Hoán dụ

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.2. Hoán dụ

a. Khái niệm

“Phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế khách quan”.[11, tr.150]. Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cũng có hai góc độ khác nhau. Thứ nhất, hoán dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ, gọi là hoán dụ từ vựng. Thứ hai, hoán dụ là một biện pháp tu từ, gọi là hoán dụ tu từ. Ở đây, chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu hoán dụ từ vựng.

b. Các kiểu hoán dụ

- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x và y, trong đó x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận. Ví sụ: chân, tay… là tên gọi của các bộ phận trên cơ thể nhưng trong các câu sau nó lại được dùng để chỉ người: An là tay cờ tướng xuất sắc, Nam có chân trong đội bóng đá.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa, tên gọi của vật chứa được dùng để chỉ những cái nằm trong nó. Ví dụ: Nhà là công trình kiến trúc,

trong câu “Một nhà sum họp trúc mai.” thì nhà là những người trong gia đình, tức là những người được chứa đựng trong cái nhà đó.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo ra từ nguyên liệu. Ví dụ: Đồng (đơn vị tiền tệ: một đồng, hai đồng),.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng. Ví dụ:

cây bút (nhà văn)

- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề: tên gọi của các dụng cụ được gọi thay tên các ngành nghề. Ví dụ: tay búa, tay súng.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng vât chất được chứa. Ví dụ:

ba bồ sách, năm thúng gạo

- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng. Ví dụ: đầu

(lý trí), trái tim (tình cảm)…

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế: tên gọi các tư thế quan sát được dùng để chỉ các hành vi hoặc tình trạng sinh lý, tâm lý đi kèm. Ví dụ: cúi đầu - sự cam chịu, tắt thở - cái chết…

- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: tiếng động do hoạt động gây ra để gọi tên động tác. Ví dụ: đứa trẻbi bô, nước róc rách

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật. Ví

dụ: chất xám (trí tuệ), chất cay (rượu)…

Một phần của tài liệu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện tây bắc của tô hoài (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)