7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1.3. Trường nghĩa sự vật nhân tạo
Chúng tôi thống kê được 148 danh từ chỉ sự vật nhân tạo với 858 lần xuất hiện (chiếm 30,5% số danh từ thuộc trường nghĩa sự vật). Đó là những sự vật do con người tạo ra, sử dụng và phục vụ cho đời sống con người: đồ vật,
lương thực thực phẩm, nhà cửa, vũ khí, trang phục ...
Kết quả cụ thể như sau:
STT TN sự vật nhân tạo Số lƣợng (từ) Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Số lƣợng Tần số 1. Tiểu trường đồ vật 56 167 37,8 19,5
2. Tiểu trường lương thực, thực phẩm 32 150 21,6 17,5
3. Tiểu trường công trình xây dựng 32 391 21,6 45,6
4. Tiểu trường vũ khí 14 75 9,5 8,7
5 Tiểu trường trang phục 14 75 9,5 8,7
Tổng 148 858 100 100
a. Tiểu trường đồ vật
Trong cuốn sách có 56 DT chỉ đồ vật (chiếm gần 38%, nhiều nhất trong số các sự vật nhân tạo). Các đồ vật được nhắc đến phần nhiều là những vật dụng thông thường, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày: ninh, nồi (22 lần), dậu thóc
(17 lần), con dao (14 lần), bát (12 lần), chăn đệm (12 lần), sợi dây (11 lần),
cái cày, cái bừa (10 lần), cuốc (8 lần), bu gà (7 lần), cối (5 lần), thang (5 lần),
đèn (3 lần)... Đó là những vật dụng bình dị quen thuộc, gắn liền với cuộc sống con người miền núi và in dấu cuộc sống thời chiến tranh: cái cối gỗ, cái guồng sợi, chiếu báng, vò rượu, cái kiềng, con dao, sợi dây, cái thang, cái
b. Tiểu trường lương thực, thực phẩm
Các danh từ chỉ đồ ăn, đồ uống, đồ hút của con người cũng được nhắc đến tương đối nhiều (32 từ, xuất hiện 150 lần). Món ăn chủ yếu của người dân miền núi là gạo, ngô (34 lần xuất hiện) gắn liền với loại thực phẩm chính là thịt: thịt gà, thịt lợn, thịt chuột, thịt rúi... Muối cũng được nhắc đến nhiều vì nó cũng là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân, đặc biệt ở vùng núi cao, hẻo lánh. Đồ uống chính và duy nhất được nhắc đến của đồng bào dân tộc ít người là rượu ( xuất hiện 25 lần) còn đồ hút của họ là
thuốc phiện, thuốc lá, thuốc lào (19 lần). Ngoài ra là những loại thực phẩm
khác như: trứng, cá khô, lương khô, mộc nhĩ, củ nâu, gừng, rau rừng... Sự xuất hiện của những danh từ chỉ đồ ăn, đồ uống, đồ hút trong tác phẩm giúp người đọc hình dung về một cuộc sống gắn bó, phụ thuộc vào thiên nhiên của người dân miền núi trong hoàn cảnh chiến tranh.
c. Tiểu trường công trình xây dựng
Có 32 danh từ chỉ công trình xây dựng, vật liệu xây dựng. Chúng xuất hiện 391 lần, trong đó, từ nhà xuất hiện 213 lần (chiếm 54 %). Loại nhà được nhắc đến trong tác phẩm chính là nhà sàn. Sở dĩ từ nhà xuất hiện nhiều trong tác phẩm là bởi nội dung chủ yếu trong Truyện Tây Bắc là nói về cuộc sống con người trong chiến tranh. Đó là một cuộc sống đầy gian khổ, vất vả, nay đây mai đó trong cảnh chạy giặc. Mỗi lần nghe râm ran tiếng súng to vọng bên kia núi là người dân phải táo tác chạy, rời xa ngôi nhà của mình để đến vùng đất mới. Rồi giặc Tây tràn đến, chúng đốt nhà, phá làng, bắn giết tất cả. Ngôi nhà vốn là chỗ dựa tinh thần, nơi trái tim mỗi con người luôn hướng về thì nay chỉ còn là tro bụi. Chẳng thế mà ông Mờng khi đã đi xa vẫn còn ngẩn ngơ nuối tiếc:
Nhà này nhà sàn cột kê, đã mấy đời nhà ông Mờng ở, sáu cái cột gỗ nghiến, cửa bức bàn, con tiện chạy suốt hai dọc mái hiên.... ông Mờng ngồi
Bố con ông Mờng quần quật dọn suốt mấy ngày. Nhà đã rỗng không. Xưa
nay có bao giờ lại tự dưng dọn nhà đi, mấy đời làng cũng không có bệnh
dịch, nay bị ức, bị dồn đuổi, phải bỏ đất nhà mà đi. [tr.59]
Ngoài từ nhà, một số danh từ chỉ nơi ở, sinh hoạt của người dân miền núi cũng được nhắc tới trong tác phẩm như: đầu sàn, gậm sàn (11 lần), lán, chòi, lều (18 lần) cho thấy cuộc sống bấp bênh, không an cư của người dân thời chiến. Từ bếp được lặp laị 20 lần bởi nó là nơi bọn giặc cướp thường hay lục lọi, tìm kiếm đồ ăn, thức uống, cũng là nơi mà Ính, An thường hay trốn khi chúng lùng sục.
