất của con người Tây Bắc. Đó là những con người mang vẻ đẹp núi rừng, khoẻ mạnh, rắn rỏi:
Nhấn không phải người Dao. Dù cái áo chàm tay rộng rách lướp tướp kia,
dù mái tóc đen kín gáy lại xoã xuống khuôn mặt xạm như mặt người ngồi
khói cả mùa đông vừa bước ra cửa rừng kia, ai chỉ mới thoạt trông tầm vóc
người nhỏ lẳn và con mắt sắc, vành cằm nở, cũng biết được Nhấn không phải
Đây là đoạn văn duy nhất trong cả tác phẩm, tác giả miêu tả khá chi tiết về ngoại hình nhân vật. Các TT tạo nên những nét vẽ hoàn toàn chân thực về nhân vật Nhấn - một đứa trẻ sớm phải chịu gian khổ từ nhỏ, không được mẹ chăm sóc, nuôi nấng, bị bán đi rồi sống như một đứa trẻ mồ côi. Nhưng khi lớn lên, Nhấn đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một người du kích đầy nhiệt huyết, gắn bó và quyết tâm bảo vệ núi rừng.
Ngoài nhân vật Nhấn, trong Truyện Tây Bắc còn rất nhiều những nhân vật khác, mỗi nhân vật đều được tác giả khắc hoạ bằng những nét vẽ riêng, không thể lẫn với bất cứ ai khác. Đó là một cô Ảng đã một thời đẹp nức tiếng
Mường Cơi nhưng bị dập vùi bởi bàn tay bọn quan lại phong kiến đến nỗi
rách quá, ốm quá, già quá khiến người ta đều gọi cô là bà lão Ảng, bà lão
Ảng ăn mày. Đó là ông Tạo On làm thân tạo bản nhưng chỉ như con muỗi đậu
dưới chân quan phìa, chỉ là thứ công cụ, tay sai vô điều kiện, sẵn sàng bị
đánh đập bất cứ lúc nào. Miêu tả nhân vật này, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều TT có khả năng gợi tả hình dáng, tính cách thậm chí cả số phận, cuộc đời của ông Tạo On:
- Các quan to đi chơi thì những quan bé như ông Tạo On lại bận tất tưởi. [tr.44]
- Ông Tạo On lật đật chạy về nhà...lật đật đi khắp các nhà trong làng . - Có tiếng chân lập cập lên thang. Rồi ông Tạo On thò đầu lên, tay xách
theo cái bu đựng hai con gà. Ông Tạo On rên rẩm hỏi ông Mờng...[tr.51]
- Lúc nào ông cũng run rẩy, xanh xám. [tr.68]
Còn nhân vật Ính, nhà văn Tô Hoài không một lần miêu tả về ngoại hình nhân vật này nhưng qua lời kể chân thật, người đọc vẫn có thể hình dung về người con gái này. Khi miêu tả tiếng cười của Ính, Tô Hoài luôn sử dụng những tính từ giúp hé mở phần nào về tính cách nhân vật này. Trong những ngày hoà bình, đùa vui với chị Mát, anh Sạ trong rừng, tiếng cười của Ính:
trung, hồn nhiên, yêu đời, trong sáng. Nhưng khi Mường Giơn bị chiếm đóng, nhà văn không lần nào miêu tả về tiếng cười của Ính nữa. Thay vào ánh mắt vui tươi khi xưa là đôi mắt đỏ hoe, mọng nước. Không còn vẻ hồn nhiên nữa, lúc nào Ính cũng lo lắng, ngẩn ngơ, nhớ thương chị Mát, anh Sạ, lo sợ khi bị giặc truy tìm:
- Ính không dám nhúch nhích, người cứ lạnh ngắt đi...Hàm răng Ính nghiến
chặt, nước mắt, mồ hôi ướt hết hai cánh tay áo. [tr.52]
- Hai chị em Ính ngồi lặng. [tr.53]
- Hai mắt cô Ính đỏ hoe, mọng nước mắt. [tr.60] ...
Bom đạn kẻ thù không tiêu diệt được ý chí, sức chiến đấu của người con gái bé nhỏ ấy. Khi thấy Bân làm tay sai cho giặc, Ính đã kiên quyết đấu tranh giúp Bân tỉnh ngộ:
- Ính cau mặt, cương quyết bảo...[tr.78]
- Ính nói dần dần hăng, đôi má nhợt nhạt tái đi mà đôi mắt thì long lanh
lên, khiến cho Bân không dám nhìn. [tr.79]
Rồi sau này, Ính và chị Yên - hai người phụ nữ yếu đuối đã cùng nhau xuyên đường rừng đêm để đến với cán bội cách mạng. Hai người cứ băng
băng chạy trong bóng tối nhập nhoạng. [tr.123]. Ánh sáng cách mạng đã giúp
Ính bình tĩnh hơn, vui hơn, yên tâm hơn và mạnh bạo hơn.
