7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Sự phong phú của thế giới động vậ tở núi rừng Tây Bắc
Bức tranh thiên nhiên trong văn Tô Hoài không kì vĩ như bức tranh thiên
nhiên trong văn của Nguyễn Tuân. Nó như đoá hoa thấp thoáng nhưng rất giàu sức gợi. Miêu tả thiên nhiên, Tô Hoài quan sát, lựa chọn âm thanh, hình ảnh, màu sắc, mùi vị vừa cụ thể, vừa chân thực khách quan, rất gần với hiện thực cuộc sống. Thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài mang đậm hình ảnh bình dị khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây, hoa lá, chim muông...
Ngoài núi, rừng, sông, suối, thế giới động vật ở Tây Bắc cũng rất phong phú, giàu có. 38 loài động vật được nhà văn nhắc đến trong tác phẩm với sự tần số 356 lần. Từ các loài động vật hoang dã: hổ, báo, hươu, nai, sóc, nhím...cho đến các loài động vật gần gũi, quen thuộc: gà, lợn, trâu,
chuột...Tất cả đều có mặt một cách sống động trong tác phẩm của Tô Hoài.
Chúng bầu bạn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân nơi đây:
- Người leo sau, đàn vượn chạy trước. Người chiếm mất chân vách đá của
đàn vượn.Trong sương mù lại nghe tiếng vượn vừa chạy vừa hú và tiếng
chim kỳ kêu, càng xa thăm thẳm….[tr.14]
- Chiếc lều như một cái tổ chim. Lều gà cũng ở trên cành xoan với lều
người. [tr.15]
- Sớm nay Sạ đi săn sơn dương...Sạ đoán thế nào con hiu hiu (một thứ
nòng nọc) cũng theo sương lạnh xuống đẻ dưới suối và hươu nai cũng sợ
sương lạnh đã tìm xuống giầm chân trong vũng suối nước nóng. “Ta đi săn
nai hơn, thế nào cũng gặp Mát cùng đi bắt hiu”. Nghĩ thế, Sạ bỏ tìm sơn
Sự xuất hiện của 38 DT chỉ tên các loài động vật cùng 90 ĐT chỉ hoạt động, 26 TT chỉ đặc điểm của chúng cho thấy sự phong phú, đa dạng của các loài trong cánh rừng Tây Bắc. Trong tác phẩm, Tô Hoài còn đặc biệt miêu tả hình dáng và tiếng hót của con chim kỳ. Âm thanh vi vút ấy dường như đã trở thành tiếng gọi của sông núi, là điệu hồn riêng của mảnh đất này:
Sau này, mỗi khi kể lại chuyện hôm Nhấn đi, Nhấn nói rằng lúc xuống dốc núi, Nhấn trông thấy Mường Cơi thấp thoáng dưới bóng sương, Nhấn nhớ đồng ruộng, nhớ làng mạc ven chân rừng, có ao cá, có đồi chè, có chuồng
lợn. Và bấy giờ là một buổi sáng, tiếng chim kỳ cuốn dài theo gió từ các hốc
đá còn mù mịt sương sớm đưa ra. Rồi Nhấn nhớ lại cả cái đời thảm của mẹ và đời mình. Nhấn muốn khóc.
Giữa khi ấy thì nghe tiếng chim kỳ, tiếng chim kỳ lanh lảnh như kèn giục
phường săn. Nhấn không khóc được. Nhưng từ đấy, trong đời chiến đấu của
người bộ đội, mỗi khi nghe trên cánh rừng, đầu rừng nào có tiếng chim kỳ
kêu, Nhấn tưởng như hồn mẹ và hồn em đi đâu vẫn đuổi theo thăm hỏi Nhấn.
[tr.24]
Tiếng chim kỳ được miêu tả với nhiều đặc điểm, tính chất khác nhau:
...tiếng nó thánh thót cao thấp như tiếng kèn gọi phường săn. [tr.6]
... bên tai lúc nào cũng nghe vi vúttiếng chim kỳ kêu bốn phía. [tr.14. Tiếng chim kỳ lại thánh thót gọi mưa tạnh, trong từng khoảng trời dịu
xanh quang, tạnh ráo. [tr.15]
Tiếng chim kỳ lanh lảnh như kèn giục phường săn . [tr.24]
Những TT được dùng để miêu tả âm thanh tiếng chim kỳ thường là những từ láy: thánh thót, vi vút, lanh lảnh...có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu ấn tượng, cảm giác. Tiếng chim kỳ quen thuộc với những người dân Tây Bắc. Nó là âm thanh của núi rừng, sông suối đã in đậm vào tâm thức của mỗi người dân nơi đây. Bởi thế, mỗi khi xa quê hương, những người như Nhấn
hay bất cứ người con Tây Bắc nào mãi luôn mãi khắc ghi trong tim mình những hình ảnh, những kỉ niệm êm đềm gắn với rừng núi quê hương.