7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Khái niệm từ, phân loại từ
Từ là đơn vị tồn tại, hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Có thể chấp nhận một định nghĩa chung về từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức.
Phân định từ loại là một nhu cầu của nhận thức, một yêu cầu khách quan của bản thân hệ thống từ ngữ, là một đòi hỏi của việc chuẩn hoá về ngữ pháp tiếng Việt. Phân định từ loại là xếp tất cả các từ của một ngôn ngữ thành những lớp, những nhóm căn cứ vào một tiêu chí nào đó. Hiện nay, nhiều tác giả chủ trương rằng xác định từ loại tiếng Việt cần dựa vào mộ tập hợp các tiêu chí. Đó là: ý nghĩa ngữ pháp khái quát, khả năng kết hợp của từ cũng như khả năng tổ chức đoản ngữ, chức vụ ngữ pháp chính mà từ có thể đảm đương trong câu. Dựa vào ba tiêu chí trên, vốn từ tiếng Việt có thể được phân chia thành hai nhóm lớn là thực từ và hư từ. Trong mỗi nhóm lại có thể phân chia thành những nhóm nhỏ hơn. Thực từ gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. Hư từ gồm phó từ, kết từ, tình thái từ, trợ từ, thán từ. Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng tiêu chí từ loại là một trong số tiêu chí để xác lập trường. Đó là TN sự vật, TN hoạt động – trạng thái và TN đặc điểm – tính chất. Vì thế, chúng tôi sẽ trình bày về ba nhóm từ loại làm cơ sở lí luận cho luận văn là: danh từ, động từ và tính từ.
- Danh từ (DT):
+ Khái niệm: DT là những từ chỉ sự vật hiểu theo nghĩa rộng hay DT có ý nghĩa thực thể trong đó nòng cốt là ý nghĩa sự vật. DT có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ để trỏ này, ấy, đó,… ở phía sau và có khả năng làm thành tố chính trong một đoản ngữ (danh ngữ). Chức vụ điển hình trong câu của DT là chủ ngữ. Chỉ có không quá 1% DT làm vị ngữ. Khi làm vị ngữ, DT thường có từ là đứng trước. Ngoài ra, DT cũng có thể làm định tố, bổ tố hay trạng ngữ…
+ Phân loại DT: DT trước hết được chia tách thành hai loại: DT riêng và DT chung.
* DT riêng là lớp DT dùng làm tên gọi cho các sự vật, hiện tượng riêng biệt, là tên riêng của một người, một đất nước, một cơ quan, một vùng đất nhất
định. Khi viết DT riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
* DT chung là tên gọi chung của các sự vật, thực thể cùng loại có chung những đặc tính nghĩa – ngữ pháp. DT chung được chia thành: DT chung lại được chia thành: DT tổng hợp và DT không tổng hợp. DT không tổng hợp bao gồm: DT chỉ đơn vị, DT chỉ sự vật, DT chỉ chất liệu, DT chỉ khái niệm trừu tượng.
DT chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. DT đơn vị gồm các tiểu loại: DT chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ), DT chỉ đơn vị quy ước, DT chỉ đơn vị tập thể, …
DT chỉ sự vật có hai nhóm: DT chỉ người và DT chỉ thực vật, động vật, đồ vật.
DT chung còn bao gồm DT chỉ chất liệu và DT chỉ khái niệm trừu tượng
- Động từ
+ Khái niệm: ĐT là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Đinh Văn Đức cho rằng, ý nghĩa của ĐT trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động – ĐT chỉ các dạng vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể.
ĐT thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,… để tạo thành cụm ĐT. Chức vụ điển hình trong câu của ĐT là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, ĐT mất đi khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,
hãy, chớ, đừng,…ĐT còn có thể giữ chức vụ định tố, bổ tố, trạng ngữ…
+ Phân loại ĐT: Có thể phân loại ĐT thành hai nhóm lớn: ĐT không độc lập và ĐT độc lập.
. ĐT không độc lập gồm hai nhóm: ĐT tình thái và ĐT quan hệ
ĐT tình thái là những ĐT biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn.
ĐT quan hệ là những ĐT biểu thị quan hệ giữa chủ thể với nội dung nêu ở từ ngữ sau ĐT chỉ quan hệ. Đó có thể là quan hệ giữa các thực thể, các quá trình hoặc các đặc trưng.
. ĐT độc lập là những ĐT tự thân có nghĩa. Chúng có thể dùng độc lập không cần các ĐT khác đi kèm khi làm thành phần câu. ĐT độc lập lại có thể chia thành ĐT nội động và ĐT ngoại động.
ĐT nội động là những ĐT chỉ trạng thái hay hoạt động không hướng tới, tác động tới một đối tượng nào ở bên ngoài chủ thể.
ĐT ngoại động là các ĐT chỉ các hoạt động hướng tới hoặc tác động tới đối tượng bên ngoài chủ thể.
- Tính từ
+ Khái niệm: TT là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
TT có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ ở phía trước như: rất, cực kì, hơi, khí,
quá....hoặc về phía sau với: lắm, quá, cực kì. Khả năng kết hợp với các từ
hãy, đừng, chớ của TT rất hạn chế.
TT có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của TT hạn chế hơn động từ.
+ Các loại TT: có hai loại chính;
TT chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ). TT chỉ đặc điểm tuyệt đối ( ít kết hợp với từ chỉ mức độ).