Ngoài ra, các bộ phận khác trong ngôi nhà cũng được nhắc đến như: mái
nhà, cột nhà, buồng vách, cửa, dui, mè,.... Như vậy, nhà sàn là công trình sinh
hoạt chủ yếu của người dân Tây Bắc được nói đến trong tác phẩm này.
d. Tiểu trường trang phục
Các danh từ chỉ trang phục có số lượng từ vựng không nhiều: 14 từ chiếm 9%, tần số xuất hiện thấp với 75 lần (8%). Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của hệ thống từ ngữ chỉ trang phục của người dân miền núi với những nét đặc trưng: váy, khố, khăn vuông, khăn xếp, khăn xéo, vòng bạc, vòng vía, thắt
lưng, giày vải.... Các từ này đã thể hiện rõ dấu ấn văn hoá lịch sử trong
trang phục của người dân miền núi Tây Bắc.
e. Tiểu trường vũ khí
Có 14 danh từ chỉ vũ khí được nhà văn sử dụng trong tác phẩm này. Chúng xuất hiện 75 lần. Như trên chúng tôi đã khẳng định: cuộc sống con người trong chiến tranh là vấn đề được nhà văn quan tâm nhất. Vì thế những vũ khí được con người sử dụng trong tác phẩm cũng được nhắc đến khá nhiều. Bên cạnh một số loại vũ khí hiện đại như: súng, đạn, lưỡi lê thì một số loại vũ khí thô sơ khác do con người chế tạo nhưng rất hữu ích cũng được người dân sử dụng làm phương tiện tự vệ: chông thuốc độc, ngọn lao, bẫy đá,
chiến đấu đầy thiếu thốn gian khổ của người dân Tây Bắc khi ánh sáng của Đảng chưa đến gần. Nhưng vượt lên tất cả, nhân dân Tây Bắc vẫn chiến đấu rất anh dũng, quật cường.
2.2.2. Trƣờng nghĩa hoạt động
Chúng tôi đã tiến hành thống kê số lượng, tần số xuất hiện của các động từ thuộc TN người, TN sự vật tự nhiên và sự vật nhân tạo. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng sau:
STT Trƣờng nghĩa hoạt động Số lƣợng (từ ngữ) Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Số lƣợng Tần số
1 TN hoạt động của con người 363 5160 61,4 94,6
2 TN vận động, biến đổi của sự vật tự nhiên
159 210 27 3,8
3 TN hoạt động của sự vật nhân tạo 69 87 11,6 1,6
Tổng 591 5457 100 100
Điều rõ nhất có thể nhận thấy từ bảng kết quả trên là: chiếm số lượng lớn nhất và có tần số xuất hiện cao nhất là TN hoạt động của con người. Đây là TN có số lượng từ ngữ và tần số xuất hiện chủ yếu trong TN hoạt động (61,4% về số lượng, 94,6% về tần số xuất hiện. Đứng thứ hai là TN vận động, biến đổi của sự vật tự nhiên. Có rất ít số lượng và số lần xuất hiện của các từ ngữ chỉ hoạt động của sự vật nhân tạo.
2.2.2.1. Trường nghĩa biểu thị sự vận động, biến đổi của thiên nhiên
Ở mục 2.2.1. chúng tôi đã xem xét các sự vật tự nhiên là khí hậu, thời tiết, địa hình, thực vật, động vật và một số sự vật tự nhiên khác. Trong mục này, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát sự vận động, biến đổi của các đối tượng nói trên.
Điều trước tiên chúng tôi nhận thấy khi tìm hiểu tác phẩm là số lượng những trang văn mà tác giả Tô Hoài dành miêu tả về thiên nhiên không nhiều. Thiên nhiên chủ yếu được miêu tả trong những đoạn văn viết về thời kì hoà bình. Nó trở thành một bức phông nền tuyệt đẹp làm nổi bật sự hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình của đất trời Tây Bắc cùng những con người yêu chuộng hoà bình. Khi đất nước có chiến tranh, thiên nhiên cũng được nhắc tới, tuy ít hơn nhưng nó vẫn là người bạn đồng hành chia sẻ với những khó khăn, vất vả của con người.