Với sử dụng TT hợp lí, phương thức miêu tả khá chi tiết, chân thực, mỗi nhân vật được nhà văn Tô Hoài gợi ra với một thần thái riêng. Ở họ, người đọc đều nhận thấy những dấu vết của cuộc chiến tranh gian khổ nhưng mỗi người lại tìm cho mình một con đường riêng: Ông Tạo On, Bân chấp nhận làm tay sai cho giặc nhưng dằn vặt, nhục nhã. Gia đình Ính, Sạ, chị Yên đấu tranh bất khuất, kiên cường. Hệ thống TT dùng để miêu tả cũng phần nào thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng của tác giả với những con người như Ính. Đó cũng là vẻ đẹp của ý chí, sức sống bất diệt của nhân dân Tây Bắc.
b. Tiểu trường nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất của quân địch
So với hệ thống TT miêu tả vẻ đẹp con người Tây Bắc, hệ thống TT miêu tả quân giặc cướp nước có số lượng ít hơn (88 từ, chiếm 38%). Có thể lí giải cho sự chênh lệch này như sau:
Thứ nhất, so sánh về số lượng nhân vật được miêu tả chi tiết trong tác phẩm thì phần nhiều hơn vẫn là quân ta (những người dân Tây Bắc, những người chiến sĩ cách mạng).
Thứ hai, mặc dù được nhắc đến nhiều lần nhưng nhà văn Tô Hoài không miêu tả chi tiết từng gương mặt, từng hình dáng...của bọn lính nguỵ, lính Tây mà chỉ mang đến và truyền cho người đọc sự cảm nhận chung nhất về những nhân vật này qua hành động, việc làm của chúng. Đó là ấn tượng về sự hung ác, bạo tàn, không có tính người, sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Đồng thời qua những dòng văn miêu tả, tác giả cũng gián tiếp thể hiện thái độ khinh bỉ, coi thường đối với bọn chúng của mình. Tư tưởng, thái độ ấy là nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Vì vậy bằng việc lựa chọn và sử dụng lặp lại một số TT nhất định, Tô Hoài đã chấm phá thành công bức chân dung của những nhân vật này.
88 TT được sử dụng miêu tả về quân địch, đó là: lung tung, rối loạn, sùng
sục, hồng hộc, sực nức, đùng đùng, thình lình, ghê rợn, hăng hắc...,phần
nhiều là các từ láy có tác dụng làm tăng ấn tượng, cảm giác, khắc hoạ rõ nét hơn về đối tượng.
Khi bà Ảng nhìn thấy bóng Châu đoàn Cầm Vàng cùng hàng đoàn lính trên nương, bà giật mình hoảng hốt dù không phải lần đầu tiếp xúc với bọn chúng:
Một mùi gì hăng hắc thoảng quanh...Mấy năm sống dưới chân đồn, bà Ảng
đã thuộc cái mùi ghê rợn ấy. Bà Ảng vội ngẩng đầu thì, trời ơi! Đã thấy trên
đầu nương lố nhố những lính tráng vàng lôm lốp. [tr.16]
Quần áo màu vàng, đi đến đâu là càn quét, bắt bớ, đánh đập...Đó là đặc trưng của bọn lính Tây mà hễ chúng ở đằng xa người ta cũng có thể nhận ra:
- Lát sau, thấy lố nhố một bọn quần áo vàng rộp...[tr.20]
- Lính Mường Cơi thình lình lên càn, đã bắt được người phải đưa đường
về phá lũng.[ tr.20]
Sự tàn ác, không nương tay của chúng đã gây ra biết bao cảnh đau thương cho nhân dân ta: nhà cửa tan hoang li tán, chồng mất vợ, vợ mất chồng, cha mẹ mất con. Đến cả thiên nhiên cây cối, các loài vật nuôi cũng luôn trở thành miếng mồi béo bở cho bọn chúng trên đường đi càn quét:
Lính tuần đêm ngày sùng sục vào làng, đàn bà con gái lại phải trốn đi nằm
rừng.[tr.46]
Vào nhà nào, họ cũng hồng hộc chui xuống gầm sàn, xục ổ gà, lấy trứng
hút ăn.[tr.50]
Hình dáng chúng như những con quỷ dữ khiến Ính và tất cả đàn bà, con gái đều khiếp đảm:
Rồi rõ ràng Ính trông thấy một bàn tay đen có lông thò lên đầu vách, thò
ngay lên bên mang tai mình, trời ơi...Hàm răng Ính nghiến chặt, nước mắt,
mồ hôi ướt hết hai cánh tay áo. [tr.52]
Việc sử dụng các TT miêu tả chân dung nhân vật của nhà văn Tô Hoài mang lại hiệu quả to lớn. Người đọc như được nhìn thấy bằng xương bằng thịt bộ mặt ác độc, như được chứng kiến tận mắt những việc làm bẩn thỉu ghê tởm, như được ngửi thấy bằng chính mũi mình mùi hôi hắc, khói thuốc lá nồng nặc bốc ra từ hơi thở của bọn chúng. Ngắn gọn, chọn lọc, tiêu biểu là đặc điểm của những TT có được từ đôi mắt quan sát tinh tế, sự cảm nhận bằng cả tâm hồn mình của nhà văn Tô Hoài. Hệ thống TT miêu tả chân dung quân địch là những tấm gương phản chiếu hiện thực lịch sử - thời kì đau thương của dân tộc ta nói chung, nhân dân Tây Bắc nói riêng dưới gót giày quân xâm lược. Những việc làm, tội ác của chúng sẽ bị quả báo. Sự vùng lên, nổi dậy và chiến thắng của quân ta sẽ là những đòn đáp trả thích đáng đối với bọn chúng.