Điều thứ hai chúng tôi nhận thấy khi đọc những trang văn miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài là tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của nhà văn. Không miêu tả quá nhiều, chỉ bằng một vài hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, kết hợp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nhà văn vẫn gợi lên điệu hồn riêng, sắc màu dân tộc của đất trời Tây Bắc đồng thời thiên nhiên cũng là phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong của con người.
TN vận động, biến đổi của thiên nhiên bao gồm các ĐT chỉ vận động, biến đổi của các sự vật tự nhiên như: rừng, núi, gió, sương, mưa, nắng, động
vật, thực vật,...Kết quả thống kê, phân loại được thể hiện trong bảng sau:
TN vận động, biến đổi của thiên nhiên Số lƣợng (từ ngữ) Tần số xuất hiện HĐ của động vật 90 131 HĐ của thực vật 16 16
HĐ của các hiện tượng tự nhiên 28 35
HĐ gắn với các sự vật tự nhiên khác 25 28
a. Tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động của động vật
Như chúng tôi đã khảo sát ở phần trên về các danh từ chỉ động vật, có thể chia các danh từ gọi tên các loài động vật thành hai nhóm: các danh từ gọi tên các loài động vật thuần dưỡng và các danh từ gọi tên các loài động vật hoang dã. Để chỉ hoạt động của các loài động vật này, Tô Hoài sử dụng 90 động từ với tần số xuất hiện 131 lần (chiếm 63 % số lượng động từ chỉ sự vận động, biến đổi của tự nhiên). Tác giả chủ yếu miêu tả những vận động sinh học thông thường của loài vật. Đối với các động vật thuần dưỡng đó là những hoạt động khá quen thuộc: gà gáy, chó sủa, lợn kêu, muỗi bậu, trâu bò đứng, nhai
cỏ, nghếch mõm...Nhưng đối với các loài động vật hoang dã, những hoạt
động sống thông thường của các loài này cũng đủ sức gợi lên không khí rừng núi hoang sơ vùng Tây Bắc khiến không ít người phải tò mò, khám phá. Đó là những tiếng kêu, tiếng rú, tiếng rên, tiếng gộ của các loài hươu, bìm bịp, sóc, vượn, chim kỳ...
- Tiếng chim kỳ lại thánh thót gọi mưa tạnh, trong từng khoảng trời dịu
xanh quang, tạnh ráo [tr.15]
- Một con bìm bịp rúc gọi bóng tối, tiếng kêu rơi xuống, buồn thảm. [tr.53]
Gắn bó với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người bạn cùng nhau chia sẻ vượt qua mọi gian khó là nét bản chất trong tính cách và cuộc sống con người Tây Bắc. Thiên nhiên, cụ thể là các loài động vật là những sinh thể gắn bó với con người nhiều nhất. Chẳng thế mà trong câu văn của Tô Hoài, hoạt động của con người luôn được so sánh liên tưởng với những đặc điểm nổi bật của loài vật: nhanh như sóc leo, nghịch
như con ma rúi...Con người thường bắt chước, mô phỏng âm thanh của các
loài vật:
- Bỗng nghe trước mặt vẳng lại tiếng hươu gộ, Ính đứng lại, chúm miệng
Một dấu hiệu bất thường của thiên nhiên cũng là một tín hiệu cho biết một sự khác thường trong cuộc sống con người:
Kinh nghiệm: nghe tiếng vượn kêu xa hay kêu gần cũng biết được có
người đi qua. Thế này tất có người đến nương, vượn câm lặng đã chạy hết cả
đàn đi rồi. [tr.20]
Theo dõi những biến đổi của tự nhiên, lắng nghe những âm thanh loài vật, con người đoán biết được thời gian, thời tiết: tiếng bìm bịp rúc gọi bóng tối,
trời trở ấm có nhiều sương mù sẽ có nhiều hiu hiu và hươu nai xuống suối...
Nhìn chung, qua việc khảo sát những động từ chỉ hoạt động của các loài động vật, có thể thấy được một bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động và giàu sức sống rất đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, đặc biệt là sự gắn bó giữa thiên nhiên với cuộc sống con người nơi đây.
b. Tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động – trạng thái của thực vật
Thực tế, bản thân các loài cây không có hoạt động chủ động như động vật. Nó là đối tượng thường chịu tác động từ bên ngoài dẫn đến sự biến đổi về trạng thái. Vì thế, các ĐT chỉ hoạt động - trạng thái của thực vật có số lượng ít hơn hẳn so với các sự vật tự nhiên khác. Kết quả thống kê cho chúng tôi thấy có 16 ĐT xuất hiện 16 lần chỉ hoạt động của các loài thực vật. Các ĐT được sử dụng không có sự lặp lại, thể hiện sự vận động, biến đổi khá phong phú:
- Bó lá hương nhu để trên tảng đá bốc mùi thơm dìu dịu trong nắng. [tr.33]
- Mùi hương nhu vẫn còn tỏa quanh đâu đây, làm cho Ính ngây ngất.
[tr.86]
- Cỏ gai, cỏ gianh, gai to, gai hạt dẻ đâm toạc chân tay. [tr.123]
- Cây hoa mai trắng tinh trên sườn núi ở Phàng Chải kia chỉ biết đứng
yên. Nó như cái cây mặc quần áo trắng tang để chở bố mẹ. [tr.127]
- Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang
Những ĐT này giúp người đọc hình dung về sự vận động, biến chuyển không ngừng của thiên nhiên Tây Bắc. Nhờ sự vận động đó, vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc càng sinh động, hấp dẫn hơn.
c. Tiểu trường nghĩa chỉ vận động, biến đổi của các hiện tượng tự nhiên
Trong tác phẩm, gắn liền với việc miêu tả các hiện tượng tự nhiên, Tô Hoài sử dụng 28 ĐT chỉ hoạt động với tổng số 35 lần ( chiếm 19.5% TN chỉ sự vận động, biến đổi của tự nhiên). Đó là các từ: thổi (gió), đọng (sương, nắng), sa (sương), vờn (sương), thấm (sương), xế (nắng), hắt (nắng)... Rất nhiều hiện tượng tự nhiên được nhắc đến: mưa, nắng, sương, gió...Trong đó, nhiều nhất là hoạt động và những trạng thái của sương. Những hoạt động, biến chuyển của sương được miêu tả khá phong phú khiến người đọc cảm nhận không gian không hề ngưng đọng, tĩnh lặng mà luôn biến chuyển không ngừng:
- Sương vờn là là mặt ruộng [tr.28]
- Sương trắng xoá sa nặng trước mặt [tr.96] - Sương lẫn trăng suông trăng trắng [tr.102]
- Sương giá dần dần thấm vào lỗ quần áo rách, như cắt thịt da, ngón tay,
ngón chân buốt muốn rơi xuống [tr.101]
Hoạt động của các hiện tượng tự nhiên góp phần tô đậm hai đối cực khác nhau cùng hiện diện trong tác phẩm: vẻ đẹp và những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc.
d. Tiểu trường nghĩa chỉ hoạt động gắn với các sự vật tự nhiên khác
Trong tác phẩm, các sự vật tự nhiên khác như núi, rừng, sông, suối, trời,
mây, trăng, sao...cũng được miêu tả bằng các ĐT chỉ hoạt động, trạng thái (25
từ được sử dụng 28 lần, chiếm 17,5% TN vận động, biến đổi của tự nhiên). Sự đa dạng, phong phú của địa hình là đặc trưng của Tây Bắc. Vì vậy các ĐT miêu tả hoạt động, trạng thái của các sự vật tự nhiên (núi, đồi, sông, suối)
được sử dụng nhiều hơn cả (12 từ, chiếm 48% số từ chỉ hoạt động của các sự vật tự nhiên khác).
- Hơi núi ngùn ngụt thở xuống cánh đồng, đọng trên đầu người đi, trên
mái nhà, trong các làng người Thái. [tr.25]
- Vần quanh hết núi này lại chuyển sang phía núi khác. Trên các mỏm đá,
người cứ leo xuống các vách núi dựng đứng, quanh năm vang động tiếng
vượn hú. [tr.14]
- Suối Nước nóng chảy một dòng ven rừng, quanh năm bốc hơi ấm ngùn
ngụt, ám trắng cả hai bờ đá.[tr.31]
Qua những câu văn này, người đọc có thể cảm nhận được không gian núi rừng bạt ngàn, mênh mông, hoang sơ - không gian chủ đạo của tập truyện, nơi diễn ra biết bao sự kiện của đồng bào dân tộc Thái, Mường, HMông trong đời sống hoà bình và chiến tranh. Từng hơi thở của núi ngùn ngụt toả xuống cánh đồng, bản làng, thôn xóm trong không khí rét ngọt của đất trời khiến sự hoang vu, thăm thẳm của núi rừng càng tăng thêm gấp bội. Dưới chân núi sừng sững là những dòng suối Nước nóng quanh năm bốc hơi ấm ngùn ngụt, ám trắng hai bờ đá. Tây Bắc thực sự là bức tranh sơn thuỷ hữu tình đầy chất thơ. Vậy